Tập đọc: Những người bạn tốt.
I- Mục tiêu:
1. Luyện đọc: Phát âm đúng: A-ri-ôn; Xi-xin, bông tàu, sửng sốt.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng sôi nổi, hồi hộp.
2. Hiểu: - Các từ ngữ khó trong bài.
- Ý nghĩa của bài: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của đàn cá heo với con người.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn đọc diễn cảm.
III- Lên lớp:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: “Tác phẩm của Si-le.” nêu ý nghĩa của bài.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu chủ điển và bài học:
- Cho HS quan sát tranh, nói về những điều em thấy trong tranh.
GV: Đây là bức tranh minh hoạ chủ điểm con người với thiên nhiên. nhiều bài đọc trong sách tiếng việt ở các lớp dưới đã cho em biết mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên. (Sơn tinh thuỷ tinh, chim sơn ca và bông cúc trắng, ông Mạnh thắng thần gió.) chủ điểm con người với thiên nhiên của lớp 5 sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.
GV: Bài đầu tiên của chủ điểm là những người bạn tốt. các em sẽ hiểu thêm về cá heo, tuy không thể trò chuyện bằng ngôn ngữ của loài người nhưng chúng là những người bạn rất tốt của con người.
b) H/d luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc: Các bước theo quy trình.
- Chia 4 đoạn.
14 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Trường tiểu học An Hoà - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp: Nghĩa gốc Nghĩa chuyển.
a) Mắt: đôi mắt em bé a) Mắt: Quả na mở mắt.
b) Chân: bé đau chân. b) Chân: kiềng ba chân.
c) Đầu: em đau đầu. c) Đầu: nước đầu nguồn.
Bài 2:
a) HS thi nhau kể.
- 1 số nhóm báo cáo kết quả.
b) HS tìm 1 số ví dụ về nghĩa chuyển.
Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi cày, lưỡi rìu,...
Miệng: miệng bát, miệng hũ,...
Cổ: cổ chai, cổ chân, cổ tay, cổ áo,...
Tay: tay ghế, tay áo, tay quay,...
Lưng: lưng núi, Lưng trời, lưng đồi,...
GV chốt: Các từ được dùng với nghĩa chuyển thường là các từ vốn để chỉ bộ phận hay hoạt động, đặc điểm của người và loài vật nhưng lại được dùng để chỉ bộ phận, đặc điểm của đồ vật, cây cối.
4. Dặn dò: Về nhà hoàn thành các bài tập.
Khoa học: Phòng bệnh viêm não.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây bệnh việm não.
- Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Biết thực hiện các việc cần làm để phòng bệnh viêm não.
- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ vào câu trả lời trang 30 sgk phóng to.
III- Lên lớp:
1. Bài cũ: - Nêu tác nhận gậy bệnh sốt xuất huyết?
- Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm ntn ?
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểm về bệnh viêm não: tác nhân gây bệnh, sự nguy hiểm và cách phòng bệnh.
b) Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Tác nhân gậy bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh
viêm não:
+ Tổ chức cho HS chơi trò: “Ai nhanh-ai đúng”.
Chia lớp thành nhóm 6, các nhóm đọc 4 câu hỏi sgk và 4 câu trả lời.
- Các nhóm lên bảng ghi nhanh dấp án.
Tuyên dương nhưng nhóm thắng cuộc.
Đáp án: 1- c ; 3 – b ; 2 – d ; 4 – a;
- Gọi 1 HS nêu câu hỏi, chỉ định 4 bạn đọc câu trả lời đúng.
* Hoạt động 2: Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não:
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp quan sát - Gợi ý câu hỏi.
tranh 1,2,3,4. - Vì sao bạn nhớ mắc màn khi đi ngủ.
+ Liện hệ thực tế để nêu cách phòng bệnh. - Bức ảnh 2 chụp cảnh gì.
- Quan sát ảnh 3,4 bạn thấy mọi người đã làm gì để phòng bệnh viêm não ?
- Nêu thêm một số việc làm mà bạn biết để phòng bệnh ?
- Gọi 1 số nhóm báo cáo kết quả.
- Gọi 3-4 em đọc mục bóng đèn toả sáng.
* Hoạt động 3: Thi tuyên truyền viên phòng bệnh viêm não:
- Đại diện 1 số em ở các tổ thi làm tuyên truyền viên, tuyên truyền vận động bà con phòng bệnh viêm não.
3. Tổng kết:
- Nhận xét chất lượng giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ 4 ngày tháng 10 năm 2006
Tập đọc: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà.
I- Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng: Ba-la-lai-ca chơi vơi, ngẫm nghĩ...
- Đọc trôi chảy được toàn bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ.
2. Hiểu: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình thuỷ điện Sông Đà sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
II- Đồ dùng dạy học:
- ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
III- Lên lớp:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc và kiểm tra nội dung bài: “Những người bạn tốt”.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Công trình thuỷ điện Sông Đà là một công trình lớn được xậy dựng với sự giúp đỡ của chuyện gia Liên Xô. xây dựng công trình này, chúng ta muốn chế ngự dòng sông, làm ra điện, điều hoà nước cho ruộng đồng... bài thơ :tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên Sông Đà sẽ giúp các em hiểu vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
b) H/d luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc chung: theo quy trình.
* Tìm hiểu bài:
+ Gọi 1 HS đọc hai khổ thơ đầu.
- Tác giả giới thiệu cảnh ở đâu ? vào thời - Cảnh công trình trên Sông Đà vào một đêm
điểm nào ? trăng chơi vơi.
- Động từ: “Chơi vơi” gợi tả điều gì ? - Gợi tả bầu trời mệnh mông trăng trôi nhẹ
như đang bay lơ lửng trăng một mình sáng tỏ
giữa trời đất bao la -> tạo vẻ đẹp phóng khoáng thơ mộng.
- Trong đêm trăng đẹp, xuất hiện âm thanh - Âm thanh của tiếng đàn Ba-la-lai-ca của 1
và hình ảnh gì ? cô gái Nga.
- Từ nào cho biét cô gái chơi đàn rất tốt ? - Ngón tay đan --> điêu luyện, thành thạo.
=> Đêm trăng trở nên sinh động bởi có tiếng đần của cô gái.
điều đó càng làm tăng thêm vẻ thơ mộng cho đêm trăng.
- Lúc ấy, cảnh vật trên công trường ntn ? - Cả công trường say ngủ , những tháp khoan
ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben: nằm nghỉ.
=> GV: Biện pháp nhân hoá làm cho bức tranh thiên nhiên thêm sinh động. ta có cảm giác, tiếng đàn đã làm cho mọi vật chìm vào trong giấc mộng thần tiên.
- Em hãy tìm một hình ảnh đẹp thể hiện sự - Chỉ còn tiếng đàn ngân nga với một dòng
gắn bó giữa con người với thiên nhiên ở trăng lấp loáng...
khổ thơ này ? => Đây là H/ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó,
hoà quyện...tiếng đàn ngân lên, lan toả trong đêm, ánh trăng rọi xuống, dòng sông lúc này như một “dòng trăng” lấp lánh.
=> Rút ý 1: Âm thanh tiếng đàn trong một đêm trăng thơ mộng trên công trường.
+ Gọi 1 HS đọc khổ thơ còn lại.
- Trong tương lai, bàn tay con người sẽ - Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi, biển sẽ
làm nên điều gì kì diệu ở nơi đây ? nằm...
=> Để tận dụng sức nước ở Sông Đà chạy máy phát điện, con người đã đắp đập ngăn sông, tạo nên hồ nước mệnh mông tựa biển giữa 1 vùng núi cao.
- Điều đó sẽ đem lại lợi ích gì cho con - Sông Đà chìa ánh sáng đi muôn ngả.
người ? => ánh sáng từ dòng Sông Đà đem lại sự văn minh cuộc sống tươi vui, hạnh phúc cho con người.
=> GV: Bằng bàn tay, khối óc kì diệu của mình, con người đã đem đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng. thiên nhiên lại mang đến cho con người nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. đó là mối quan hệ qua lại vô cùng mật thiết giữa con người với thiên nhiên.
Rút ý 2: Gương mặt mới của công trình trong tương lai:
* Luyện đọc diễn cảm: Đoạn 3.
3. Tổng kết: - HS neu ý nghĩa của bài.
- GV bổ sung ghi bảng (phần 2. mục 1).
Dặn dò: Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ.
Toán: Khái niệm về số thập phân.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết khái niệm về số TP. và cấu tạo của số TP.
- Biết đọc, viết các số TP (ở các dạng đơn giản thường gặp).
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng số (sgk).
III- Lên lớp:
1. Bài cũ: - Gọi 1 số em đọc các số TP: 0,7; 0,38; 0,001.
- Yêu cầu chuyển về phân số TP tương ứng.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về số TP.
b) Tìm hiểu VD:
- GV treo bảng phụ chép sẵn bảng số ở
sgk.
