Chính tả
Lịch sử ngày Quốc tế Lao Động
I –Mục đích, yêu cầu
1. Nghe - viết đúng chính tả bài Lịch sử ngày Quốc tế lao động.
2. Ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập.
II -Đồ dùng dạy-học
- Giấy khổ to chắp quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (đã dùng trong viết chính tả trước).
- Bút dạ và hai tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT2.
5 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Trường tiểu học An Hoà - Tuần 26 - Thứ 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 16 tháng 03 năm 2007
Chính tả
Lịch sử ngày Quốc tế Lao Động
I –Mục đích, yêu cầu
1. Nghe - viết đúng chính tả bài Lịch sử ngày Quốc tế lao động.
2. Ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập.
II -Đồ dùng dạy-học
- Giấy khổ to chắp quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (đã dùng trong viết chính tả trước).
- Bút dạ và hai tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT2.
III –Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A –Kiểm tra bài cũ
HS viết những tên riêng như: Sác-lơ Đác-uyn, A-đam, pa-xtơ,...
B –Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe-viết
- GV đọc bài: Lịch sử ngày Quốc tế lao động..
? bài chính tả nói điều gì ?
- Cả lớp đọc thầm lại bài chính tả.
# GV nhắc các em chú ý những từ mình dễ viết sai; cách viết những tên người, tên địa lí nước ngoài.
GV đọc các tên riêng có trong bài chính tả - GV chữa bài viết của JS trên bảng lớp.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận gắn trong câu cho HS viết; đọc toàn bài chính tả cho HS soát lại; chấm điểm.
- Gv dán lên bảng tờ phiếu đã viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, mời một HS lấy ví dụ là các tên riêng vừa viết trong bài chính tả để minh họa.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày. cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố, Dặn dò
- Cả lớp theo dõi trong SGK
- Một HS đọc lại thành tiếng bài chính tả
- Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của ngày Quốc tế lao động 1-5.
- HS gấp SGK.
- 2-3 HS viết trên bảng lớp, những HS khác viết vào giấy nháp : Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc,...
- Một HS đọc nội dung BT2, đọc cả chú giải từ Công Xã Pa-ri.
- Cả lớp đọc thầm lại bài văn Tác giả bài Quốc tế ca, dùng bút chì gạch dưới các tên riêng tìm được trong VBT, giải thích cấch viết những tên riêng đó. GV phát riêng bút dạ và phiếu cho 2 HS.
Địa lí
Bài 24: Châu Phi (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS:
- Biết đa số châu Phi là người da đen.
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập.
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý của Ai Cập.
II -Đồ dùng dạy học
- Bản đồ kinh tế châu Phi.
- Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
III –Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
? Tìm và nêu vị trí địa lí của châu Phi?
? Tìm và chỉ vị trí sa mạc Xa-Ha-Ra và xa van trên lược đồ tự nhiên châu Phi?
? Chỉ vị trí các con sông lớn của châu Phi trên lược đồ tự nhiên?
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
3. Dân cư châu Phi
# Đọc bảng số liệu SGK trang 103 về S và dân số các châu lục để:
+ Nêu số dân của châu Phi?
+ So sánh số dân của châu Phi với các châu lục khác
# Quan sát H3 trang 118 và mô tả đặc điểm của người dân châu Phi. Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về điều kiện sống của người dân châu Phi?
? Họ sống chủ yếu những vùng nào
KL: Năm 2004 dân số châu Phi là 884triệu, hơn 2/3 trong số họ là da đen.
4. hoạt động kinh tế
? Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục khác ?
? Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì ? vì sao ?
- Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi.
5. Ai Cập
# HS trả lời câu hỏi ở mục 5 trong SGK.
Kết luận:
- Ai Cập nằm ở bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục á, Âu, Phi.
- Thiên nhiên: có sông Nin (dài nhất thế giới) chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng, có đồng bằng châu thổ màu mỡ.
- Kinh tế-xã hội: từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ; là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, sản xuất bông và khai thác khoáng sản
# Củng cố, dặn dò
3HS nêu
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Năm 2004 là 884 triệu,chưa bằng 1/5 châu á.
+ Người da đen, tóc xoăn, quần áo sặc sỡ ...
+ Vùng ven biển, thung lũng sông.
+ Kinh tế chậm phát triển, chỉ tập trung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
+ Khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm (bệnh AIDS, các bệnh truyền nhiễm,...). nguyên nhân: kinh tế chậm phát triển, ít chú ý việc trồng cây lương thực.
