TẬP ĐỌC: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
Theo Mai Hồng và H.B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài
- Đọc đúng Bu-lô-nhơ (I-ta-li-a)
- Phát âm đúng âm tr - s
- Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Đọc rõ ràng rành mạch với giọng tự hào
3. Thái độ: Học sinh biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam.
44 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 2 năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g”
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
KHOA HỌC: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
ĐƯỢC BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết sự sống của mỗi con người được bắt đầu từ một tế bào trứng của người mẹ kết hợp với tinh trùng của người bố, biết được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
2. Kĩ năng: Học sinh phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Các hình ảnh bài 4 SGK - Phiếu học tập
- Trò: SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ: Bạn là con gái hay con trai (tiếp theo)
- Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ?
- Nam: có râu, có tinh trùng
- Nữ: mang thai, sinh con
- Nêu những đặc điểm hoặc nghề nghiệp có ở cả nam và nữ?
- Dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, y tá, thư kí, bán hàng, giáo viên, chăm sóc con, mạnh mẽ, quyết đoán, chơi bóng đá, hiếu động, trụ cột gia đình, giám đốc, bác sĩ, kĩ sư...
- Con trai đi học về thì được chơi, con gái đi học về thì trông em, giúp mẹ nấu cơm, em có đồng ý không? Vì sao?
- Không đồng ý, vì như vậy là phân biệt đối xử giữa bạn nam và bạn nữ...
Giáo viên cho điểm + nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
1’
3. Giới thiệu bài mới:
“Cuộc sống của chúng ta được bắt đầu như thế nào?”
30’
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Sự sống của con người bắt đầu từ đâu?
- Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, quan sát
* Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp ôn lại bài trước:
- Học sinh lắng nghe và trả lời.
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi con người?
- Cơ quan sinh dục.
- Nêu chức năng của cơ quan sinh dục nam?
- Tạo ra tinh trùng.
- Nêu chức năng của cơ quan sinh dục nữ?
- Tạo ra trứng.
* Bước 2: Giảng
- Học sinh lắng nghe.
- Sự sống của mỗi người bắt đầu từ một tế bào trứng của người mẹ kết hợp với tinh trùng của người bố. Hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ tinh.
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé ra đời.
* Bước 3: Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1a, 1b, 1c, đọc kĩ phần chú thích, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
- Học sinh làm việc cá nhân, lên trình bày:
Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng
Hình 1b: Một tinh trùng đã chui vào trứng.
Hình 1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
* Hoạt động 2: Vài giai đoạn phát triển của thai nhi
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh làm việc theo cặp.
- Học sinh đọc mục Bạn cần biết và quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 9 SGK.
* Bước 2: Từng cặp học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
- 2 bạn sẽ chỉ vào từng hình, nhận xét sự thay đổi của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau.
* Bước 3: Yêu cầu học sinh lên trình bày trước lớp.
- Hình 2: Thai 5 tuần, thấy đầu và mắt.
- Hình 3: Thai 8 tuần, có thêm tai, tay và chân.
Giáo viên nhận xét.
- Hình 4: Thai 3 tháng, nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi, miệng, tay, chân.
- Hình 5: Thai 9 tháng, em bé mới được sinh ra với đầy đủ các bộ phận.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua:
+ Sự thụ tinh là gì? Sự sống con người bắt đầu từ đâu?
- Đại diện 2 dãy bốc thăm, trả lời
- Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng. Sự sống con người bắt đầu từ 1 tế bào trứng của mẹ kết hợp với 1 tinh trùng của bố.
+ Giai đoạn nào đã nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi, miệng, tay, chân? Giai đoạn nào đã nhìn thấy đầy đủ các bộ phận?
- 3 tháng
- 9 tháng
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Xem lại bài + học ghi nhớ
- Chuẩn bị: “Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe”
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê trong bài “Nghìn năm văn hiến”, học sinh nắm được hình thức trình bày số liệu thống kê, tác dụng của các số liệu thống kê.
2. Kĩ năng: Biết thống kê các số liệu đơn giản, trình bày kết quả thống kê biểu bảng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ viết sẵn lời giải các bài tập 2, 3
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ:
- Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
Giáo viên nhận xét.
