Thiết kế tổng hợp môn học khối lớp 5 - Năm học 2005 - 2006 - Tuần 33

TẬP ĐỌC:

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.

3. Thái độ: - Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

II. Chuẩn bị:

+ GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Hai tập truyện Không gia đình

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

+ HS: Xem trước bài.

 

doc48 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối lớp 5 - Năm học 2005 - 2006 - Tuần 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. + HS: SGK, bảng con, VBT. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 34’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập về giải toán. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập. ® Ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Ôn công thức quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang. Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại 4 bước tính dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ. Bài 3: Giáo viên giúp học sinh ôn lại dạng toán rút về đơn vị. Bài 4: Giáo viên gợi ý: a/ Đề bài hỏi gì? Nêu cách tìm số lít xăng cần tiêu thụ khi chạy 75 km? 5. Tổng kết – dặn dò: Học sinh nhắc lại nội dung luyện tập. Xem lại nội dung luyện tập. Ôn lại toàn bộ nội dung luyện tập. Chuẩn bị: Luyện tập. Nhận xét tiết học Hát Học sinh sửa bài tập về nhà. Học sinh nhận xét. Hoạt động cá nhân Diện tích hình tam giác. S = a ´ b : 2 Diện tích hình thang. S = (a + b) ´ h : 2 Giải Gọi SCED là 2 phần SABCE là 3 phần Vậy SABCD là 7 phần Hiệu số phần bằng nhau: 3 – 2 = 1 (phần) Giá trị 1 phần: 13,6 : 1 = 13,6 (m2) Diện tích ABCD là: 13,6 ´ 7 = 95,2 (m2) ĐS: 95,2 m2 B1 : Tổng số phần bằng nhau B2 : Giá trị 1 phần B3 : Số bé B4 : Số lớn Giải Tổng số phần bằng nhau: 4 + 5 = 9 (phần) Giá trị 1 phần 36 : 9 = 4 (học sinh) Số học sinh nam: 4 ´ 4 = 16 (học sinh) Số học sinh nữ: 4 ´ 5 = 20 (học sinh) ĐS: 16 học sinh 20 học sinh Học sinh tự giải. 5 ngày rưỡi = 5,5 ngày 8 người : 5,5 ngày ? người : 4 ngày Xây xong bức tường trong 4 ngày thì cần: 8 ´ 5,5 : 4 = 10 (người) ĐS: 10 người 75 km tiêu thụ bao nhiêu lít xăng 100 km : 12 lít xăng 75 km : ? lít xăng Chạy 75 km thì cần: 75 ´ 12 : 100 = 9 (lít) ĐS: 9 lít Thảo luận nhóm để thực hiện. Sửa bài, thay phiên nhau sửa bài. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc môi trường đất trồng ngày càng thu hẹp và thoái hoá. 2. Kĩ năng: - Nắm rõ ảnh hưởng của con người đến đất trồng, sự gia tăng dân số. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: GV: - Hình vẽ trong SGK trang 126, 127. - Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay. HSø: - SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 28’ 12’ 12’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Sự sinh sản của thú. ® Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Tác động của con người đến môi trường đất trống. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Phương pháp: Quan sát, thảo luận. Giáo viên đi đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ. Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý sau: + Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi. + Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. ® Giáo viên kết luận: Nguyên nhân chình dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn. v Hoạt động 2: Thảo luận. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình. ® Kết luận: Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái. Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất. v Hoạt động 3: Củng cố. Đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ của bài học. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời. Hoạt động nhóm, lớp. Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 126 SGK. + Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì? + Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó? Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. + Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhả cửa mọc lên san sát. + Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh. Học sinh trả lời. Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường. Hoạt động nhóm, lớp. Nhóm trưởng điều khiển thảo luận. Con người đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thu hẹp diện tích đất trồng với nhu cầu về lương thực ngày càng nhiều hơn? Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng? Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng? Phân tích tác hại của rác thải đối với môi trường đất. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo đề đã cho: bố cục, trình tự, cách diễn đạt. 2. Kĩ năng: - Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32, tr.175) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý cần chữa chung trước lớp. Phấn màu. + HS: Vở III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1’ 37’ 10’ 20’ 7’ 1’ 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài mới: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết Trả bài văn kể chuyện. 3. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. Phướng pháp: Giảng giải. a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý b) Nhận xét về kết quả làm bài: * Những ưu điểm chính: + Xác định đề: đúng nội dung, yêu cầu (tả ngôi nhà của em; tả cánh đồng lúa quê em vào ngày mùa; tả một đường phố đẹp; một khu vui chơi, giải trí). + Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng). Có thể nêu một số ví dụ cụ thể kèm tên học sinh. * Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên học sinh. c) Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, trung bình, chưa đạt). * Chú ý: Với những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu, giáo viên không ghi điểm vào số mà yêu cầu học sinh về nhà viết lại bài để nhận kết quả tốt hơn. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài. Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp. Giáo viên trả lời cho từng học sinh. a) Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình. b) Hướng dẫn chữa lỗi chung. Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ. Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). Học sinh chép bài chữa vào vở. c) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài. Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc. v Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay. Phương pháp: Phân tích. Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số học sinh. 5. Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận tiết học, biểu dương những học sinh viết bài đạt điểm cao và những học sinh đã tham gia chữa bài tốt. Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận đánh giá tốt hơn. Nhắc học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; đọc lại bài Cấu tạo của Tiếng. (Tiếng Việt 4, tập một, tr.6, 7, 11, 12) để chuẩn bị học tốt tiết 1, tuần 34 _ Ôn tập và kiểm tra cuối bậc Tiểu học. Hát Hoạt động lớp. Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân. 1 học sinh đọc thành tiếng mục 1 trong SGK _ “Tự đánh giá bài làm của em”. Cả lớp đọc thầm lại. Học sinh xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài dựa theo hướng dẫn. Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, sử lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết. Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi. Hoạt động lớp. 1 học sinh đọc thành tiếng mục 3 trong SGK (Học tập những đoạn văn, bài văn hay). Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, rút kinh nghiệm cho mình. Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình viết lại theo cách hay hơn. Khi viết, tránh những lỗi diễn đạt đã phạm phải. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM KÍ DUYỆT TUẦN 33:

File đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 33.doc
Giáo án liên quan