Em là học sinh lớp 5
(Bài 1 – Tiết 1)
Ø&×
I.Mục tiêu:
óSau khi học bài này, HS biết:
1.Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới.
2.Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
3.Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5.
II.Tài liệu và phương tiện:
õCác bài hát về chủ đề trường em.
õMi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên.
õGiấy trắng, bút màu.
õ Các truyện nói về tấm gương.
63 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Trường tiểu học thị trấn Lai Vung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thập phân bằng cách tìm 1 số nhân với mẫu số để có 10 hoặc 100; 1000, ... rồi nhân cả tử và mẫu với số đó để được phân số thập phân.
-Lắng nghe.
-4 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp theo dõi.
-2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở.
-Nhận xét bài làm của bạn.
-5 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp theo dõi.
-Vài HS nêu: ; là phân số thập phân.
-Phân số có thể viết thành phân số thập phân:
= =
*Bài 4 (a, c):
-Bài tập yêu cầu làm gì ?
-Giải thích: Mỗi phần trong bài điền là tìm phân số thập phân bằng phân số đã cho.
-Yêu cầu HS làm bài (HS khá giỏi làm thêm bài b, d)
-Nhận xét, chữa bài và cho điểm.
-Điền số thích hợp vào ô trống.
-Lắng nghe.
-Cả lớp làm vào SGK. 4HS làm bảng phụ.
-Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
C.Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
-Yêu cầu HS về nhà làm lại phần bài tập.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập.
-------------------------------------------------
Tuần 1 – Tiết 2 Khoa học
Nam hay nữ ?
Ø&×
I.Mục tiêu:
óSau bài học, HS: Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
II.Đồ dùng dạy học:
õHình minh hoạ trang 6, 7 SGK.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ:
+Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng ?
+Em có nét gì giống với bố hoặc mẹ của mình?
-Nhận xét và cho điểm.
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
-2HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi.
-Lắng nghe.
Hoạt động 1
Vai trò của nữ
-Yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 9, SGK và hỏi: Ảnh chụp gì ? Bức ảnh gợi cho em em nghĩ gì ?
-Yêu cầu HS nêu một số VD về vai trò của nữ trong lớp, trong trường và địa phương hay ở những nơi khác mà em biết.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về vai trò của nữ?
-Quan sát ảnh, nêu ý kiến: Ảnh chụp cảnh các nữ cầu thủ đang đá bóng. Điều đó cho thấy đá bóng là môn thể thao mà cả nam và nữ đều chơi được chứ không dành riêng cho nam như nhiều người vẫn nghĩ.
-Nối tiếp nhau nêu trước lớp: làm hiệu trưởng, lớp trưởng; làm giám đốc; bác sĩ, kĩ sư, chủ tịch uỷ ban nhân dân,...
-Trao đổi theo cặp và trả lời: Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội.
-Kết luận:
-Lắng nghe:
Trong gia đình, ngoài xã hội, phụ nữ có vai trò quan trọng không kém gì nam giới. Vai trò của nam và nữ không cố định mà có thể thay đổi. Trong gia đình, phụ nữ làm công việc nội trợ, kiếm tiền, cùng nuôi dạy con cái. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội, giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quan lý các ngành, các cấp. Ở mọi lĩnh vực, phụ nữ vẫn có thể đạt đến đỉnh của con đường vinh quang.
-Yêu cầu HS kể tên những người phụ nữ tài giỏi, thành công trong công việc xã hội.
-Nối tiếp nhau kể theo hiểu biết của mình: Nữ tướng đầu tiên của VN Nguyễn Thị Định, Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Ngoại trưởng Mỹ Rice, Thủ tướng Đức, nhà bác học Ma-ri-quy-ri, nhà báo Tạ Bích Loan,...
-Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về vai trò của phụ nữ.
Hoạt động 2
Bày tỏ thái độ về một số quan niệm xã hội về nam và nữ
-Yêu cầu HS thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới không? vì sao?
1.Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ ?
2.Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
3.Đàn ông là trụ cột trong gia đình, mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông.
4.Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
5.Trong gia đình nhất định phải có con trai.
6.Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi.
-Yêu cầu HS trình bày kết quả làm bài.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm có tinh thần học tập, tham gia xây dựng bài.
-Làm việc theo nhóm 4 và bày tỏ ý kiến:
1.Công việc nội trợ, chăm sóc con cái không phải là công việc của riêng phụ nữ. Phụ nữ hằng ngày cũng phải đi làm để xây dựng kinh tế gia đình nên nam giới phải chia sẻ với nữ giới công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Chăm sóc con cái là thể hiện tình yêu thương của cha mẹ.
2.Đàn ông không phải là người duy nhất kiếm tiền để nuôi gia đình. Việc kiếm tiền là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình.
3.Đàn ông là trụ cột của gia đình nhưng gia đình không phải do một mình đàn ông làm chủ. Mọi hoạt động trong gia đình phải có sự bàn bạc thống nhất giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái.
4.Nghề nghiệp là sự lựa chọn theo sở thích và năng lực của mỗi người. Con gái cũng có thể làm kĩ thuật giỏi, con trai cũng có thể trở thành những đầu bếp giỏi. Vì thế công việc nội trợ và kĩ thuật thì con gái và con trai đều nên biết.