1’
3. Giới thiệu bài mới:
“Luyện tập làm bào cáo thống kê”
30’
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Quan sát, thảo luận
Bài 1:
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc to yêu cầu của bài tập.
- Nhìn bảng thống kê bài: “Nghìn năm văn hiến”.
- Học sinh lần lượt trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
Giáo viên chốt lại.
a) Nhắc lại số liệu thống kê trong bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn lại bảng thống kê trong bài: “Nghìn năn văn hiến” bình luận.
b) Các số liệu thống kê theo hai hính thức:
- Nêu số liệu
- Trình bày bảng số liệu
- Các số liệu cần được trình bày thành bảng, khi có nhiều số liệu - là những số liệu liệt kê khá phức tạp - việc trình bày theo bảng có những lợi ích nào?
+ Người đọc dễ tiếp nhận thông tin
+ Người đọc có điều kiện so sánh số liệu.
c) Tác dụng:
Là bằng chứng hùng hồn có sức thuyết phục.
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân, nhóm
Phương pháp: Thực hành, thảo luận
Bài 2:
- Giáo viên gợi ý: thống kê số liệu từng học sinh từng tổ trong lớp. Trình bày kết quả bằng 1 bảng biểu giống bài “Nghìn năm văn hiến”.
- 1 học sinh đọc phần yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm lại
- Nhóm trưởng phân việc cho các bạn trong tổ.
- Đại diện nhóm trình bày
Sỉ số lớp:
Tổ 1 Tổ 3
Tổ 2 Tổ 4
Số học sinh nữ:
Tổ 1 Tổ 3
Tổ 2 Tổ 4
* Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Thi đua
Bài 3:
- Kết quả thống kê có tính so sánh ® Nên trình bày theo bài “Nghìn năm văn hiến”.
- 1 học sinh đọcyêu cầu
- Làm việc cá nhân
- Lần lượt từng học sinh trình bày
Giáo viên nhận xét + chốt lại
- Cả lớp nhận xét
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Học sinh viết vào bảng thống kê
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh”
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC:
VỀ CÁC ANH HÙNG DANH NHÂN CỦA ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết kể bằng lời nói của mình một câu chuyện về các anh hùng danh nhân của đất nước.
2. Kĩ năng: Hiểu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Thầy - trò : Tài liệu về các anh hùng danh nhân của đất nước
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ:
Giáo viên nhận xét - cho điểm (giọng kể - thái độ).
- 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện về anh Lý Tự Trọng.
1’
3. Giới thiệu bài mới:
- Các em đã được nghe, được đọc các câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của đất nước. Hôm nay, các em hãy kể câu chuyện mà em yêu thích nhất về các vị ấy.
30’
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài
- Hoạt động lớp
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng danh nhân ở nước ta.
- 2 học sinh lần lượt đọc đề bài.
- Học sinh phân tích đề.
- Gạch dưới: được nghe, được đọc, anh hùng danh nhân của nước ta.
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa.
- Danh nhân là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi muôn đời ghi nhớ.
- 1, 2 học sinh đọc đề bài và gợi ý.
- Lần lượt học sinh nêu tên câu chuyện em đã chọn.
- Dự kiến: bác sĩ Tôn Thất Tùng, Lương Thế Vinh.
* Hoạt động 2:
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Học sinh kể câu chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Học sinh giới thiệu câu chuyện mà em đã chọn.
- 2, 3 học sinh khá giỏi giới thiệu câu chuyện mà em đã chọn, nêu tên câu chuyện nhân vật - kể diễn biến một hai câu.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Từng học sinh kể câu chuyện của mình.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhóm kể câu chuyện.
Giáo viên nhận xét cho điểm
- Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Nhắc lại một số câu chuyện.
- Mỗi dãy đề cử ra 1 bạn kể chuyện ® Lớp nhận xét để chọn ra bạn kể hay nhất.
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Tìm thêm truyện về các anh hùng, danh nhân.
- Chuẩn bị: Kể một việc làm tốt của một người mà em biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
* * *
RÚT KINH NGHIỆM
KÍ DUYỆT TUẦN 2:
File đính kèm:
- Giao an lop 5tuan 2.doc