Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 9 đến tuần 12

TẬP ĐỌC

CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1. Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài ; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật ( Hùng , Quý , Nam , thầy giáo )

2. Nắm được vấn đề tranh luận ( Cái gì là quý nhất ? ) và ý được khẳng định trong bài ( Người lao động là quý nhất )

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

  Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc123 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 9 đến tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hoặc cá nhân) -Thuật lại đọan đầu của buổi lễ Tuyên bố độc lập ? -Tìm hiểu 2 nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn độc lập trong SGK? Kết luận : -Khẳng định quyền độc lập, tự do, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam . -Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy . -Đọc trong SGK . -Hà Nội tưng bừng màu đỏ, một vùng trời bát ngát cờ và hoa. Các nhà máy, hiệu buôn đều nghỉ việc, chợ không họp. đồng bào Hà Nội, già, trẻ, trai, gái đều xuống đường . Những dòng người từ các ngả tập trung về Ba Đình. -Đọc và ghi kết quả vào phiếu học tập . -Báo cáo kết quả thảo luận . *Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) -Ý nghĩa lịch sử sự kiện ngày 2-9 ? -Sự kiện ngày 2-9-1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta ? -Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập ? -Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa . -Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới . C-Củng cố D - Dặn dò : -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK . -Chuẩn bị bài sau . Thứ sáu, ngày 24/11/2006 KHOA HỌC ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG MỤC TIÊU: Giúp HS: Quan sát và phát hiện ra một số tính chất của đồng. Nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng. Kể được một số công cụ, máy móc được làm bằng đồng và hợp của kim đồng. Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng ở trong nhà. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Hình minh hoạ trang 50, 51 SGK. Vài sợi dây đồng ngắn. Phiếu học tập có sẵn bản so sánh về tính chất của đồng và hợp kim của đồng (đủ dùng theo nhóm, 1 phiếu to) như SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động hoc Hoạt động: Khởi động Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét ghi điểm từng HS. Giới thiệu: Đồng có nguồn góc từ đâu? Nó có tính chất gì? Nó có ứng dụng gì trong đời sống? Cách bảo quản đồng như thế nào? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay. Hoạt động 1: Tính chất của đồng - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phát cho mỗi nhóm 1 sợi dây đồng. + Yêu cầu HS quan sát và cho biết: * Màu sắc của sợi dây? * Độ sáng của sợi dây? * Tính cứng và dẻo của sợi dây? - Gọi nhóm thảo luận xong trước phát biểu, yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung. * Kết luận: Sợi dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẻo, dễ dát mỏng, có thể uốn thành nhiều hình dạng khác nhau. Hoạt động 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng - Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS. - Phát phiếu học tập cho từng nhóm. - Yêu cầu HS đọc bảng thông tin ở trang 50 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng. - Gọi 1 nhóm xong đầu tiên dán phiếu lên bảng, đọc phiếu yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv nhìn vào phiếu của HS và kết luận. + Theo em, đồng có ở đâu? * Kết luận: Đồng là kim loại được con người tìm ra và sử dụng sớm nhất. Người ta đã tìm thấy đồng trong tự nhiên. Hoạt động 3: Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi: + Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa và cho biết: * Tên đồ dùng đó là gì? * Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu? - Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng? - Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết thực tế. * Kết luận: Mục Bạn cần biết SGK. Hoạt động: Kết thúc - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, tìm hiểu tính chất và một số đồ dùng được làm bằng nhôm trong gia đình. - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi: + Hãy nêu nguồn gốc, tính chất của sắt? + Hợp kim của sắt là gì? + Hãy nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống? - HS nhắc lại, ghi vở, mở SGK trang 50, 51. - 4 HS tạo thành 1 nhóm, cùng quan sát dây đồng và nêu ý kiến của mình sau đó thống nhất và ghi vào phiếu của nhóm. - 1 nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung và đi đến thống nhất: Sợi dây đồng có màu đỏ, có ánh kim, màu sắc sáng, rất dẻo, có thể uốn thành các hình dạng khác nhau. - Lắng nghe. - Hoạt động trong nhóm, cùng đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh. - 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất. - Trao đổi và thảo luận. - Lắng nghe. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận. - 3 cặp HS nối tiếp nhau trình bày. - Tiếp nối nhau phát biểu. - HS đọc lại. KĨ THUẬT THÊU DẤU NHÂN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : HS cần phải: - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được. II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC : - Mẫu thêu dấu nhân. - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU : Tiết 2 Hoạt động 3 : HS thực hành - Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. - Nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân. - Lưu ý HS nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp. - Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS. - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm, quan sát uốn nắn những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm - Tổ chức các nhóm trưng bày sản phẩm. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 2/ Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành thêu dấu nhân của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị một mảnh vải, kim, chỉ, kéo, bút chì để học bài sau. - HS nhắc lại. - Nêu yêu cầu của sản phẩm và thực hành. - HS nêu yêu cầu đánh giá và đánh giá sản phẩm được trưng bày. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU Rèn kĩ năng nói : Hs kể lại được một câu chuyện đã đọc ( hay đã nghe ) có nội dung bảo vệ môi trường . Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè ý nghĩa câu chuyện kể , thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường . II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường ( gv và hs sưu tầm được ) III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ A-KIỂM TRA BÀI CŨ B-DẠY BÀI MỚI 1-Giới thiệu bài : Trong tiết kể chuyện tuần trước , các em đã được nghe thầy (cô ) kể câu chuyện Người đi săn và con nai . Hôm nay , các em sẽ thi kể những câu chuyện đã nghe , đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường . -Hs kể lại 1,2 đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Người đi săn và con nai . -Nói điều em đã hiểu được qua câu chuyện . 2-Hướng dẫn hs kể chuyện a)Hướng dẫn hs hiểu yếu cầu của đề bài -Gv gạch dưới cụm từ bảo vệ môi trường trong đề bài . -Gv kiểm tra nội dung cho tiết KC . Yêu cầu một số hs giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể . Đó là chuyện gì ? Em đọc truyện ấy trong sách báo nào ? Hoặc em nghe thấy truyện ấy ở đâu ? a)Hs thực hành KC , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện -Gv và cả lớp nhận xét nhanh về câu chuyện . -1 hs đọc đề bài . -2 hs nối tiếp hau đọc gợi ý 1,2,3 . Một hs đọc thành tiếng đoạn văn trong bài tập 1 .để nắm được các yếu tố bảo vệ môi trường . -VD : Tớ muốn kể câu chuyện Thế giới tí hon . Truyện nói về một cậu bé có tài bắn chim đã bị một ông lão có phép lạ biến cậu thành một người nhỏ xíu . truyện này tôi đã đọc trong cuốn Cái ấm đất . / Tớ sẽ kể câu chuyện về một cậu hs lớp Một đã bảo vệ cái cây mà các cậu tưởng tượng là một chiếc thuyền buồm . truyện tên là Cái cây có cánh buồm đỏ . -Hs KC theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa của câu chuyện . -Hs thi KC trước lớp ; đối thoại cùng các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện . -Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất , có ý nghĩa nhất , người kể chuyện hấp dẫn nhất . 4-Củng cố , dặn dò -Dặn hs đọc trước nội dung bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ; nhớ – kể lại được một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã thấy , một việc thuyết trình em hoặc người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trừơng. -Nhận xét tiết học SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu - Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần - Phương hướng tuần tới II. Chuẩn bị Nội dung sinh hoạt III. Lên lớp 1. Ổn định: Hs hát 2. Tiến hành * Lớp trưởng và các tổ trưởng báo tình hình học tập và nề nếp của các bạn trong tổ. Lớp trưởng nêu nhận xét chung. Các bạn trong lớp có ý kiến. * Gv nhận xét, đánh giá: - Học sinh đi học đúng giờ. Học bài và làm bài đầy đủ. Thể dục đầu giờ và giữa giờ đều, tốt.. Phụ đạo được học sinh yếu vào giờ ra chơi. Những em học tập tốt như: Thi, Phong, Duyên, Ly, Hòa. - Những em chưa tiến bộ như Huy cần phải cố gắng nhiều hơn. * Phương hướng tuần tới - Chuẩn bị dự giờ Toán. Thi đua học tập. - Rèn chữ giữ vở. Tiếp tục trang trí lớp học. - Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong phong trào “Đôi bạn cùng tiến”.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 9 den tuan 12.doc