TẬP ĐỌC
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Đọc đúng các tiếng, từ khó, hoặc dễ lẫn : Chư lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rok, lũ làng
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.
2.Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.
3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV
- Tranh minh hoạ trang 114 SGK
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
83 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 15, 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o vở bài tập.
Bài giải
Số ôtô nhà máy phải sản xuất theo kế hoạch là :
1590 100 : 120 = 1325 (ôtô)
Đáp số : 1325 (ôtô)
- HS nêu : Muốn tìm một số biết 120% của nó là 1590 ta có thể lấy 1590 nhân với 100 rồi chia cho 120 hoặc lấy 1590 chia cho 120 rồi nhân với 100.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS làm bài trong nhóm 6
- Đại diện 1 nhóm lên bảng làm bài, HS cả lớp nhận xét
Bài giải
Trường Vạn Thịnh có số học sinh là :
552 100 : 92 = 600 (học sinh)
Đáp số : 600 học sinh
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
Bài giải
Tổng số sản phẩm của xưởng may là :
732 100 : 91,5 = 800 ( sản phẩm)
Đáp số : 800 sản phẩm.
- 1 HS nhắc lại nội dung bài học
- HS nhớ thực hiện ở nhà.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY
Thứ sáu ngày 6 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Tính tỉ số phần trăm của hai số.
2.Kĩ năng: Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV
- Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của HS
- Vở bài tập.
III.DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 1 trang 78 SGK.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
*.Giới thiệu bài :
- Trong giờ học toán này chúng ta cùng làm một số bài toán luyện tập về tỉ số phần trăm.
*.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1b:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số 126 và 1200
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chốt lại bài làm đúng.
Bài 2b:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Muốn tìm 15% của
6000 000 ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3a:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV : Hãy nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS lên bảng nhận xét bài của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố , dặn dò
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu : Tính thương của 126 : 1200 sau đó nhân thương với 100 và viết ký hiệu % vào bên phải số đó.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là :
126 : 1200 = 0,105
0,105 = 10,5%
Đáp số : b) 10,5%
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS : Muốn tìm 15% của 6000 000 ta lấy 6000 000 nhân với 15 rồi chia cho 100.
- Đại diện1 cặp lên bảng làm bài, HS cả lớp nhận xét.
Bài giải
b) Số tiền lãi của cửa hàng là :
6000 000 15 : 100 = 900 000 (đồng)
Đáp số : b) 900 000 đồng
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu : Lấy 72 nhân với 100 và chia cho 30.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
a) Số đó là :
72 100 : 30 = 240
Đáp số : a) 240
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS nhắc lại nội dung bài học
- HS nhớ thực hiện ở nhà.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Luyện tập tả người, viết được bài văn tả người thân mà HS yêu quí.
2.Kĩ năng: Có khả năng quan sát, ghi chép, sử dụng từ sinh động để làm bài.
3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV
- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn
2. Chuẩn bị của HS
- Xem lại cách làm bài văn tả người ở nhà
III.DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu bố cục chung của bài văn tả người?
- GV nhận xét ghi điểm
2.Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu bài học
3.Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi HS đọc đề văn kiểm tra trên bảng.
- Nhắc HS : Các em hãy quan sát ngoại hình , hoạt động của nhân vật, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn miêu tả hình dáng, hoạt động của người mà em quen biết, từ kĩ năng đó em hãy viết thành bài văn tả người hoàn chỉnh.
- HS viết bài
- GV theo dõi nhận xét khen HS có bài làm hay.
4. Củng cố , dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS
- Dặn HS hoàn thành bài làm vào vở và
chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu, HS cùng nhận xét
- HS nghe
- 2HS nối tiếp đọc
- HS nghe
- HS viết bài vào vở tập làm văn
- 5 HS nối tiếp đọc bài làm trước lớp
- HS nghe nhận xét
- HS thu bài nộp
- HS nghe
- HS nhớ thực hiện ở nhà.
Tiết 3: LỊCH SỬ
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM
SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI.
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh.
+ Dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm đẻ chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội thi đua tháng 5- 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
2.Kĩ năng: Có khả năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử.
3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV
- Phiếu học tập , hình ảnh minh họa trong bài
2. Chuẩn bị của HS
- HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
III.DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng trả lời
H: Tại sao ta mở chiến dịch biên giới thu- đông 1950?
H: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu- đông ?
H: Cảm nghĩ của em về gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu?
-GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu bài học
2. Nội dung bài:
- 3 HS lần lượt trả lời.
- HS lắng nghe
* Hoạt động 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng( 2-1951).
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK
H: Hình chụp cảnh gì?
- GV: Đại hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta.
H; Tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đã đề ra cho CM? Để thực hiện nhiệm vụ đó cần có các điều kiện gì?
- GV nhận xét kết luận
- HS quan sát hình 1 và phát biểu
+ Hình chụp cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2- 1951)
- HS lắng nghe.
+ Nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
+ Để thực hiện nhiệm vụ cần:
- Phát triển tinh thần yêu nước
- Đẩy mạnh thi đua
* Hoạt động 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
- HS thảo luận nhóm 6
- GV giúp các nhóm thảo luận theo câu hỏi.
H; Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, thể hiện như thế nào?
H; theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
H; Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác dụng như thế nào đến tiền tuyến?
H; Hãy quan sát các hình minh hoạ 2, 3 và nêu nội dung của từng hình?
H: Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống pháp nói lên điều gì?
- GV kết luận chung
- HS thảo luận nhóm và ghi ý kiến vào giấy
- Đai diện nhóm trình bày:
+ Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm
+ Các trường đại học...đào tạo cán bộ cho kháng chiến...
+ Xây dựng được xưởng công binh...
- Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước.
- Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước
+ Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
+ HS quan sát và nêu nội dung.
+ Đó là tình cảm gắn bó quân dân ta , tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tuyền tuyến.
* Hoạt động 3: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
- Lớp thảo luận
H: Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
H: Đại hội nhằm mục đích gì?
H: Kể tên các anh hùng được đại hội bình chọn ?
H: Kể về chiến công của một trong bảy tấm gương anh hùng trên?
- GV nhận xét.
3.Củng cố dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS
- Dặn HS hoàn thành bài làm vào vở và
chuẩn bị bài sau
- Lớp thảo luận nhóm 6
+ Đại hội... được tổ chức vào ngày 1-5-1952
+ Đại hội nhằm tổng kết biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Anh hùng Cù Chính Lan
+ ................. La Văn Cầu
+....................Nguyễn Quốc Trị
+ ...................Nguyễn Thị Chiên
+ ...................Ngô Gia Khảm
+ ...................Trần Đại Nghĩa
+ ....................Hoàng Hanh
- HS nói tiếp nêu
- HS nghe
- HS nhớ thực hiện ở nhà.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY
Tiết 5: SINH HOẠT
I.MỤC TIÊU
- Nhằm đánh giá lại kết quả hoạt động và học tập của HS tuần qua. Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ. Tôn trọng thầy cô và bạn bè.
- Rèn tính mạnh dạn trong phát biểu.
II.Hoạt động 1
- Giáo viên nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần qua: (Tuyên dương học sinh thực hiện tốt và nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt về: Học tập, đạo đức, phong trào, )
+ Xếp hàng ra vào lớp; hát đầu giờ
+ Việc giữ trật tự khi giáo viên chưa đến lớp
+ Ăn mặc sạch sẽ, khăn quàng đỏ
+ Giữ vệ sinh, trực nhật
+ Chuẩn bị bài
+ Tham gia giao thông trên đường
+ Việc giữ gìn sách vở:
+ Cách tham gia phát biểu ý kiến
III.Hoạt động 2
- Phổ biến nội dung chỉ đạo của nhà trường:
- Hướng dẫn học sinh thảo luận cách tiến hành có hiệu quả
- Phân công cá nhân, tập thể phụ trách thực hiện.
IV.Hoạt động 3
- Giáo dục tư tưởng, thái độ cho học sinh tham gia các phong trào
- Nhắc lại công việc chính đã phân công.
- Hướng dẫn HS sinh hoạt văn nghệ, trò chơi.
File đính kèm:
- Giao an tuan 15 16lop 5.docx