Thiết kế tổng hợp môn học khối lớp 5 năm học 2013

TẬP ĐỌC

 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I.MỤC TIÊU.

- KT:Bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung

- KN:Hiểu nội dung bài : Qua bức thư BH khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng các sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước non Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.

- TĐ:Học thuộc lòng đoạn thư:" Sau 80 năm.của các em"

II. CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị của GV.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của HS.

- Sách giáo khoa.

 

doc176 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối lớp 5 năm học 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho sinh hoạt và sản xuất. 3. Là nguồn thuỷ điện. 4. Là đường giao thông. 5. Là nơi cung cấp thuỷ sản như tôm, cá,... 6. Là nơi có thể phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ... - 1 HS khá tóm tắt thay cho kết luận của hoạt động: Sông ngòi bù đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường thuỷ quan trọng, là nguồn cung cấp thuỷ điện, cung cấp nước, cung cấp thuỷ sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi: + Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những con sông nào bồi đắp nên? + Kể tên và chỉ vị trí của một số nhà máy thuỷ điện của nước ta mà em biết. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài, làm lại các bài tập thực hành của tiết học và chuẩn bị bài sau. - Một số HS thực hiện yêu cầu trước lớp. + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng bồi đắp nên. + Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hai con sông là sông Tiền và sông Hậu bồi đắp nên. +Vị trí của 1 số nhà máy thuỷ điện: Thuỷ diện Hoà Bình trên sông Đà Thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai ... V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY. Thứ sáu ngày13 tháng 9 năm 2013 Tiết 1: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU Giúp HS củng cố về : 1-Kiến thức: Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) hoặc tỉ số của hai số đó.Các mối quan hệ tỉ lệ đã học. 2-Kĩ năng:Giải bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học. 3-Thái độ :Có ý thức làm bài II.CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của GV -Phiếu học tập của HS. 2.Chuẩn bị của HS - Vở bài tập III.DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC: -Phương pháp thảo luận nhóm,vấn đáp IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC- Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới 2.1.Giới thiệu bài - Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán có lời văn theo các dạng đã học. 2.2.Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp. - GV yêu cầu HS nêu dạng của bài toán. - GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - GV yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - 1 HS đọc bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS nêu : Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 HS lên bảng làm bài. - GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức bài tập 1. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài 3 - Gv gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - GV hỏi : Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. Tóm tắt 100 km : 12l 50 km : ...l ? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - GV hỏi : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên một số lần thì tổng số ngày hoàn thành kế hoặch thay đổi như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - 1 HS đọc thành tiếng đề bài, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS : Khi quãng đường đi giảm bao nhiêu lần thì số lĩt xăng tiêu thụ giảm đi bấy nhiêu lần. - 1 HS lên bảng lớp làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải 100 km gấp 50 km số lần là : 100 : 50 = 2 (km) Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là : 12 : 2 = 6 (l) Đáp số : 6l - 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp. - HS trao đổi và nêu : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên bao nhiêu lần thì số ngày hoàn thành thu hoạch giảm đi bấy nhiêu lần. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. củng cố – dặn dò - Nếu còn thời gian GV cho HS ôn thêm về các mối quan hệ tỉ lệ đã học. - GV tổng kết tiết học dặn dò HS. - 1 HS chữa bài của bạn trên bảng lớp. HS cả lớp theo dõi để nhận xét, sau đó tự kiểm tra bài của mình. - HS nghe câu hỏi của GV và trả lời : -HS nghe để thực hiện V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY. Tiêt 2: TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH: KIỂM TRA VIẾT I.MỤC TIÊU 1-Kiến thức: Giúp HS thực hiện viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. 2-Kĩ năng:Trình bày bài làm sạch đẹp 3-Thái độ :Có ý thức làm bài II.CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của GV - Bảng lớp viết sẵn đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh. + Mở bài: Giới thiêu bao quát về cảnh sẽ tả. + Thân bài: tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian + Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết 2.Chuẩn bị của HS - Vở bài tập làm văn III.DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC: -Phương pháp thảo luận nhóm,vấn đáp,luyện tập IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học A. kiểm tra bài cũ - Kiểm tra giấy bút của HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài Hôm nay chúng ta sẽ viết một bài văn hoàn chỉnh về tả cảnh - Gọi 1 HS đọc đề bài 2. Thực hành viết - HS viết bài - Thu bài và chấm - Nêu nhận xét chung 3. củng cố – dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học - HS nghe - HS đọc đề bài - HS viết bài - HS nộp bài V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY. Tiết 3: LỊCH SỬ CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ I.MỤC TIÊU Sau bài học HS có thể: 1-Kiến thức: Thuật lại được cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy vào đêm mồng 5- 7- 1885. 