Thiết kế tổng hợp môn học khối lớp 5 - Tuần học 7

Tập đọc

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

SGK/64, 65 Thời gian: 35 phút

A. Mục tiêu:

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

 * Tích hợp ND tài nguyên, môi trường biển đảo ( HĐ 2)

B. Đồ dùng dạy học:

SGK, bảng phụ.

C. Các hoạt động dạy học:

 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

- 3 HS kể lại câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.

- Nhận xét và ghi điểm.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Giới thiệu bài: GV giới thiệu

a) Luyện đọc:

- GV chia đoạn (4 đoạn); tổ chức cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, lỗi ngắt giọng, nhấn giọng.

- HS đọc nối tiếp lần 2, GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó.

- HS đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b) Tìm hiểu bài:

- GV tổ chức cho HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi: 1, 2, 3 trong SGK.

- GV kết luận ghi bảng nội dung.

c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:

- HS đọc nối tiếp cả bài dưới sự hướng dẫn của GV.

- Hướng dẫn HS đọc tốt đoạn 2.

- Thi đọc diễn cảm.

 

doc15 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối lớp 5 - Tuần học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S sử dụng bảng con, nhận xét. 4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học. D. Bổ sung: - Ở bài tập 2, GV tổ chức cho HS làm theo nhóm tư. Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA SGK/73 Thời gian: 35 phút A. Mục tiêu: - Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1, BT2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3. - Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiểu nghĩa là động từ (BT4). - HS khá, giỏi biết đặt câu để phân biệt cả 2 từ ở BT3. B. Đồ dùng dạy học: Vở Bài tập TV5. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS nêu lại kiến thức về từ nhiều nghĩa và làm bài tập 2 phân luyện tập tiết LTVC trước. - Nhận xét tiết học. 2. Hoạt động 2: Bài tập * Bài 1: Nối - HS đọc nội dung bài tập. - HS làm nháp; gọi HS lên bảng làm. - Tổ chức chữa, đánh giá. * Bài 2: - HS đọc yêu cầu BT. - GV nêu vấn đề: Từ “chạy” là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ “chạy” có nét gì chung? BT này sẽ giúp các em hiểu điều đó. - HS làm bài cá nhân. - Nhận xét đánh giá, GV chốt lại lời giải đúng. * Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có từ ăn được dùng với nghĩa gốc - HS tự làm. - HS giơ bảng con, nhận xét. * Bài 4: Đặt câu - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tự làm. - 4 HS thực hiện, nhận xét. 3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Dặn dò về nhà ghi nhớ những kiến thức đã học về từ nhiều nghĩa. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: - Ở bài tập 2, GV tổ chức cho HS làm theo nhómn đôi. Địa lí ÔN TẬP SGK/86 Thời gian: 35 phút A. Mục tiêu: - Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ. - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. - Nêu và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. B. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ “Đất và rừng” - GV đặt câu hỏi. - HS trả lời, nhận xét. 2. Hoạt động 2: a) Làm việc cá nhân: - GV phát phiếu học tập và yêu cầu. + Tô màu vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của VN. + Điền tên: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa vào lược đồ. - GV thu và nhận xét. b) Thảo luận nhóm: - Hoàn thành câu 2 trong SGK - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả (GVkẻ sẵn bảng thống kê lên bảng HS điền). - Nhận xét, đánh giá; GVchốt lại ý chính. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - GV khái quát nội dung bài ôn tập. - Nhận xét tiết ôn tập, chuẩn bị tiết sau. D. Bổ sung: - Khi thảo luận nhóm, GV tổ chức cho HS làm theo nhóm tư. Thứ sáu ngaøy 11 thaùng 10 naêm 2013 Âm nhạc ÔN TẬP BÀI HÁT: CON CHIM HAY HÓT ÔN TẬP TĐN SỐ 1, SỐ 2 SGK/14, 15 Thời gian: 35 phút A. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. - Tích hợp HĐNGLL:- HS xem hình ảnh một số loài chim có ích đối với đời sống con người. B. Đồ dùng dạy học: SGK, thanh phách. C. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: A: Nội dung Xem một số hình ảnh các loài chim B: Cách thể hiện Hoạt động riêng đầu tiết 1. Hoạt động 1: 1.1 Cho HS xem hình ảnh một số loài chim có ích đối với đời sống con người. Giữa rừng núi bao la, những giai điệu độc đáo của loài chim cất nên ban tặng cho con người. Chúng tung hoành bay lượn theo bản năng tự nhiên, chúng thường xuyên ngân nga gọi bạn, gọi đàn. Khúc hát ban mai của những loài chim rừng đã làm cho tâm hồn con người thanh thản, trong sáng hơn dưới ánh bình minh và cuộc sống dù vất vả, gian khổ vẫn luôn ấm áp ngọt ngào tràn niềm vui. Nhưng những cảnh săn bắt thú rừng vẫn đang từng ngày diễn ra, chỉ vì lòng tham lam của con người mà có lẽ chúng ta sẽ không còn biết sắc đẹp của chim rừng và được nghe tiếng chim hót, những giai điệu trữ tình giữa con người và thiên nhiên. 2. Phần hoạt động: a) Nội dung 1: Ôn tập bài hát “Con chim hay hót” - Cho HS hát. - GV chia HS và cho HS hát có lĩnh xướng và đồng câu hỏi. - Trò chơi: Tập làm dàn nhạc đệm. + GV chia 2 nhóm: . Nhóm 1: Giả làm tiếng thanh la. . Nhóm 2: Giả làm tiếng trống. + GV cho HS gõ theo tiết tấu. + GV cho HS hát: Nữa lớp hát, nữa kia chia thành 2 nhóm gõ đệm tùng cheng, nhận xét. b) Nội dung 2: Ôn TĐN số 1, số 2 - Ôn TĐC số 1: + GV đánh (2-3 nốt) và yêu cầu HS đóan tên nốt nhạc và đọc lên cho đúng độ cao. + HS đã học được bài TĐN số 1, GV cho các em làm quen với cách đánh nhịp 2/4. - Ôn TĐC số 2: Cách tiến hành như trên 3. Phần kết thúc: - GV cho HS hát lại bài “Con chim hay hót”. - Dặn dò về nhà tập gõ theo tiết tấu ở TĐN số 1, 2. