I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Thuộc công thức, quy tắc tính diện tích, thể tích các hình đã học.
- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích các hình đã học và giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê học toán và áp dụng vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p )
Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,2 m
Diện tích hình chữ nhật là:
2,5 x 1,2 = 3(m2)
Đáp số: 3(m2)
44 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tiết 5.
Kĩ thuật:
Kiểm tra học kì 2
Ngày soạn : 9 / 5 / 2007.
Ngày giảng: 11 / 5 / 2007
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2007.
Tiết 2.
Toán :
Luyện tập.
I.Mục tiêu
-Thực hiện giải bài toán về chuyển động đều
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn dịnh tổ chức(2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- GV mời 1 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. Thu và chấm vở bài tập của một số học sinh
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới (30)
A.giới thiệu bài mới
B.Hướng dẫn làm bài tập
- Gv yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong toán chuyển động đều
Bài 1 :
- GV mời HS đọc đề bài toán
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm bài
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
- GV mời HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém
câu hỏi hướng dẫn làm bài:
+Để tính được thời gian xe máy đi hết quãng đường AB chúng ta phải tính được gì?
+Chúng ta phải tính được vận tốc của xe máy
+Tính vận tốc của xe máy bằng cách nào?
+Tính vận tốc xe máy bằng cách lấy vận tốc ô tô chia 2 vì vận tốc của ôtô gấp đôi vận tốc xe máy
+Sau khi tính được vận tốc xe máy, em tính thời gian xe máy đi và tính hiệu thời gian 2 xe đi, đó chính là khoảng thời gian ôtô đến trước xe máy
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:
- GV mời HS đọc đề toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng HS kém
gợi ý hướng dẫn làm bài
+Biết quãng đường 2 xe đã đi, biết thời gian cần để 2 xe gặp nhau, biết 2 xe đi ngược chiều, ta có thể tính được gì ? (tổng vận tốc của 2 xe)
+Biết tổng và tỉ số vận tốc của 2 xe, em hãy dựa vào bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó để tính vận tốc của mỗi xe
-GV nhận xét cho điểm HS
4.Củng cố dặn dò (5)
- GV nhận xét tiết học
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- Hát
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét
-Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học
-3 HS lần lượt nêu về 3 quy tắc và công thức
-1 HS đọc đề toán trước lớp
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần trong bài. HS cả lớp làm bài vào vở Bài tập
a)2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
vận tốc của ô tô là :
120 : 2,5 = 48 (km/h)
b. nửa giờ = 0,5 giờ.
Quãng đường từ nhà bình đến bến xe là:
15 x 0,5 = 7,5(km).
c. Thời gian người đó đi bộ là.
6: 5 = 1,2 (giờ).
1,2 giờ = 1giờ 12 phút.
- 1 HS đọc đề bài toán .
- 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vàp vở bài tập.
Bài giải .
Vận tốc của ôtô là:
90 : 1,5 = 60 (km/ giờ)
Vận tốc của xe máy là :
60 : 2 = 30 (km / giờ)
thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
90 : 30 = 3 ( giờ)
Vậy ôtô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là.
3- 1,5 = 1,5 (giờ).
Đáp số : 1,5 giờ.
- 1 h/s đọc đề bài toán
- Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ là:
180 : 2 = 90 ( km)
Vận tốc của xe đi từ A là:
90 : ( 2+3) x 2 = 36 (km/giờ)
Vận tốc của xe đi từ B là:
90 – 36 = 54 ( km/ giờ)
Đáp số : 36 km / giờ và 54 kmkm/ giờ.
Tiết 5:
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 33
I. Chuyên cần
- Nhìn chung các em đều có ý thức đi học đầy đủ, trong tuần số HS đi học muộn đã giảm không có HS nào nghỉ học tự do .
II. Học tập:
- Đã có ý thức học bài và làm đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp đẫ chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài . Song bên cạnh đó vẫn còn một số HS chưa có ý thức tự giác trong học tập, chữ viết còn sấu, cẩu thả. còn hay mất trật tự trong giờ học
- Giờ truy bài vẫn còn một số HS mất trật tự.
III. Đạo đức:
- Ngoan ngoãn, đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy cô giáo , trong tuần không có hiện tượng mất đoàn kết.
