Tiết 1: TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA KỲ I
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập thi giữa học kì I.
- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
- Kĩ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.
* Lập được bảng thống kê các bài thơ trong ba chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, ghi nhớ về: chủ điểm, tên bài, tác giả, nội dung chính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (mỗi bài ghi vào 1 tờ giấy nhỏ).
- Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK (2 bản).
7 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 10 năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Theo dõi và tự chữa bài (nếu sai).
HĐ3:
Củng cố - dặn dò
2’
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Dặn HS về nhà ôn lại nội dung chính của từng bài tập đọc
- Lắng nghe
Tiết 2: ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu:- Trong cuộc sống ai cũng có bạn bè, nhất là trong lúc khó khăn.
- Bạn bè phải đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ nhau.
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn.
2. Thái độ:
- Biết tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ đến những người bạn của mình.
- Biết đồng tình, noi gương những bạn có hành vi tốt và phê phán những hành vi, cách đối xử không tốt trong tình bạn.
3. Hành vi:
- Cư xử tốt với bạn bè trong lớp, trong trường và trong cuộc sống hằng ngày.
- Xây dựng tình bạn đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS tập đóng vai ở nhà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: 10’
TÌM HIỂU CÂU CHUYỆN “ĐÔI BẠN”
- HS hoạt động cả lớp:
- Thực hiện.
- Yêu cầu 1, 2 HS đọc câu chuyện trong SGK.
+ 1, 2 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
+ Hỏi: Câu chuyện gồm có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện gồm có 3 nhân vật đó là: đôi bạn và con gấu.
+ Hỏi: Khi vào rừng, hai người bạn đã gặp chuyện gì?
+ Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp một con gấu.
+ Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
+ Khi thấy gấu, một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp để mặc người bạn còn lại dưới mặt đất.
+ Hỏi: Hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện đã cho ta thấy nhân vật đó là một người bạn như thế nào?
+ Nhân vật đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết. Đó là một người bạn không tốt.
+ Hỏi: Khi con gấu bỏ đi người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia?
+ Hỏi: Em thử đoán xem sau chuyện này tình cảm giữa hai người sẽ như thế nào?
+ Hỏi: Theo em, khi đã là bạn chúng ta cần cư xử với nhau như thế nào? Vì sao lại phải cư xử như thế?
+ “Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ”.
+ Hai người bạn sẽ không bao giờ chơi với nhau nữa. Người bạn kia xấu hổ và nhận ra lỗi của mình. Người bạn kia nhận ra lỗi và mong bạn mình tha thứ.
+ Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Chúng ta đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
- Kết luận.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 2: 10’
TRÒ CHƠI “SẮM VAI”
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
- Làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai.
+ Thực hiện.
+ Nội dung thảo luận: Dựa vào câu chuyện trong SGK, các em hãy đóng vai các nhân vật trong chuyện để thể hiện được tình bạn đẹp của đôi bạn.
- Gọi 1, 2 nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Lên diễn.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Gọi 2, 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- 2, 3 HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: 8’
ĐÀM THOẠI
- Tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Hỏi: Lớp ta đã đoàn kết chưa?
+ Lớp chúng ta rất đoàn kết.
+ Điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta khi xung quanh ta không có bạn bè?
+ Ta sẽ cảm thấy cô đơn, khi làm một công việc ta sẽ thấy chán nản...
+ Em hãy kể những việc đã làm và sẽ làm để có một tình bạn tốt đẹp.
+ Tuỳ theo từng HS.
+ Hãy kể cho các bạn cùng lớp nghe một tình bạn đẹp mà em thấy?
- Kể.
+ Theo em, trẻ em có quyền tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
+ Trẻ em có quyền tự do kết bạn. Em biết điều đó từ bố mẹ, sách báo, kênh truyền hình..
- Kết luận: Trong cuộc sống của chúng ai cũng cần phải có bạn bè. Và trẻ em cũng cần có bạn bè, có quyền tự do kết giao bạn bè.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Nhận xét giờ học.
Lắng nghe
Hoạt động 4: 2’
HƯỚNG DẪN HS THỰC HÀNH
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS sưu tầm những câu chuyện, tấm gương về chủ đề tình bạn, những câu ca dao, tục ngữ về tình bạn.
