TẬP ĐỌC
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
- Đọc diễn cảm bài văn
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc đúng và đọc diễn cảm toàn bài
3. Thái độ : Biết yêu quý và tôn trọng người lao động.
II.CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV
- Tranh minh hoạ SGK .Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài ở nhà
67 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 17, 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có những chất nào ?
+Hỗn hợp là gì ?
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình , nhóm khác nhận xét .
GV kết luận :
- Muốn tạo ra hỗn hợp ít nhất phải có hai chất trở nên , các chất đó đựợc trộn vào nhau.
- HS hoạt động theo nhóm 5 thực hành tạo ra hỗn hợp và trả lời câu hỏi . Các nhóm trưởng cho các bạn quan sát và nếm riêng từng chất ( hỗn hợp ) ghi nhận xét .
- Các nhóm cử người báo cáo , nhận xét
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm nêu kết quả , nhóm khác nhận xét
- 2 HS nêu
*Hoạt động 2: Thảo luận
- GVyêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận trả lời câu hỏi SGK
+Theo bạn ,không khí là một chất hay một hỗn hợp ?
+Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, nhóm khác bổ sung
- GV kết luận : Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như : gạo lẫn trấu , đường lẫn cát , không khí , nước và các chất rắn không hoà tan ...
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
*Hoạt động 3: Trò chơi “ Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”
- GV đọc câu hỏi ( ứng với mỗi hình ) các nhóm thảo luận và ghi đáp án vào bảng , nhóm nào lắc chuông trước, trả lời nhanh , đúng nhóm đó thắng cuộc - - Tổ chức cho HS chơi
- GV chia nhóm, nhóm trưởng đièu khiển nhóm mình thực hành theo các bước như yêu cầu ở mục thực hành trang 75 SGK. Thư kí của nhóm ghi lại các bước làm thực hành
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét và chốt một số cách tách các chất trong hỗn hợp-
3- Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn HS học bài ở nhà.
- HS chơi theo 3 nhóm
- HS cùng chơi theo yêu cầu của GV
Đáp án :
Hình 1 : làm lắng
Hình 2 : Sảy
Hình 3 : Lọc
-HS thực hành theo nhóm
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung
- 1HS nhắc lại nội dung bài.
- HS nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY
Tiết 4: TOÁN
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
( Phòng giáo dục ra đề )
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: TOÁN
HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Có biểu tượng về hình thang
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang , phân biệt được hình thang với các hình đã học
2.Kĩ năng
- Nhận biết hình thang vuông
3. Thái độ
- HS có ý thức chăm chỉ học bài.
II.CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV
- Chuẩn bị một số tranh vẽ như SGK ( tr 91,92)
2. Chuẩn bị của HS
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán 5, thước e ke, kéo , keo dán.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Làm bài theo nhóm, cá nhân
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu tên các hình đã học
- GV nhận xét , cho điểm .
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tiếp tục làm quen với một hình mới qua bài “Hình thang”
a) Hình thang biểu tượng ban đầu về hình thang
- GV treo tranh(ảnh)vẽ cái thang, yêu cầu HS quan sát và trả lời.
- Bức tranh vẽ vật dụng gì?
- Hãy mô tả cấu tạo của cái thang.
- Trong hình học có một hình có hình dáng giống những bậc thang gọi là hình thang.
b) Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
- GV treo tranh hình thang ABCD
- Giới thiệu: Có hình thang ABCD.hãy quan sát .
- Hình thang có mấy cạnh ?
- Hình thang có 2 cạnh nào song song với nhau ?
- Hai cạnh song song gọi là 2 cạnh đáy .Hãy nêu tên 2 cạnh đáy .
- Giới thiệu : Hai cạnh AD và BC là các cạnh bên .Cạnh đáy dài hơn gọi là đáy lớn ,cạnh đáy ngắn hơn gọi là đáy nhỏ .
- Hình thang có một cặp cạnh đối diện ,song song .
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ hình vẽ và nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng qua A vuông góc với DC,cắt DC tại H.
- Giới thiệu: Khi đó AH gọi là đường cao. Độ dài AH là chiều cao của hình thang.
- Đường cao của hình thang vuông góc với những cạnh nào?
- Xác nhận: đường cao vuông góc với 2 cạnh đáy.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang ABCD.
3,Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV treo tranh yêu HS thảo luận, làm bài và tự ghi vào vở.
- Yêu cầu HS đọc bài chữa.
- Yêu cầu HS nhắc một số đặc điểm của hình thang.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV treo hình vẽ như SGK
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Hình nào có đủ đặc điểm của hình thang.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi một HS chữa bài tập,HS dưới lớp theo dõi.
- Giới thiệu: Hình thang có một cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy gọi là hình thang vuông.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học
- Dặn dò HS về nhà tự ôn tập để kiểm tra cuối học kỳ I.
- 2 HS nêu , lớp nhận xét .
- HS nghe
-Cái thang.
- Có 2 thanh dọc hai bên và các thanh ngang gắn vào 2 thanh dọc.
A B
D H C
- có 4 cạnh.
- Cạnh AB và CD.
- Cạnh đáy AB và cạnh đáy CD.
- 1 HS thao tác
- Đường cao của hình thang vuông góc với cạnh AB và CD (2 đáy).
- Hình thang ABCD có: 4 cạnh là các cạnh đáy AB và CD,cạnh bên AD và BC.2 cạnh đáy song song với nhau,đường cao vuông góc với cạnh đáy.
- 1 HS đọc
- Hình 1,hình 2,hình 4,hình 5,hình 6,là hình thang vì có 4 cạnh và một cạnh đối diện song song.
- Hình 3 không phải là hình thang vì không có cặp đối diện nào song song.
- Hình thang có 4 cạnh; một cặp cạnh đối diện song song gọi là 2 đáy (đáy lớn và đáy nhỏ)
- 1 HS đọc
- HS trao đổi theo cặp
- Đại diện cặp nối tiếp nêu kết quả
- Hình 1,2,3 đều có 4 cạnh và 4 góc.
- Hình 1,2 có hai cặp cạnh đối diện song song.
- Hình 3 chỉ có một cặp đối diện song song.
- Chỉ hình một có 4 góc vuông.Hình 1 là hình chữ nhật.
- Hình 2 là hình bình hành.
- Hình 3 là hình thang.
- Cả 3 hình đều có một cặp cạnh đối diện song song.
- 1 HS đọc
- Hình thang ABCD có góc A và góc D là góc vuông .Cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy .
- 1 HS nhắc lại theo yêu cầu.
- 1HS nhắc lại nội dung bài.
- HS nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA VIẾT CUỐI HỌC KÌ I
( Phòng giáo dục ra đề )
Tiết 3: LỊCH SỬ
ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
( Nhà trường ra đề )
Tiết 5: SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU
- Nhằm đánh giá lại kết quả hoạt động và học tập của HS tuần qua. Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ. Tôn trọng thầy cô và bạn bè.
- Rèn tính mạnh dạn trong phát biểu.
II. Hoạt động 1
- GV nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần qua: (Tuyên dương học sinh thực hiện tốt và nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt về: Học tập, đạo đức, phong trào, )
+ Xếp hàng ra vào lớp; hát đầu giờ
+ Việc giữ trật tự khi GV chưa đến lớp
+ Ăn mặc sạch sẽ, khăn quàng đỏ
+ Giữ vệ sinh, trực nhật
+ Chuẩn bị bài ở nhà
+ Tham gia giao thông trên đường
+ Việc giữ gìn sách vở
+ Cách tham gia phát biểu ý kiến trong giờ học
III. Hoạt động 2
- Phổ biến nội dung chỉ đạo của nhà trường trong tuần tới
- Hướng dẫn HS thảo luận cách tiến hành có hiệu quả
- Phân công cá nhân, tập thể phụ trách thực hiện.
IV. Hoạt động 3
- Giáo dục tư tưởng, thái độ cho học sinh tham gia các phong trào
- Nhắc lại công việc chính đã phân công.
- Hướng dẫn HS sinh hoạt văn nghệ, trò chơi.
TUẦN 19 Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: TẬP ĐỌC
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê) .
-Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước cử Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3(không cần giải thích lí do).
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc phân vai, đọc diễn cảm đoạn trích
3.Thái độ
- HS yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV
- Tranh minh hoạ bài đọc trog SGK.ảnh chụp bến Nhà Rồng (nếu có).Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài ở nhà
III. HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Đọc nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc bài: Chiều biên giới trang 176 SGK của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới
*.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
a). Luyện Đọc
- Cho cả bài một lượt
- Cho một HS đọc phần nhân vật + Cảnh trí.
- GV chia đoạn:3 đoạn
Đ1: Từ đầu đến vào Sài Gòn làm gì?
Đ2: Tiếp theo ở Sài Gòn này nữa.
Đ3: phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: phắc tuya, Sa-xơ-lu Lô- ba, Phú Lãng Sa (GV viết trên bảng lớp).
- Cho HS đọc chú giải .
- Cho HS đọc bài.
b).Tìm hiểu bài
* Đoạn 1:
- Cho HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
H: Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?Anh có giúp được không?
* Đoạn 2:
H: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước.
H: Câu nói giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhâp với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích về sao vậy?
c).Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc phân vai
- GV đưa bảng phụ chép đoạn 1 để HS luyện đọc và hướng dẫn cách đọc
- GV cho đọc phân vai theo nhóm
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét, khen nhóm đọc hay.
4.Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
- HS hát , lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2 HS đọc bài trước lớp
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK
- HS đọc nối tiếp ( 2lần).
- 2 HS đọc từ ngữ khó trước lớp
- 1 HS đọc chú giải.
- 3 HS giải nghĩa từ (dựa vào sách giáo khoa).
- HS đọc theo cặp
- 2 HS đọc cả bài
- HS cùng đọc thầm cả bài
- HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật và cảnh trí.
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn và anh đã tìm được việc cho anh Thành.
Các câu nói đó là:
- Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau....không!
-Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt ....
- Câu chuyện giữa hai người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày, còn anh Thành nghĩ dến việc cứu dân, cứu nước
- Các nhóm đọc trong nhóm theo vai
- 2 nhóm đọc phân vai trước lớp
- 1HS nhắc lại nội dung bài.
- HS nhớ thực hiện.
File đính kèm:
- Giao an tuan 17 18 lop 5.docx