Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Trường tiểu học An Hoà - Tuần 5

Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc

I- Mục tiêu:

1. Luyện đọc: Đúng phiên âm tiếng nước ngoài.

thay đổi giọng đọc phù hợp từng nhân vật.

2. Hiểu: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các quốc gia.

II- Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn văn cần luyện đọc.

III- Lên lớp:

1. Bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài: “Bài ca về trái đất”.

- Nêu ý nghĩa của bài.

2. Bài mới:

* GV giới thiệu bài: “Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, chúng ta nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của bè bạn năm châu, Các chuyên gia Liên Xô đã giúp đỡ chúng ta xây dựng những công trình lớn như cầu Thăng Long, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, bàitapj đọc hôm nay sẽ giúp chúng ta phần nào thấy được tình cảm hữu nghị giữa nhận dân ta với chuyên gia Liên Xô”.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Trường tiểu học An Hoà - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất của nhân dân hải sản... ta ? - Biển mang lại thuận lợi gì về giao - Biển là đường giao thông quan trọng... thông ? 3. Tổng kết: Goi 3-4 em đọc bài học (sgk). - HS giới thiệu thêm một số bãi biển đẹp ở nước ta. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Thứ 5 ngày tháng năm 2006 Luyện từ và câu: Từ đồng âm. I- Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu thế nào là từ đồng âm. - Nhận diện được từ đồng âm trong câu, đoạn văn, trong lời nói hằng ngày. - Phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép nội dung (2) phần nhận xét. III- Lên lớp: 1. Bài cũ: Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thanh bình của nông thôn hoặc thành phố. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: “Các em đã tìm hiểu, thực hành luyện tập về từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa. tiết học hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu về từ đồng âm”. b) Tìm hiểu bài: Bài 1: - GV chép hai câu văn lên bảng. - Gọi 2 HS đọc lại. - Ông ngồi câu cá. - Đoạn văn này có 5 câu. - GV gạch chân hai từ “câu”. Bài 2: GV treo bảng phụ chép sẵn 2 dòng nêu nghĩa hai từ “câu” ở BT1. - HS thảo luận nhóm bàn. tìm xem mỗi từ - Dòng a: ứng với “câu” ở câu a. “câu” ở bài tập 1 ứng với dòng nêu nghĩa Dòng b: ứng với “câu” ở câu b. nào ở BT2. - Em có nhận xét gì về cách phát âm 2 từ - Phát âm hoàn toàn giống nhau. “câu” trên ? - Nghĩa của chúng ntn ? - Khác nhau hoàn toàn. => GV: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm. Gọi HS đọc ghi nhớ (sgk). - Yêu cầu HS lấy thêm VD. 3. Luyện tập: Bài 1: HS đọc đề và làm việc theo nhóm bàn. - Xác định từng cặp từ đồng âm trong mỗi a) Cánh đồng-> đồng là khoảng đất rộng, trường hợp. bằng phẳng để cày cấy. - Xác định nghĩa của từng từ. Tượng đồng: đồng là kim loại. - Gọi các nhóm trình bày ý kiến. cả lớp Một ngàn đồng: Đồng là đơn vị tiền tệ. nhận xét, bổ sung b) Hòn đá: đá là chất rắn kết thành tảng, thành hòn. Đá bóng: chỉ hoạt động. c) Ba má: ba là chỉ người sinh ra mình. Ba tuổi: ba chỉ số từ. Bài 2: HS đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 1 số em trình bày bài làm- cả lớp nhận xét. Bài 3: - HS đọc thầm câu chuyện. - Trao đổi theo nhóm bàn: Tại sao Nam tưởng ba chuyển sang làm việc ở ngân hàng. - HS trình bày ý kiến, GV bổ sung. “Nam nhần lẫn giữa nghĩa 2 từ đồng âm là tiền tiêu”. . Tiền tiêu: tiền để chỉ tiêu. . Tiền trận: là vị trí quan hệ có bố trí canh gác ở trước khu vực trú quân, hướng về phía địch. Bài 4: Cho HS đố nhau theo nhóm. Đáp án: a) con chó thui. b) câu hoa súng và khẩu súng. ? Trong 2 câu đố trên, người ta có thể nhần a. Chín: nướng chín khác số chín. lẫn từ đồng âm nào ? b. Khẩu súng (còn được gọi là cây súng) với cây hoa súng. 3. Tổng kết: - Thế nào là từ đồng âm ? - Về nhà tìm thên các từ đồng âm. Chính tả: Nghe-viết: một chuyên gia máy xúc luyện tập đánh dấu thanh I- Mục tiêu: - Nghe-viết chính xác, đẹp đoạn “Qua khung cửa kính...thân mật”. - Hiểu được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ua và tìm được tiếng có nguyên âm uô/ua để hoàn thành câu thanh ngữ. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết mô hình cấu tạo vần. III- Lên lớp: 1. Giới thiệu bài: 2. H/d viết chính tả: a) Gọi 1 HS đọc đoạn văn viết chính tả. - Cao lớn, mái tóc ứng vàng, thân hình ? Dáng vẻ của người ngoại quốc có gì đặc chắc khoẻ, khuôn mặt to, chất phác... biệt ? b) H/d viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. c) HS viết chính tả: d) Soát lỗi chấm bài: 3. H/d làm bài tập: Bài 1: - HS đọc bài: “Anh hùng Núp tại Cu Ba”. - Thi tìm nhanh những tiếng có chứa ua, uô. ? Em có nhận xét gì về cách ghi dấu - Trong tiếng có chứa uô: dấu thanh đặt ở thanh trong mỗi tiéng em vừa tìm được ? chữ cái thứ hai của âm chính ua là uô. Trong tiếng có chứa ua: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ nhất của âm chính ua là u. Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài theo nhóm bàn: tìm tiếng còn thiếu trong câu thanh ngữ và giải thích nghĩa của thanh ngữ đó. - HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét, góp ý. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Toán: Đê ca mét vuông, Hu tô mét vuông I- Mục tiêu: Giúp HS: - Hình thành biểu tượng ban đầu về đe ca mét vuông và hu tô mét vuông. - Đọc , viết đúng số đo S có đơn vị là hm2; dam2. - Nắm được mối quan hệ giữa dam2, m2, hm2 và dam2. II- Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị trước hình vẽ biểu diễn hình vuôngcó cạnh dài 1dam; 1hm (thu nhỏ) như sgk. III- Lên lớp: 1. GV giới thiệu bài: “Trong thực tế, để thuận tiện, ngoài các đơn vị đo S như cm2, dm2, m2, người ta phải sử dụng các đơn vị đo S lớn hơn m2. bài học hôm nay, chúng ta sẽ học về hai đơn vị đo S lớn hơn là dam2 và hm2 ”. 2. Giới thiệu hai đơn vị đo S mới: a) Hình thành biểu tượng về đê-ca-mét vuông: - GV treo bảng hình vẽ biểu diễn hình vuông cạnh 1dam có chia thành các ô nhỏ như sgk. - Yêu cầu HS tính S. - 1dam*1dam=..... => GV: 1dam*1dam=1dam2. Đê ca mét vuông là đơn vị đo S của hình - Cho HS nhắc lại. vuông có cạnh dài 1dam. - GV: đê ca mét vuông viết tắt là dam2. - GV viết dam2 . HS viết vào nháp. . HS đọc. * Yêu cầu HS dựa vào mô hình vẽ tính S - 1m * 1m=1m2. 1 ô vuông nhỏ. - Hình vuông lớn bao gồm bao nhiêu ô - 100 ô vuông nhỏ. vuông nhỏ ? - Vậy S hình vuông lớn= ? m2. - 100m2. - Vậy 1dam2= ? m2. - 1dam2=100m2. - Đêca mét vuông gấp mấy lần m2 ?. - Gấo 100 lần - HS đọc: 1dam2= 100m2. b) Hình thành biểu tượng về hu tô mét vuông: - Tiến hành tương tự mục a. * Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa đê-ca-mét-vuông và mét vuông giữa hu-to-mét-vuông và đe-ca-mét-vuông. 3. Luyện tập thực hành: Bài 1: - HS đọc cho nhau nghe theo nhóm bàn. - Gọi 1 số em đọc to. Bài 2: - GV nêu lần lượt từng số đo. HS viết vào vở. - 1 em lơn bảng. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: - GV hướng dẫn 1 vài trường hợp. - HS vận dụng làm bài. - Cữa bài, nhận xét. Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? ( viết các số đo có hai đơn vị dưới dạng số đo có 1 đơn vị là dam2). GV làm mẫu: 5dam223m2= 5dam2 + dam2 = 5 dam2. - HS làm các trường hợp còn lại. 4. Dặn dò: Về nhà hoàn thành các bài tập. Khoa học: Thực hành nói “không” đối với chất gây nghiện (T2). I- Mục đích yêu cầu: (như tiết 1). II- Lên lớp: 1. Chuyển hoạt động 4: “đóng vai” đã soạn ở tiết trước sang tiết 2. 