+ HS nêu
# HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Phi treo tường dòng sông Nin, vị trí địa lí, giới hạn của Ai Cập.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng nhân và chia số đo thời gian.
Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán thực tiễn.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS lam bài tập 1 VBT
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
Bài 1
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 2
? Nêu cách thực hiện
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 3
Yêu cầu HS đọc bài
Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 4
Nêu yêu cầu của bài toán
? Để tính được chính xác thời gian đi tới mỗi ga ta lám ntn?
Giáo viên nhận xét tiêt học
2HS làm bài
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
HS nêu
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
HS trả lời
+ lớp làm vào vở
HS nêu
HS nêu cách làm
2HS làm vào vở, nêu kết quả rồi giải thích
Luyện từ và câu
Luyện tập và thay thế từ ngữ để liên kết câu
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Củng cố hiểu biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
2. Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng học nhóm, bút dạ, VBT
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
? Yêu cầu HS lam bài tập 2 và 3 trang 82.
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài
Yêu cầu nêu kết quả
Giáo viên nhận xét
? Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
KL
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 3
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài
C. Củng cố dặn dò
2HS làm bài
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng nhóm, lớp làm vào vở
Đính KQ, lớp nhận xét bổ sung hoàn chỉnh.
Các từ dùng để chỉ nhân vật Phủ Đổng là Thiên Vương là: tráng sĩ, người trai làng Phù Đổng.
+ HS trả lời
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng nhóm, lớp làm vào vở
Đính kq nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài
KQ: người con gái họ Triệu, người, người, người con gái vùng núi Quan Yên.
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Đính KQ, lớp nhận xét
Mĩ thuật
Bài 26 : Vẽ trang trí
Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
I. Mục tiêu
- HS nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối.
- HS biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hao nét thanh nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống.
II – Chuẩn bị
- một số dòng chữ in hao nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp (để so sánh).
- Sưu tầm một vài dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo, tạp chí hoặc chuẩn bị.
- Một số bai kẻ chữ của các lớp trước.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành, but chì, tẩy, thước kẻ, com pa, ê ke, màu vẽ...
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giới thiệu bài
GV lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số dòng chữ có kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm (kẻ đúng và chưa đúng) và gợi ý HS nhận thấy.
+ Kiểu chữ (kẻ đúng hay kẻ sai).
+ chiều cao và chiều rộng cảu dòng chữ so với khổ dấy.
+ Khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng.
+ Cách vẽ màu chữ và màu nền (chữ màu sáng thì nền màu đậm và ngược lại).
- Gv yêu cầu HS tìm ra dòng chữ đúng và đẹp.
Hoạt động 2: Cách kẻ chữ
GV vẽ lên bảng kết hợp với nêu các câu hỏi gợi ý để HS nhận ra các bước kẻ chữ:
- Dựa vào khuôn khổ giấy xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ.
- Vẽ nhẹ bằng bút chì toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng.
- Xác định bề rộng của nét đậm và nét thanh cho phù hợp với chiều cao và chiều rộng của các con chữ.
- Dùng thước để kẻ các nét thẳng.
- Sử dụng com pa hoặc vẽ bằng tay các nét cong.
- Vẽ màu theo ý thích.
Lưu ý :
- Màu của dòng chữ và màu nền cần khác nhau về màu và đậm nhạt.
- Vẽ màu gọn, đều trong nét chữ.
Hoạt động 3: Thực hành
- khi thực hành, HS thường gặp khó khăn về cách sắp xếp dòng chữ trong khổ giấy và xác định vị ttrí của nét thanh, nét đậm. vì vậy, GV cần hướng dẫn cho HS:
+ Chiều cao, chiều dài hợp lý của dòng chữ trong khổ dấy (để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu chữ trong bố cục).
+ Tìm khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng.
+ Vị trí của nét thanh, nét đậm (xác định đúng vị trí).
+Trong dòng chữ bề rộngcủa các nét thanh phải bằng nhau, bề rộng cảu các nét đậm cũng phải bằng nhau.
+ Cách chọn màu chữ, màu nền và cách vẽ màu.
- Hướng dẫn cụ thể hơn với những em còn lúng túng.
Hoạt động 4:Nhân xét, đánh giá
- HS tự chon một số đề bài và nhận xét, đánh giá về:
+ Bố cục (đệp, chưa đẹp, vì sao?).
+ Màu sắc (vẽ màu đều ở chữ và nền).
- GV yêu cầu HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.
- GV tổng kết và nhận xét chung về tiết học.
File đính kèm:
- thu 5.doc