Tiết 3: TOAÏN
Tiãút 46: LUYÃÛN TÁÛP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân ; đọc, viết số thập phân.
- So sánh số đo độ dài.
- Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước.
- Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIỂM TRA
BÀI CŨ
4’
- Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập 2b; 3b
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài nêu nhiệm vụ tiết học
- Lắng nghe.
Hướng dẫn
luyện tập
28’
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a/= 12,7 (mười hai phẩy bảy)
b/ = 0,65 (không phẩy sáu mươi lăm)
c) = 2,005 (hai phẩy không không năm)
d) = 0,008 (không phẩy không không tám)
Nhận xét sửa chữa
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
Nhận xét bài ở bảng
Theo dõi
- Chuyển các số đo đã cho về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả bài làm.
- Yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
- 1 HS báo cáo kết quả trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Giải thích:
a) 11,20km > 11,02km
b) 11,02km = 11,020km (Khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số đó không thay đổi).
c) 11km20m = 11 km = 11,020km
d) 11,020m = 11 000m + 20m
= 11km20m = 11km = 11,020km
Vậy các số đo ở b, c, d bằng 11,02km.
Bài 3
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước rồi nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- Gọi đọc đề bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập, 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và tự kiểm tra lại bài của mình.
a) 4m 85cm = 4,85m
b) 72ha = 0,72km2
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Có thể dùng 2 cách để giải bài toán:
+ Cách 1: Rút về đơn vị.
+ Cách 2: Tìm tỉ số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 2 HS nhận xét.
CỦNG CỐ,
DẶN DÒ
2’
- Tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học về số thập phân, giải bài toán có liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số” để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì I.
- Lắng nghe
Tiết 4: KHOA HỌC
Bài 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Nêu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ.
- Hiểu được những hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ.
- Luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS và GV sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
- Hình minh hoạ trang 40, 41 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KTBC
4’
+ HS 1: Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
+ HS 2: Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì?
-Nhận xét , ghi điểm
- 2 HS lên bảng trả lời
Bài mới 1’
- G.Thiệu , nêu nhiệm vụ tiết học
- Lắng nghe
HĐ1:
NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG
10’
- Kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của HS.
- Nêu yêu cầu: Các em hãy kể cho mọi người cùng nghe về tai nạn giao thông mà em đã từng chứng kiến hoặc sưu tầm được. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó?
- Ghi nhanh những nguyên nhân gây tai nạn mà HS nêu lên bảng:
+ Phóng nhanh, vượt ẩu.
+ Lái xe khi say rượu.
+ Bán hàng không đúng nơi quy định.
+ Không quan sát đường.
- Hỏi: Ngoài những nguyên nhân bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông?
- Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: Người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, các điều kiện giao thông không an toàn.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- 5 đến 7 HS kể về tai nạn giao thông đường bộ mà mình biết trước lớp.
- Nêu bổ sung. Ví dụ:
+ Do đường xấu.
+ Phương tiện giao thông quá cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn.
+ Thời tiết xấu
- Lắng nghe.
HĐ2:
NHỮNG VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG
CỦA NGƯỜI THAM GIA
VÀ HẬU QUẢ
CỦA NÓ
10’
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm như sau:
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 40 SGK, trao đổi và thảo luận để:
* Hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông.
* Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó?
* Hậu quả của vi phạm đó là gì?
- Ði giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- Hỏi: Qua những vi phạm về giao thông đó em có nhận xét gì?
- Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Có những tai nạn giao thông không phải là do mình vi phạm nên chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, thực hiện an toàn giao thông?
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV, mỗi nhóm có 4-5 HS.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Cả lớp đi đến thống nhất.
- Nêu được: Tai nạn giao thông hầu hết xảy ra là do sai phạm của những người tham gia giao thông.
- Lắng nghe.
HĐ3:
NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG
8’
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm như sau:
+ Phát giấy khổ to và bút dạ cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trang 41 SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đó tìm hiểu thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông.
+ Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, yêu cầu đọc phiếu và các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết để thực hiện an toàn giao thông.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV:
- 1 nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất:
Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông
HĐ4:
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
2’
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS luôn chấp hành luật giao thông đường bộ, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và đọc lại các kiến thức đã học để chuẩn bị ôn tập.
- Lắng nghe
File đính kèm:
- Giao an lop 5(7).doc