5.Trong gia đình nhất định phải có con trai là chưa đúng. Con trai, con gái đều như nhau, cùng được chăm sóc, học hành, nuôi dạy, đều có khả năng làm việc như nhau và đều có nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ.
6.Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi là không đúng. Ngày nay, phụ nữ làm rất nhiều công việc trong xã hội. Con gái cần phải được học hành, tiếp thu những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đáp ứng được sự tiến bộ của xã hội.
-Mỗi nhóm cử một đại diện bày tỏ thái độ của nhóm mình về một ý kiến.
-Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
Hoạt động kết thúc
-Yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi sau: HS cần làm gì để thay đổi quan niệm xã hội về nam và nữ
- Nhận xét câu trả lời của HS.
-Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi: Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi quan niệm xã hội về nam và nữ bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài.
-Dăn HS về nhà học thuộc bài và làm VBT.
-Chuẩn bị bài: Nam hay nữ ? (tiếp theo)
---------------------------------------------------------
Tuần 1 – Tiết 1 Lao động – kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ
(Bi 1 – Tiết 1)
Ø&×
I.Mục tiêu:
óHS cần phải:
1.Biết cách đính khuy hai lỗ.
2.Đính được ít nhất một khuy hai lỗ.
3.Khuy đính tương đđối chắc chắn.
II.Đồ dùng dạy học:
õMẫu đính khuy hai lỗ.
õMột số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
õVật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ,...) với nhiều màu sắc kích cở, hình dạng khác nhau.
+ 2- 3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV).
+ Một mảnh vải có kích thước 20cm Î 30cm.
+ Chỉ khâu hoặc sợi.
+ Kim khâu len và kim khâu thường.
+ Phấn vạch, thước (có vạch chia thành từng xentimet), kéo.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
Giới thiệu và nêu mục đích giờ học
Hoạt động 1
Quan sát, nhận xét mẫu
-Yêu cầu HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a (SGK).
-Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
-Giới thiệu mẫu dính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát kết hợp với quan sát hình 1a, yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm.
-Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ gối,... yêu cầu HS nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
-Nhận xét các câu trả lời của HS.
-Quan sát mẫu và hình 1a trong SGK.
-Một số HS nêu nhận xét của mình.
-Quan sát theo hướng dẫn và nêu nhận xét
-Quan sát theo hướng dẫn và nêu nhận xét.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Chốt lại:
-Lắng nghe:
Khuy hay còn gọi là cúc (hoặc nút) được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, gỗ, trai, ... với nhiều màu sắc, kích thước, hình dáng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải (dưới khuy). Trên 2 nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng vị trí của 2 lỗ khuyết. Khuy được cài qua lỗ khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau.
Hoạt động 2
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
-Yêu cầu HS đọc lướt nội dung mục II (SGK)
-Yêu cầu HS nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
-Yêu cầu HS thực hiện các thao tác trong bước 1. (GV quan sát, uốn nắn)
-Hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1.
-Yêu cầu HS nêu cách chuẩn bị dính khuy trong mục 2a và hình 3.
-Sử dụng khuy có kích thước lớn hướng dẫn HS cách đính khuy: đặt tâm khuy đúng vào điểm vạch dấu, hai lỗ khuy thẳng hàng với đường vạch dấu; giữ cố định khuy trên điểm vạch dấu khi chuẩn bị dính khuy; xâu chỉ đôi và không quá dài (nếu dài sẽ khó khâu và dễ bị rối chỉ khi khâu).
-Yêu cầu HS đọc mục 2b và quan sát hình 4 (SGK) và nêu các đính khuy.
-Lưu ý HS: Khi đính khuy, mũi kim phải đâm qua xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3 – 4 lần cho chắc chắn.
-Hướng dẫn và làm mẫu lần khâu thứ nhất: lên kim qua lỗ khuy thứ nhất, xuông kim qua lỗ khuy thứ hai.
-Yêu cầu HS thực hiện tiếp các lần khâu còn lại.
-Hướng dẫn HS quan sát hình 5, hình 6 (SGK).
-Yêu cầu HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
-Hướng dẫn HS thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy: lên kim nhưng không qua lỗ khuy, quấn chỉ chặt vừa phải để đường quấn chỉ chắc chắn nhưng vải không bị đúm.
-Yêu cầu HS kết hợp quan sát khuy được đính trên sản phẩm (áo) và hình 5 (SGK) trả lời câu hỏi trong SGK.
-Yêu cầu HS thực hiện thao tác kết thúc đính khuy.
-Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy.
-Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm trong SGK.
-1 HS nêu trước lớp.
-2 HS lên bảng thực hiện.
-Theo dõi.
-1 HS nêu trước lớp.
-Theo dõi.
-1 HS nêu trước lớp.
-Lắng nghe.
-Theo dõi.
-2 HS lên bảng thực hiện thao tác.
-Quan sát.
-1 HS nêu trước lớp.
-Theo dõi.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-2 HS lên bảng thực hiện thao tác
-2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ.
-Thực hành theo yêu cầu.
Hoạt động tiếp nối
Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia các hoạt động, nhắc nhở các HS chưa tích cực.
-Dặn HS về nhà: chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành đính khuy 2 lỗ của HS.
-----------------------------------------------
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 5.docx