IV. Thể dục- Vệ sinh:
- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ.
- Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.
V. Các hoạt động khác:
-HS Tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
Tiết :
Toán :
Luyện tập.
A: Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về .
Kĩ năng giải các bài toán có nội dung hình học.
B: Chuẩn bị .
GV : đồ dùng dạy học.
HS : đồ dùng học tập.
C: Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I: Ôn định tổ chức.
II: Kiểm tra bài cũ.
III: Dạy học bài mới.
1.Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
Tuần 33
Tập đọc
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
A. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
* Đọc đúng các tiếng, từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ.
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, giữa các điều luật.
* Đọc toàn bài với giọng thông báo rõ ràng.
2. Đọc – hiểu
* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc.
* Hiểu ý nghĩa của bài: Hiểu nội dung từng điều luật. Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phẫn của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
B. Đồ dùng
* Tranh mình hoạ trang 145, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
C. Các hoạt động dạy - học
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- GV đọc mẫu điều 15. Chú ý cách ngát giọng sau điều luật.
s
Khoa học Tiết 63
tài nguyên thiên nhiên (Trang 130)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hình thành khái nệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
- Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
- HSHN: - Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV : Hình minh hoạ trang 130, 131 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
+ Môi trường là gì ? Nêu một số thành phần của môi trường địa phương em đang sinh sống?
(Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, những gì có trên Trái đất hoặc những gì tác động lên Trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống...)
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- GV chia lớp thành các nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm và cho biết: Tài nguyên là gì?
- HS quan sát hình minh hoạ trong sgk và cho biết các tài nguyên thiên nhiên đợc thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên thiên nhiên đó.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Trò chơi: “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.
- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi.
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi.
- HS thực hiện chơi như hướng dẫn.
- Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc.
(1p)
(16p)
(12p)
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
- Hình 1:
+ Gió: sử dụng năng lượng gió để chạy cối xay, máy phát điện, chạy thuyền buồm,...
+ Nước: cung cấp cho hoat động sống của con người, thực vật, động vật. Năng lượng nước chảy được sử dụng trong các nhà máy phát điện.
- Hình 2:
+ Mặt trời: Cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sống trên trái đất. Cung cấp năng lượng sạch cho các máy sử dụng năng lượng.
+ Thực vật và động vật: Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên, duy trì sự sống trên trái đất.
- Hình 3: Dầu mỏ (...)
- Hình 4: Vàng (...)
- Hình 5: Đất (...)
- Hình 6: Than đá (...)
- Hình 7: Nước (...)
4. Củng cố: (2p) - GV hệ thống lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương HS, nhóm HS học tập tích cực.
5. Dặn dò: (1p) - Chuẩn bị bài: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người (Trang 132).
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy
Lịch sử Tiết 33
Ôn tập: lịch sử nước ta giữa thế
kỉ XIX đến nay ( Trang 63)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được các sự kiện lịch sử, nhân vật LS tiêu biểu từ năm 1858 đến nay.
- ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân 1975.
- HSHN: Nắm được các sự kiện lịch sử, nhân vật LS tiêu biểu từ năm 1858 đến nay.
2. Kĩ năng: Ghi nhớ các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước của DT.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu bài tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- HS nêu nội dung bài : Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình: ( Nhà máy thủy điện Hòa Bìnhđất nước).
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV dùng bảng phụ.
- HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học.
- GV chốt lại và yêu cầu học sinh nắm được những mốc quan trọng.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì theo 4 nội dung.
- Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp.
- Các nhóm khác thảo luận, bổ sung.
- GV kết luận.
(1p)
(13p)
(14p)
+ Từ năm 1858 đến năm 1945.
+ Từ năm 1945 đến năm 1954.
+ Từ năm 1954 đến năm 1975.
+ Từ năm 1975 đến nay.
+ Nội dung chính của từng thời kì.
+ Các niên đại quan trọng
+Các sự kiện lịch sử chính
+Các nhân vật tiêu biểu.
KL: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mói, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Củng cố : (2p) - GV nhận xét giờ học
5. Dặn dò: (1p)- Về nhà tiếp tục ôn tập để giờ sau học tiếp.
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy
File đính kèm:
- Tuan 33.doc