2. Thêm hoạt động kết thúc: HS chơi trò: “phóng viên”. - 1 em đóng vai phóng viên nhà báo, hỏi bất kì bạn nào trong lớp những câu có liên quan đến nội dung bài học. VD: - Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh gì ? - Uống rượu bia có ảnh hưởng gì đến bản thân và những người xung quanh ? - Ma tuý là gì ? - Nêu tác hại của ma tuý đối với cộng đồng và xã hội. 3. Tổng kết, dặn dò: - Các em phải luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói “không” với các chất gây nghiện. Thứ 6 ngày tháng năm 2006 Tập làm văn: Tả bài văn tả cảnh I- Yêu cầu : HS: - Nắm được yêu cầu bài văn tả cảnh. - Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn, biết sửa lỗi, viết lại được một đoạn cho hay hơn. II- Đồ dùng dạy học: - Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý trong bài làm của HS. III- Lên lớp: 1. GV giới thiệu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình. a) Nhận xét chung: - Với 3 đề văn, số HS lựa chọn mỗi đề gần bằng nhau. các em nắm được trọng tâm đề ra, biết miêu tả cảnh vật theo từng đặc điểm của cảnh, sử dụng các giác quan khi quan sát. - một số bài làm gây được cảm tình cho người đọc vì đã biết lồng cảm xúc khi miêu tả và sử dụng được các biện pháp nghệ thuật: bài của Hồng Ngọc, Tuấn Trà, Linh Chi... b) Chữa lỗi: - Lỗi về chấm câu tuỳ tiện: bài của Dung, Trà Mi, Chiến, Ngọc. VD: ánh nắng mặt trời chiếu vào. làm cho cây cối bừng sáng lên. (bài của dung). - Lỗi về dùng từ: VD: Cơn mưa rào lất phất đổ xuống. . Cơn mưa như những hạt ngọc long lanh. - Lỗi về liên kết câu, đoạn văn: VD: Bài của em thương, phú, tâm: sắp xếp các ý văn còn rời rạc, sa vaod liệt kê, kể lể. * GV cho HS thảo luận các lỗi do GV cung cấp thông tin, sửa lỗi giúp bạn để cùng rút kinh nghiệm. * Đọc một số bài khá, nhận xét ưu điểm. 3. Trả bài: HS đọc lại bài à tự sửa lỗi. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Quan sát một mặt hồ, một dòng sông... chuẩn bị tiết sau. : - Nhận xét giờ học. - Quan sát một mặt hồ, một dòng sông... chuẩn bị tiết sau. Toán: Mi li mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích. I- Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của m2. quan hệ giữa m2 và cm2. - Củng cố tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo S. - Biết chuyển đổi các số đo S. II- Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1m (sgk). III- Lên lớp: 1. Bài cũ: - Nêu tên các đơn vị đo S đã biết. - Nêu mối quan hệ giữa hm2 và dam2. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: “Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng học về một đơn vị đo S nhỏ hơn cm2, sau đó cùng hệ thống lại bảng đơn vị đo S ”. b) Tìm hiểu: * Hình thành biểu tượng về mm2 và mối quan hệ giữa mm2 với cm2. - GV treo hình vuông minh hoạ (sgk). - Cách khai thác tiến hành tương tự như giới thiệu biểu tượng hm2, dam2. * Bảng đơn vị đo S. - GV treo bảng phụ có kẻ sẵn các cột (sgk). - Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo S theo thứ tự từ lớn đến bé. GV: chỉ vào 1m2: ? 1m2= ? dm2. - 1m2= 100dm2. - 1m2= mấy phần dam2 1m2 = dam2. => GV điền vào cột. - Yêu cầu HS điền tiếp các cột còn lại. ? Mối đơn vị đo S gấp bao nhiêu lần đơn - Gấp 100 lần. vị bé hơn liên tiếp nó ? - Mỗi đơn vị đo S bằng mấy phần đơn =. vị bé hơn liền trước nó ? ? Vậy hai đơn vị liền tiếp nhau hơn (kém - 100 lần. nhau) ? lần ?` => Cho HS nhắc lại. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: a) HS đọc theo nhóm bàn. b) GV đọc, HS ghi các số đo S (1 em lên bảng). Bài 2: - HS đổi số đo S từ đơn vị bé => lớn; từ lớn => bé. - 2 em lên bảng. cả lớp làm vào vở. - Chữa bài. Bài 3: HS tự làm bài. Dặn dò: Về ôn lại bảng đơn vị đo S, nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo. ************ hết***********

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc