Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Trường tiểu học An Hoà - Tuần 26 - Thứ 2

Tập đọc

Nghĩa thầy trò

I –Mục đích, yêu cầu

1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng, tha thiết.

2. Hiẩu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.

Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II -Đồ dùng dạy-học

Tranh minh họa bài học trong SGK.

III – Các hoạt động đạy-học

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Trường tiểu học An Hoà - Tuần 26 - Thứ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2007 Tập đọc Nghĩa thầy trò I –Mục đích, yêu cầu 1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng, tha thiết. 2. Hiẩu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. II -Đồ dùng dạy-học Tranh minh họa bài học trong SGK. III – Các hoạt động đạy-học Hoạt động dạy Hoạt động học A –Kiểm tra bài cũ HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửu sông, trả lời các câu hỏi về bài đọc. B – Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - 3HS đọc bài văn. Đ1: từ đầu đến mang ơn rất nặng) Đ2 (tiếp theo đến môn sinh đến tạ ơn thầy) Đ3 (phần còn lại). GV kết hợp uốn nắn HS về cách đọc, cách phát âm; giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài b) Tìm hiểu bài # Yêu cầu HS đọc bài Đ1 - Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? - Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu. # Yêu cầu HS đọc bài Đ2 - Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho thầy từ thủơ học vở lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.) - Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? ?Tiên học lễ, hậu học văn ? Tôn sư trọng đạo ? Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự ? GV: truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gin, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. c) Đọc diễn cảm GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn theo gợi ý của mục 2a. - GV hướng dẫn HS cả lớp đọc diễn cẩm một đoạn văn. 3. Củng cố, dặn dò - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2Lươt) - Luyện đọc theo cặp 3 - 1HS đọc cả bài #1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK + Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy – người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành. + Từ sáng sớm,....cùng theo sau thầy. # 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ....mang ơn rất nặng. + Thầy chắp tay cung kính vái thầy đồ,... + Tiên học lễ, hậu học văn; Uống nước nhớ nguồn; Tôn sư trọng đạo;...) + trước hết phải học lễ phép; sau đó học chữ, học văn hóa + Tôn kính thầy giáo , trọng đạo học. + Không thầy đố mày làm nên,...,làm sao cho bõ những ngày ước ao,...) - Ba HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. Toán Nhân số đo thời gian I. Mục tiêu - HS biết thực hiện nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng vào giản các bài toán thực tiễn. II. Hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ Yêu cầu HS lam bài tập 2 Giáo viên nhận xét B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn nhân số đo thời gian VD1: gv ghi đề bài lên bảng Yêu cầu HS đọc bài ? Bài toán cho biết gì? hỏi gì? ? Để biết người đó làm 3SP hết bao nhiêu thời gian ta làm ntn? ? Hãy tìm cách tính # Giáo viên nhận xét, hướng dẫn cách tính 1giờ 10phút x 3 3giờ 30phút VD2:( tương tự như VD1) Chú ý: 15giờ 75phút = 16giờ 15phút 3. Luyện tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài Yêu cầu HS lam bài Bài 2 Yêu cầu HS đọc bài Bài toán cho biết gì? hỏi gì? ? Để biết bé Lan ngồi đu quay bao nhiêu thời gian ta làm ntn? Yêu cầu HS lam bài Giáo viên nhận xét 4. Củng cố dặn dò + 1HS đọc bài, lớp theo dõi + HS trả lời + 1giờ 10phút x 3 + HS tính, 1HS trình bày kết quả. 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK 2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK HS trả lời 1phút 25giây x 3 1HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở Khoa học: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa I. Mục tiêu - chỉ đâu là nhị, nhụy. nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy. - phân biệt hoa có cả nhị và nhụy. với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. II. Đồ dùng dạy học - Hình trang 104, 105 SGK. - Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hao. III. Hoạt động dạy học mở bài: - GV yêu cầu HS quan sát hình và tranh trang 104 SGK. gọi một vài HS chỉ vào hình và nói tên cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng. - Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1: quan sát GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK: - Hãy chỉ vào nhị (nhị đực) và nhụy (nhị cái) của hoa râm bụt? - Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái? HĐ2: thực hành với vật thật - nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những nhiệm vụ sau: + Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị (nhị đực) và đâu là nhụy (nhị cái). + phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhụy và nhị; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhụy. và hoàn thành bảng sau vào Hoa có cả nhị và nhụy Hoa chỉ có nhị(hoa đực) hoặc nhụy (hoa cái) phượng Dong riềng râm bụt sen KL: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa, cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. cơ quan sinh duc cái gọi là nhụy. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhụy. HĐ3: thực hành với sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính # GV yêu cầu quan sát sơ đồ nhị và nhụy. trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhụy trên sơ đồ. HĐ Củng cố dặn dò + HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp. Hình 5a: hao mướp đực. Hình 5b: hoa mướp cái. # Các nhóm lần lượt trình bày - Đại diện một số nhóm cầm bông hoa sưu tầm được của nhóm, giới thiệu với các bạn trong lớp từng bộ phận của bông hoa đó (cuống, đài, cánh, nhị ,nhụy...). đặc biệt chú ý đến nhị và nhụy. các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện các nhóm khác trình bày bảng phân loại hoa chỉ có nhị hoặc nhụy với hao có cả nhị và nhụy. các nhóm khac nhận xét và bổ sung. # Gọi một số HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhụy. Kết thúc tiết học, GV nói cho HS biết tiết sau các em sẽ học về chức năng của nhị và nhụy. trong quá trình sinh sản. Đạo đức Em yêu hòa bình I- Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: -Giá trị của hòa bình; trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiêm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình. - Tích cực tham gia các hoạtđộng bảo vệ hòa bìnhdo nhà trường, địa phương tổ chức. Yêu hòa bình, quý trọng ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gay chiến tranh. II - Tài liệu và phương tiện: - Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh. - Tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới. - Giấy khỏ to, bút màu. - Thẻ màu dùng cho hoạt động 2 tiết 1. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học Khởi động: Hs hát bài Trái Đất này của chúng em, ... + Bài hát nói lên điều gì? + Để Trái Đất mãu mãu tươi đẹp , yên bình, chúng ta cần phải làm gì ? Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin. # GV treo các tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở các vùng có chiến tranh. ? Nhận xét về nội dung của những bức trang đó? # Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK. # Hãy thảo luận những nội dung sau: ? Nhận xét về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh? ? Những hậu quả mà chiến tranh để lại? ? Để thế giới không còn chiến tranh, ấm no,hạnh phúc trẻ em được tới trường theo em chúng ta cần làm gì? Kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc , bệnh tật, đói nghèo, thất học, .... Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ # Treo bảng phụ ghi sẵn bt1, đồng thời phát thẻ cho HS và nêu quy ước (đồng ý xanh không dồng ý đỏ) + GV đọc từng ý kiến, yêu cầu HS bày tỏ thái độ, rồi giải thích Giáo viên nhận xét Hoạt động 3 Hành động nào đúng Yêu cầu HS đọc bài tập 3 Yêu cầu HS lam bài Giáo viên nhận xét Hoạt động 4: Làm bài tập 3 Treo bảng phụ ghi nội dung của bt3 # Khoanh tròn vào chữ cái trước hoạt động vì hoà bình mà em biết và giới thiệu với bạn bè về hoạt động đó. # Gọi HS trình bày hiểu biết về từng hoạt động # Giáo viên nhận xét Hoạt động: Củng cố dặn dò + hs quan sát + HS nhận xét + 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK Thảo luận theo nhóm 4 + Cuộc sống của người dân vùng ở vùng có chiến tranh thật khổ cực. ... + Chiến tranh đã để lại hậu quả lớn về người và của cải. + Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh + Lên án phê phán cuộc ct phi nghĩa. 1HS đọc bài, lớp theo dõi HS nhận thẻ a,Tán thành. vì cuộc sống nghèo khổ ... b, Không, Vì trẻ em giữa các nước bình đẳng, không phân biệt chủng tộc ... c, Không, Vì ND các nước có trách nhiệm bảo vệ hoà bình nước mình và tham gia bảo vệ hoà bình tg d, Tán thành 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK lớp làm vào VBT, HS trình bày KQ Các hành động việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình là: b,c HS lắng nghe 7HS trình bày KQ

File đính kèm:

  • docThu 2.doc
Giáo án liên quan