Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I (tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
-Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu
-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5 tập 1(phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút ; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). HS lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam – tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
-Qua việc ôn tập, các em càng thấy trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, biết được giá trị của hoà bình và tình cảm của con người với thiên nhiên.
II. Chuẩn bị : HS: Tự ôn luyện theo hướng dẫn của GV.
GV : Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc.
30 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 10 năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn nhận xét.
*Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c)
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
2,5
6,8
1,2
(2,5+6,8)+1,2 = 10,5
2,5+(6,8+1,2) = 10,5
1,34
0,52
4
(1,34+0,52)+4 = 5,86
1,34+(0,52+4) = 5,86
Nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.
(a + b) + c = a + (b + c)
Bài 3:
-Gọi HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.
-Tổ chức cho HS làm bài.
-GV theo dõi nhắc nhở HS còn lúng túng.
-GV nhận xét chốt lại cách làm.
Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 b) 38,6 + 2,09 + 7,91
= (12,7 + 1,3 ) +5,89 = 38,6 + (2,09 + 7,91)
= 14 + 5,89 = 38,6 + 10
= 19,89 = 48,6
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05
= (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2) = (7,34 + 2,66) + (0,45 + 0,05)
= 10 + 9 =10 +0,5
= 19 = 10,5
-Nếu HS trung bình có thể làm đến bài a; b. HS giỏi có thể làm hết và nêu cách làm.
4. Củng cố - Dặn dò: (khoảng 2-3 phút)
-Yêu cầu HS nêu cách cộng nhiều số thập phân.
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
HS đọc ví dụ.
-Tìm hiểu bài toán.
-HS nêu phép tính giải bài toán.
-HS theo nhóm 2 em tìm cách thực hiện phép cộng.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-Làm tương tự ví dụ trên.
-HS đọc xác định yêu cầu và tự làm bài.
-HS nhận xét bài bạn, nêu cách làm.
HS đọc bài tập và xác định yêu cầu.
-HS làm bài theo nhóm đôi, 2 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn và nêu phần nhận xét.
-HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.
-HS làm bài vào vở, nối tiếp lên bảng làm.
-Sửa bài bạn trên bảng và kết hợp nêu cách làm.
-HS nêu cách cộng nhiều số thập phân.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CUỐI TUẦN 10
I. Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần 10, đề ra kế hoạch tuần 11, sinh hoạt tập thể.
-HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1.Nhận xét tình hình lớp tuần 10:
+ Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt .
-Các tổ trưởng báo cáo tổng kết tổ( có kèm sổ)
-Ý kiến phát biểu của các thành viên.
-Lớp trưởng thống điểm các tổ và xếp thứ từng tổ.
+GV nhận xét chung :
a)Hạnh kiểm : Đi học đúng giờ; xếp hàng thể dục khi ra về nhanh chóng, không ăn quà, đồng phục đầy đủ. Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học. Đa số các em ngoan, thực hiện khá tốt nội quy trường lớp như đi học đúng giờ, đồng phục, bảng tên, khăn quàng, Trong lớp trật tự kể cả lúc vắng GV. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học.
b)Học tập : Duy trì nề nếp học ở lớp tốt. thảo luận nhóm đã đi vào nề nếp, có hiệu qủa. Phong trào thi đua giành hoa điểm 10 sôi nổi, học bài làm bài ở nhà khá tốt. Đã thực hiện thi toán và Tiếng Việt giữa kì I nghiêm túc.
Tồn tại : Rải rác vẫn còn hiện tượng chưa học bài cũ hay học mà chưa kỹ: Trí, Văn Tiến.
c)Công tác khác : Tham gia trực cờ đỏ nghiêm túc, tổ sinh hoạt sao duy trì đều đặn nhưng trong qúa trình sinh hoạt chưa có hiệu qủa. Ban cán sự lớp đôn đốc lớp tham gia trực nhật vệ sinh trường vào ngày thứ 5 trong tuần tốt. Tham gia viết bài thi chữ đẹp và thi đấu cờ vua vòng trường đạt giải hai.
2. Phương hướng tuần 11:
+ Ổn định, duy trì tốt mọi nề nếp.
+ Phát động hoa điểm 10.
+ Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở.
+ Xây dựng đôi bạn giúp nhau trong học tập.
+Thành lập đội thi viết chữ đẹp và kể chuyện.
+Tham gia thi đấu bóng đá nam.
+Tập luyện chuẩn bị cho thi chữ đẹp và thi kể chuyện cấp trường.
3. Sinh hoạt tập thể:
Nếu còn thời gian GV cho HS sinh hoạt ca hát để ôn lại các bài hát bài hát của Đội, bài hát Quốc ca, luyện tập cho HS kể chuyện theo sách hoặc chơi các trò chơi do đội hướng dẫn.