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: - Cho HS tập biểu diễn trước lớp. Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH SGK/74 Thời gian: 35 phút A. Mục tiêu: - Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1); hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, BT3). B. Đồ dùng dạy học: Vở Bài tập TV5; dàn ý bài văn tả cảnh sông nước. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS nói vai trò của câu mở đọan trong mỗi đọan và trong bài văn, đọc câu mở đoạn của em. 2. Hoạt động 2: Luyện tập - Kiểm tra dàn ý HS lập tiết trước về bài văn tả cảnh sông nước. - Đọc thầm bài và gợi ý làm bài. - HS nói về phần lựa chọn để chuyển thành đoạn văn - GV nhắc HS chú ý: + Em nên chọn phần tiêu biểu thuộc phần thân bài. + Mỗi đoạn có câu mở đoạn. + Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc người viết. - HS viết đoạn văn, GV theo dõi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết. - GV tổ chức cho HS nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. 3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Dặn dò: Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại, xem bài mới. - Nhận xét. D. Bổ sung: - GV tổ chức cho HS luyện viết văn bằng hình thức cá nhân. TOAÙN LUYỆN TẬP SGK/38, 39 Thời gian: 35 phút A. Mục tiêu: Biết: - Chuyển phân số thập phân thành hỗn số. - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (3 phân số thứ: 2, 3, 4), bài 3. B. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Thực hành * Bài 1: Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân 1 HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn, hv nêu kết quả, nhận xét. * Bài 2 (3 phân số thứ: 2, 3, 4) Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân Cách tiến hành như bài 1. * Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 1 HS tự làm, HS giơ bảng con, nhận xét. 2. Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: - Ở bài tập 3, GV cho HS làm theo nhóm đôi. Khoa học PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO SGK/30, 31 Thời gian: 35 phút A. Mục tiêu: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não. B. Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK phóng to. C. Các hoạt động dạy học: I. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ “Phòng bệnh sốt xuất huyết” - GV đặt câu hỏi, HS trả lời dựa vào nội dung bài trước. - Nhận xét. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu 2. Các hoạt động: Thực hành a) Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” * Mục tiêu: - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não. - HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm não. * Cách tiến hành: - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: HS đọc các câu hỏi và các phương án trả lời ở trang 30 SGK, cử một bạn viết nhanh đáp án lên bảng; nhóm nào xong trước thì thắng cuộc. - HS tiến hành chơi. - GV làm trọng tài,đưa ra đáp án ; nhận xét, đánh giá tuyên dương nhóm thắng cuộc. b) Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: - HS biét thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - HS có ý thức trong việc ngăn chăn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK, thực hiện yêu cầu : + Chỉ và nói tác dụng của từng hình. + Giải thích tác dụng từng việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não. - HS thảo luận: Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh viêm não ? - HS báo cáo kết quả; GV kết luận. * Tích hợp GDBVMT: Quanh ta cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, không vứt rác thải một cách bừa bãi, phát quang bụi rậm, không để ao tù nước đọng sẽ sanh ra muỗi đốt ta và nguy cơ truyền bệnh sốt xuất huyết sẽ luôn rình rập ta hàng ngày, hàng giờ và khó mà tránh khỏi bệnh sốt xuất huyết sẽ đến với ta. c) Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà thực hiện vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh diệt muỗi và bọ gậy. D. Bổ sung: - GV tổ chức cho HS thảo luận kĩ cách phòng bệnh viêm não. Dạy An toàn giao thông Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn A. Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - HS biết những qui định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo Luật GTĐB. - HS biết cách lên, xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố. 2/ Kĩ năng: - HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến) - Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp. - Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. 3/ Thái độ: - Có ý thức điều khiển xe an toàn. B. Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị những ô tô, xe máy, xe đạp, đèn tín hiệu GT có thể di chuyển được trên mô hình. C. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: a/ Mục tiêu: - Biết cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến). - Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp. b/ Cách tiến hành: - GV giới thiệu. - GV hỏi về cách đi xe đạp với các tình huống khác nhau. (xem sách trang 18, 19). c/ Kết luận. Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường. a/ Mục tiêu: - HS hề hiện được cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến). b/ Cách tiến hành: - GV hỏi: - Em nào biết đi xe đạp? - Các em quan sát bạn thực hiện và nhân xét. c/ Kết luận. D. Củng cố: - GV hướng dẫn HS củng cố lại những kiến thức mà HS mới vừa lĩnh hội được.

File đính kèm:

  • docTUẦN 7a.doc