2-Kĩ năng:Nêu được cuộc phản công ở kinh thành Huế đã mở đầu cho phong trào Cần Vương ( 1885- 1886) . 3-Thái độ :Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. II.CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của GV - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885, có các vị trí kinh thành huế, đồn Mang cá, toà khâm Sứ. - Bản đồ hành chính VN - Hình minh hoạ trong SGK - Phiếu học tập của HS 2.Chuẩn bị của HS - Vở bài tập lịch sử III.DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC: -Phương pháp thảo luận nhóm,vấn đáp,luyện tập Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên trả lời câu hỏi H: nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ? H: những đề nghị đó có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo không ? H: Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của Nguyễn Trường Tộ? GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài Trong phần lịch sử lớp 4 các em đã được biết về một kinh thành huế uy nghiêm, tráng lệ ven dòng Hương Giang. trong bài học hôm nay chúng ta cùng trở về với sự việc bi tráng diễn ra đêm 5- 7- 1885 tại kinh thành Huế. * Hoạt động 1: Người đại diện phía chủ chiến - GV: năm 1884 triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của TDP trên toàn đất nước ta. Sau hiệp ước này, tình hình nước ta có những nét chính nào? hãy đọc SGK và trả lời câu hỏi sau: H: quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với TDP như thế nào? H: Nhâ dân ta phản ứng như thế nào trước sự việc triều đình kí hiẹp ước với TDP? - GV nhận xét KL: sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệơ ước công nhận quyền đô hộ của TDP, nhân dân ta kiên quyết chiến đấu không khuất phục ; các quan lại nhà Nguyễn chia thành 2 phái : Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chủ trương và phái chủ hoà. * Hoạt động 2: Nguyên nhân , diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm H: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành huế? H: hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế ( cuộc phản công diễn ra khi nào? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào?) - Vì sao cuộc phản công thất bại? GV nhận xét kết quả thảo luận * Hoạt động 3: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương H: Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại. Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào Cần Vương? H: Em hãy nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương? GV nhận xét kết luận * Hoạt động 4: Làm việc cả lớp - GV nhắc lại kiến thức của bài - Em biết gì về phong trào Cần Vương? 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - dặn chuẩn bị bài sau - 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi -HS cùng lắng nghe - HS nghe và đọc SGK sau đó trả lời câu hỏi - Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành 2 phái + Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với TDP. + Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân pháp, giành lại độc lập dân tộc. để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Tôn thất thuyết cho lập các căn cứ ở vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hoá . Ông còn lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập sẵn sàng đánh Pháp. - Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp. - Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống pháp. Giặc pháp lập mưu để bắt ông nhưng không thành . Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động. - Đêm mồng 5- 7- 1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng nổ rầm trời của súng thần công . Quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công vào đồn Mang cá và toà Khâm Sứ Pháp. Bị đánh bất ngờ , quân Pháp cô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, đến gần sáng thì đánh trả. Quân ta chiến đấu oanh liệt, dũng cảm nhưng vũ khí lạc hậu, lực lượng ít. - Từ đó phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước. + Tôn thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. Tại đây ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua. + HS nêu - HS nêu theo hiểu biết của mình -HS nghe,nhớ thực hiện V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY. Tiết 5: SINH HOẠT I.MỤC TIÊU -HS nhận ra những ưu khuyết điểm về học tập và lao động trong tuần -Nghe và nhớ được kế hoạch tuần tới -Biết sửa chữa khuyết điểm của mình II.NỘI DUNG 1.Nhận xét về học tập -GV nêu gương những hs đi học đầy đủ,học tâp tốt,tham gia lao động đầy đủ. -GV nhắc nhở hs còn mắc khuyết điểm,ý thức học tập chưa tốt. 2Nhận xét về lao động -GV tuyên dương những hs lao động tốt. -nhắc nhở HScòn chây lười trong lao động III.MỤC TIÊU TUẦN TỚI -GV yêu cầu HS đi học đều,chuẩn bị đồ dùng học tập tốt. -Tham gia LĐ đầy đủ

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 1 4 lop 5.doc
Giáo án liên quan