Tập đọc: Nghìn năm văn hiến
A- Yêu cầu:
- Đọc đúng các tiếng, từ nghữ: Thiên Quang, Quốc Tử Giám, Văn Hiến.
- Đọc trôi chảy từng bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột .
- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào.
- Hiểu nội dung bài: nước Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
B- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn từ đầu --> “300 tiến sĩ”.
C- Lên lớp:
I- Bài cũ: Kiểm tra đọc và hiểu nội dung bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.
II- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát ảnh chụp văn hiến Quốc Tử Giám.
? Bức ảnh chụp cảnh gì .
Em biết gì về di tích lịch sử này ?
GV: Đây là ảnh chụp khi văn các trong văn miếu Quốc Tử Giám.
- Một di tích lịch sử rất nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội - trường đại học đầu tiên ở nước ta. chúng ta cùng tìm hiểu nền văn hiến của đất nước qua bài: “Nghìn năm văn hiến”.
2. H/d luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: .
- GV đọc mẫu: Lưu ý HS ngắt giọng ở bảng thống kê.
VD: Triều Đại / Lý / Số khoa thi / 6 / số tiến sĩ / 11.
- Chia đoạn bài văn:
Đ1: Tử đầu --> cụ thể như sau.
Đ2: Bảng thống kê.
Đ3: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn 1. - Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- HS đọc nối tiếp lần 2. - Kết hợp chú giải từ khó.
23 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học khối 5 - Trường tiểu học An Hoà - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m khi nào ?
b) H/d viết từ khó:
- Cho HS nêu những từ khó trong bài mà khi - HS nêu nối tiếp: Lương Ngọc Quyến,
viết có thể nhầm. Lương Văn Can, khoét, xích sắt,...
- Yêu cầu HS đọc – viết các từ vừa tìm được. - HS viết vào vở nháp.
c) Viết chính tả:
- GV đọc, HS chép chính tả. nhắc HS viết hoa
tên riêng.
2. Soát lỗi, chấm bài:
3. H/d làm bài:
Bài 4: HS đọc yêu cầu và tự làm bài, 1 em - Trạng – an.
làm trên bảng. Nguyên – uyên.
- nhận xét, chữa bài. Khoa – oa.
Thi – i.
Làng – ang...
Bài 2: - GV đưa mô hình cấu tạo vần.
? Vần gồm những bộ phận nào ? - Âm đệm, âm chính, âm cuối.
? Bộ phận nào bắt buộc phải có để tạo vần ? - Âm chính bắt buộc phải có. Âm đậm và
Bộ phận nào có thể thiếu ? âm cuối có thể vắng.
- HS làm bài, 1 em lên bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Toán : Hỗn Số
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết về hỗn số.
- Biết đọc, viết hỗn số.
II- Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa hình tròn cắt và vẽ như hình vẽ sgk.
III- Lên lớp:
1. Bài cũ: HS nhắc lại cách thực hiện nhân, chia phân số.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu về hỗn số:
- GV treo 3 hình tròn (sgk). - HS trao đổi và trình bày cách viết . VD:
GV nêu: có hai hình tròn và 3 phần tư hình 2 hình tròn và hình tròn.
tròn. tìm cách viết số hình tròn cô có ? 2 hình tròn + hình tròn
(2+) hình tròn.
GV: “2 và hay 2+ viết gọn thành 2”.
GV giới thiệu: 2 là hỗn số. - Cho HS đọc nhiều lần.
- GV tách phần nguyên và phần phân số
trong hôn số.
? Mỗi hỗn số gồm có nhiều bộ phận nào. - Mỗi hỗn số có hai bộ phận: phần nguyên
và phần phân số.
- Em có nhận xét gì về phần phân số so với - Phần phân số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.
đơn vị ?
- GV lấy thêm các ví dụ về hỗn số. - Yêu cầu HS đọc, nêu phần nguyên, phần
phân số.
b) Luyện tập:
Bài 1: HS thảo luận theo nhóm bàn:
- Dựa vào hình vẽ để đọc và viết hỗn số.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. a) 2 ; b) 2; c) 3
- GV và cả lớp nhận xét.
- Gọi 1 em đọc lại 3 hỗn số.
- Yêu cầu HS nêu phần nguyên, phần phân
số.
Bài 2: Hoạt động cá nhân.
- GVvẽ vào 2 bảng phụ tia số (sgk).
- 2 em làm vào bảng phụ.
- Cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
3. Dặn dò: Về nhà xem lại phần bài học và làm lại bài tập 2.
Khoa học: Cơ thể chúng ta được hình thành ntn ?
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố.
- Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- Phân được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II- Đồ dùng dạy học:
- Sử dụng vở bài tập thay cho phiếu học tập.
III- Lên lớp:
1. Bài cũ: - Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người ?
- Cơ quan sainh dục của nam có chức năng gì ? .
- Cơ quan sainh dục nữ có chức năng gì ? .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: “Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của người mẹ kết hợp với tinh trùng của người bố. để biết rõ hơn về sự hình thành cơ thể, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay”.
b) Tìm hiểu:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành của cơ thể.
- HS đọc thầm mục “Bạn cần biết”.
? Cơ thể chúng ta được hình thành từ đâu ? - Từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và
- Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng gọi tinh trùng của người bố - quá trình đó gọi
là gì ? là sự thụ tinh. trứng được thụ tinh gọi là
- Trứng đã được thụ tinh gọi là gì ? hợp tử.
* HS quan sát sơ đồ hình 1. thảo luận theo
nhóm bàn.
- Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 1a: Các tinh trùng gặp trứng.
1b: một tinh trùng đã chui được vào trong
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. trứng.
1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau
tạo thành hợp tử.
- Gọi 1 HS khá lên bảng chỉ vào sơ đồ và thuyết trình lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi:
GV: “Tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. hợp tử phát triển thành phôi rồi tạo thành bào thai”.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4,5 để tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi.
- HS làm việc theo nhóm bàn: Tìm và xác - H5: thai 6 tuần.
định 4 hình vẽ phù hợp với 4 giai đoạn phát H3: thai 8 tuần.
triển của thai. H4: thai 3 tháng.
- HS quan sát ảnh chụp, bằng ngôn ngữ của H2: thai 9 tháng.
mình, mô tả cho bạn nghe đặc điểm của thai - Gọi đại diện một cặp trình bày.
nhi trong mỗi giai đoạn. Nhóm bạn bổ sung.
- Gọi 1-2 em đọc lại mục bóng đèn toả sáng (trang 11).
3. Tổng kết: - Sử dụng bài tập 1 làm phiếu học tập.
- Chia lớp thành nhóm 6. HS thi nói nhanh.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và kết thúc giờ học.
Kĩ thuật Đính khuy hai lỗ (T3)
I- Yêu cầu:Như tiết 1:
II- Đồ dùng dạy học:
- Sản phẩm của mỗi HS đã thực hiện ở tiết 1,2.
III- Lên lớp:
1. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Đánh giá sản phẩm:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Gọi 2-3 em nhắc lại yêu cầu của sản phẩm. (phần 3 sgk).
- Cử 3-4 em đến các nhóm quan sát và đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV tổng hợp chung kết quả, đánh giá bài của các em theo 2 mức:
+ Hoàn thành (A).
+ Chưa hoàn thành (B).
Những HS hoàn thành sớm, đính khuy đúng kĩ thuật và chắc chắn: xếp (A+).
3. Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
Thứ 6 ngày tháng năm 2008
Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu cách trình bày các số liệu thống kê, tác dụng của các số liệu thống kê: giúp thấy rõ kết quả, so sánh được các kết quả.
- Lập bảng thống kê theo kiểu biểu bảng về số liệu của từng tổ HS trong lớp.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng số liệu thống kê trong bài “Nghìn năm văn hiến” viết sẵn trên bảng lớp.
III- Lên lớp:
1 Bài cũ: - Gọi 2-3 em đọc lại đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Cả lớp nhận xét.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” đã giúp các em biết đọc bảng thống kê số liệu. bảng thống kê số liệu có tác dụng gì ? cách lập ntn ? bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu õ hơn về điều đó.
b) H/d làm bài tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.
+ Đọc lại bảng thống kê.
+ Trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- 1 HS giỏi điều khiển cả lớp báo cáo kết quả.
GV chốt ý: “Các số liệu được trình bày dưới hai hình thức”.
+ Nêu số liệu (số khoa thi, số bia, số tiến sĩ có khắc tên trên bia).
+ Trình bày bảng thống kê (so sánh số khoa thi,iôs tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều
đại ).
Tác dụng của các số liệu thống kê là giúp ngươi đọc dễ nhận thông tin, dễ so sánh.
Bài 2: HS thực hành lập bảng thống kê số liệu:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Suy nghĩ cá nhân và làm bài vào vở bài tập.
- 1 em trình bày vào bảng ép.
- HS đổi vở cho nhau trong bàn để nhận xét bài của nhau.
- Nhận xét bài của bạn trên bảng.
GV hỏi thêm: - nhìn vào bảng thống kê em thấy:
+ Tổ nào có nhiều HS khá, giỏi nhất ?
+ Tổ nào có nhiều HS nữ nhất ?
+ Bảng thống kê có tác dụng gì ?
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà lập bảng thống kê 5 gia đình ở gần nơi em ở về: số người, số con là nam, số con là nữ.
Toán: Hỗn số (tiếp theo)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Thực hành chuyển hôn số thành phân số và áp dụng để giải toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa cắt và vẽ như sgk.
III- Lên lớp:
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lấy ví dụ về hỗn số, nêu phần nguyên, phần phân số.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: “Trong tiết học toán hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hỗn số và học cách chuyển một hỗn số thành phân số”.
b) H/d chuyển hỗn số thành phân số:
- GV dán 3 hình vuông lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc hỗn số chỉ số hình vuông -> 2 hình vuông.
được tô màu.
- Dựa vào trực quan hãy đọc phân số chỉ rõ - Thảo luận theo nhóm bàn để tìm kết quả.
phần hình vuông được tô màu. VD: Tô màu 2 hình: 1 ô tô hình vuông tức
là tô them 5 phần.
vậy đã tô: 16+5= 21 phần ta có phân số .
=> GV viết bảng: 2= .
- HS thảo luận nhóm bàn, tìm cách chuyển 2= .
- Các nhóm trình bày, GV chốt lại cách 2=2+= =.
chuyển. phần nguyên mẫu số tử số
- GV viết gọn.
2=
- HS dựa vào sơ đồ, nêu cách chuyển một - Tử số = phần nguyên nhân mẫu số rồi cộng
hỗn số thành phân số. tử số ở phần phân số.
- Mẫu số = mẫu số ở phần phân số.
Gọi 3-4 em nhắc lại.
- Lấy thêm một vài ví dụ để HS chuyển đổi.
3. Luyện tập:
Bài 1: HS vận dụng kiến thức phần lí thuyết: tập chuyển hỗn số thành phân số.
- HS làm bài vào vở.
- 1 số em đọc kết quả, nêu cách làm.
Bài 2: HS đọc đề.
- Bài toán có mấy yêu cầu ? đó là những yêu - Có hai yêu cầu -chuyển hôn số thành phân
cầu nào ? số rồi tính.
- GV trình bày bài mẫu. 24=.
- HS thực hiện các trường hợp còn lại. Lưu ý: GV bổ sung thêm 1 cách tính nữa trên
thực tế.
- Thảo luận trong bàn, kiểm tra bài của nhau. 2+4= (2+4)+( +)= 6+=6.
Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2.
3. Dặn dò: Về nhà tự lấy thêm các ví dụ về hỗn số rồi chuyển các hỗn số đó thành phân số.
Kĩ thuật: Đính khuy 4 lỗ (T1)
I- Mục tiêu:
- Biết cách đính khuy 4 lỗ theo 2 cách.
- Đính được khuy 4 lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II- Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đính khuy 4 lỗ được đính theo 2 cách.
- Một số sản phẩm may mặc có đính khuy 4 lỗ.
- Một mảnh vải có kích thước 20 cm* 30 cm.
- Dụng cụ thêu.
III- Lên lớp:
1. Giới thiệu bài:
2. H/d quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu một số mẫu khuy 4 lỗ. H/d HS quan sát mẫu kết hợp quan sát hình a,c (sgk).
- HS nhận xét về màu sắc, hình dáng, kích thước của khuy, vị trí của các khuy trên sản phẩm, các đường chỉ đính khuy (trao đổi theo nhóm).
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
3. H/d thao tác kĩ thuật:
- HS đọc lướt các nội dung sgk.
? Cách đính khuy 2 lỗ và cách đính khuy 4 lỗ có gì khác nhau ? giống nhau ?
- Nhắc lại quy trình vạch đường dấu trên vải.
- HS thực hành vạch dấu điểm đính khuy.
- Gọi 1-2 em có thao tác kĩ thuật tốt đi lại các nhóm quan sát và hướng dẫn thêm.
- HS quan sát hình vẽ (sgk), thảo luận, trao đổi thao tác kĩ thuật của hai cách llen kim, xuống kim để đính khuy 4 lỗ.
4. Dạn dò: - Nắm chắc các thao tác kĩ thuật để tiết sau thực hành đính khuy trên vải.
File đính kèm:
- Tuan 2.doc