Kiểm tra cuối kì 1 – Môn Tiếng Việt lớp 5
Đề chẵn: Bài kiểm tra đọc
A – Đọc thầm bài : Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng Rải vàng đầy mặt đất Tức thì trăm ngọn suối
Còn một vài lá đỏ Rừng cây trông thưa thớt Nổi róc rách reo mừng
Một mầm non nho nhỏ Như chỉ cội với cành Tức thì ngàn chim muông
Còn nằm ép lặng im Một chú thỏ phóng nhanh Nổi hát ca vang dậy
Mầm non mắt lim dim Chẹn nấp vào bụi vắng Mầm non vừa nghe thấy
Cố nhìn qua kẻ lá Và tất cả im ắng Vội bật tiếng vỏ rơi
Thấy mây bay hối hả Từ ngọn cỏ, làn rêu Nói đứng dậy giữa trời
Thấy lất phất mưa phùn Chợt một tiếng chim kêu: Khoác áo màu xanh biếc.
Rào rào trận lá tuôn -Chiếp, chiu, chui! Xuân tới! ( Võ Quảng)
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng?
1.Mầm non ép mình nằm im trong mùa nào?
a. Mùa xuân b. Mùa hè c. mùa thu d. mùa đông
2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
a. Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b. Dùng các tính từ chỉ hành động của người để miêu tả về mầm non.
c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.
3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân
b. Nhờ sự êm ắng của mọi vật trong mùa xuân
c. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây hoa lá.
4. Em hiểu rừng cây trông thưa thớt, như chỉ cuội với cành nghĩa là thế nào?
a. Rừng thưa thớt vì rất ít cây.
b. Rừng thưa thớt vì cây không có lá
c. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
5. Ý chính của bài thơ là gì?
a. Miêu tả mầm non.
b. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân
c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
a. Bé đang học ở trường mầm non.
b. Thiếu niên nhi đồng là mầm non của đất nước.
c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú
7. Hối hả có nghĩa là:
a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
b. Mừng vui phấn khởi vì được như ý.
d. Vất vả và dốc hết sức làm cho thật nhanh.
8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?
a. danh từ b. tính từ c. động từ
9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, thưa thớt.
b. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.
c. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
10. Tìm một từ trong bài thơ đồng nghĩa với từ im ắng.
a. lặng im b. nho nhỏ c. lim dim
Kiểm tra cuối kì 1 – Môn Tiếng Việt lớp 5
Đề lẻ: Bài kiểm tra đọc
A – Đọc thầm bài : Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng Rải vàng đầy mặt đất Tức thì trăm ngọn suối
Còn một vài lá đỏ Rừng cây trông thưa thớt Nổi róc rách reo mừng
Một mầm non nho nhỏ Như chỉ cội với cành Tức thì ngàn chim muông
Còn nằm ép lặng im Một chú thỏ phóng nhanh Nổi hát ca vang dậy
Mầm non mắt lim dim Chẹn nấp vào bụi vắng Mầm non vừa nghe thấy
Cố nhìn qua kẻ lá Và tất cả im ắng Vội bật tiếng vỏ rơi
Thấy mây bay hối hả Từ ngọn cỏ, làn rêu Nói đứng dậy giữa trời
Thấy lất phất mưa phùn Chợt một tiếng chim kêu: Khoác áo màu xanh biếc.
Rào rào trận lá tuôn -Chiếp, chiu, chui! Xuân tới! ( Võ Quảng)
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng?
1. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
a. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.
b. Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
c. Dùng các tính từ chỉ hành động của người để miêu tả về mầm non.
2.Mầm non ép mình nằm im trong mùa nào?
a. Mùa xuân b. Mùa thu c. mùa hè d. mùa đông
3. Em hiểu rừng cây trông thưa thớt, như chỉ cội với cành nghĩa là thế nào?
a. Rừng thưa thớt vì cây không có lá
b. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
c. Rừng thưa thớt vì rất ít cây.
4. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
a. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá.
b. Nhờ sự êm ắng của mọi vật trong mùa xuân
c. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
5. Ý chính của bài thơ là gì?
a. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
b. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân
c. Miêu tả mầm non.
6 . Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?
a. tính từ b. danh từ c. động từ
7. Hối hả có nghĩa là:
a. Mừng vui phấn khởi vì được như ý.
b. Vất vả và dốc hết sức làm cho thật nhanh.
c. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
8. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
a. Thiếu niên nhi đồng là mầm non của đất nước.
b. Trên cành cây có những mầm non mới nhú
c. Bé đang học ở trường mầm non.
9. Tìm một từ trong bài thơ đồng nghĩa với từ im ắng.
a. nho nhỏ b. lim dim c. lặng im
9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
b. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.
c. nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, thưa thớt.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 Tuan 10.doc