- Chỉ dòng 1, yêu cầu HS đọc. - Có 2m và 7dm.
- Yêu cầu HS viết hai đơn vị đo thành 1 - 2m7dm = 2m.
đơn vị đo làm m.
- GV giới thiệu: 2m được viết => GV ghi: 2m = 2,7m.
thành 2,7m
- Cho HS đọc 2,7. - Hai phẩy bảy.
=> Tiến hành tương tự với các dòng còn - 8 m = 8,56m.
lại. - m = 0,195m.
=> GV giới thiệu: “các số 2,7; 8,65; 0,195 cùng là số TP”.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
* Cấu tạo của số TP:
- GV trình bày cấu tạo của số 8,56. 8,56
HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Các chữ số trong số TP 8,56 được chia Phần nguyên Phần TP
làm mấy phần.
- Nêu tên gọi của từng phần, 2 phần được -> 2 phần.
ngăn cách với nhau bởi dấu hiệu nào ? - Hai phần được ngăn tách bởi dấu phẩy. trước dấu phẩy--> phần nguyên. sau dấu phẩy: phần thập phân.
+ Lưu ý: không nói phần TP là 56 và 56 này thực chất là
Nói: phần TP gồm 2 chữ số 5 và 6.
- Phân tích tương tự với số 80,506.
=> Gọi 3-4 em đọc phần kiến thức ghi nhớ (sgk).
3. Luyện tập:
Bài 1: GV viết các số TP lên bảng yêu cầu HS đọc.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 2: HS đọc đề.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Viết các hỗn số thành số TP rồi đọc.
- GV làm mẫu 1 trường hợp. 5 = 5,9 Goi HS đọc.
- HS làm tương tự với các trường hợp còn 82= 82,45; 810=810,225.
lại.
Bài 3: HS tự làm bài.
Gọi 1 số em báo cáo kết quả.
4. Dặn dò:
- Về nhà đọc phần bài học.
- Hoàn thành các bài tập.
Địa lí: Ôn tập.
I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố, ôn tập về các nội dung.
- Xá định và nêu vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ.
- Nêu tên và chỉ được vị trí của một số đảo, quần đảo của nước ta.
- Nêu tên và chỉ được vị trí các dãy núi lớn, sông lớn, các đồng bằng của nước ta tên bản đồ.
- Nêu được đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên VN: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng...
II- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Phiếu học tập.
III- Lên lớp:
1. GV giới thiệu bài:
2. H/d ôn tập:
Hoạt động 1: HS làm bài tập 1.
- HS hoạt động nhóm bàn, sử dụng lược đồ hình 1: thực hiện chỉ trên bản đồ các nội dung trong bài yêu cầu.
- Gọi 1 số nhóm báo cáo kết quả trên bản đồ lớn.
. 1 em hỏi, 1 em trả lời.
Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm các yếu tố địa lí tự niên VN.
- Chia lớp thành nhóm 6: phát phiếu học tập kẻ sẵn bảng thống kê theo mẫu ở sgk.
- HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành nội dung trong bảng.
- Gọi 1 số nhóm trình bày kết quả.
* Lưu ý: - Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 nội dung.
- Nhóm bạn bổ sung góp ý.
- GV chốt ý đúng (như bảng trên).
- Gọi 1 số em chỉ 1 số mỏ khoáng sản trên lược đồ.
3. Tổng kết:
- Gọi 5-6 em đọc lại (nối tiếp) nội dung kiến thức đã hoàn thành trong bảng.
- Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau: sưu tầm các thông tin về sự phát triển dân số ở VN; Các hậu quả của việc gia tăng dân số.
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
- Trên phần đất liền của nước ta: S là đồi núi.
S là đồng bằng.
Khoáng sản
- Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, âptít, bô-xít, sắt, dầu mỏ...
Trong đó thân là khoáng sản có nhiều nhất.
Khí hậu
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
- Khí hậu có sự thay đổi khác biệt giữa Bắc và Nam.
- Miền Bắc có màu động lạnh; Miền Nam nắng nóng quanh năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Sông ngòi
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn.
- Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Đất
- Nước ta có hai loại đất chính:
+ Đất pe-ra-rít màu đỏ hoặc vàng, tập trung ở vùng núi.
+ Đất phù sa màu mỡ tập trung ở đồng bằng.
Rừng
- Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu có hai loại rừng chính.
+ Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở đồi núi.
+ Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.
*********Hết********
File đính kèm:
- Tuan 7.doc