Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì II - Tuần 25

Tiết 25 : Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì II

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi: kính trọng và biết ơn người lao động; lịch sự với mọi người; giữ gìn các công trình công cộng

 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng kính trọng và biết ơn người lao động; có thái độ tôn trọng, lịch sự với mọi người; có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng.

 3. Hành vi : Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, lịch sự với mọi người; có những hành vi thiết thực để bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu học tập

 - Bảng phụ ghi các tình huống

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì II - Tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yê cầu của GV. Kiểm tra bài cũ: HS1: Làm lại bài tập 2 ở tiết tập làm văn trước. HS2: Làm lại bài tập 3 ở tiết tập làm văn trước. GV nhận xét + cho điểm. Giới thiệu bài: Các em đã được làm quen với 2 cách mở bài trong một bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được luyện tập xây dựng đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối. - 2 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK. - Theo dõi. - Học sinh suy nghĩ làm bài. - Một số học sinh đọc trình bày kết quả làm bài. - Lớp nhận xét. - Nhắc lại. - 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - Theo dõi. - Học sinh làm bài cá nhân. - Học sinh trình bày kết quả bài làm. - Lớp nhận xét. - 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - Theo dõi. - HS lần lượt trả lời 4 câu hỏia, b, c, d. - HS lần lượt trình bày. - 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - Theo dõi. - HS làm bài cá nhân, mỗi em viết một đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả + từng cặp trao đổi. - Một số học sinh đọc đoạn văn đã viết. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặên dò : - Yêu cầu về nhà viết lại đoạn mở bài. - Đọc trước nội dung tiết tập làm văn tới. ****************************************** Hoạt động ngoài giờ Chủ đề: Tìm hiểu âm nhạc mĩ thuậtdân gian. I/ Mục tiêu - Giúp các em biềt các việc cần làm để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. - Học sinh biết tham gia tích cực vào các việc làm bảo vệ môi trường II/ Các hoạt động dạy học - Hoạt động nhóm Nêu các việc lên làm để bảo vệ môi trường Đại diện nhóm nêu Các nhóm khác bổ sung - Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp? + Ở địa phương em môi trường đã sạch chưa? Em cần làm gì để môi trường xung quanh ta được trong sạch ? GV nhận xét- chốt lại III/ Củng cố -Dáo dục học sinh tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Tiết: 49 Kĩ thuật Chăm sóc rau hoa I. MỤC TIÊU: - Đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức và kĩ năng trồng rau, hoa của học sinh - Thông qua kết quả kiểm tra giúp giáo viên rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt hơn. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu kiểm tra III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 - GV nêu yêu cầu kiểm tra, phát phiếu kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài - GV thu bài kiểm tra - HS làm bài kiểm tra lí thuyết theo cá nhân trên phiếu kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Hãy đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng: Trồng rau, hoa đem lại những lợi ích gì? Làm thức ăn cho người Trang trí Lấy gỗ Xuất khẩu Ngăn nước lũ Làm thức ăn cho vật nuôi Câu 2: Hãy nêu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển của cây rau và hoa? Câu 3: Hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc (làm cỏ, vun xới, tưới nước) của cây rau và hoa? Câu 4: Hãy nêu quy trình trồng cây rau, hoa trên luống và trong chậu - HS nộp bài 3 Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tinh thần thái độ làm bài kiểm tra của HS - Chuẩn bị bộ đồ dùng lắp ghép mô hình kĩ thuật để học chương III Aâm nhạc Oân tập ba bài hát: chúc mừng– bàn tay mẹ – chim sáo Nghe nhạc I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ba bài hát. Tập hát hòa giọng và diễn cảm - Giáo dục các em có thái độ chăm chú, tập trung khi nghe nhạc II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1.Kiểm tra bài cũ: + Gọi 2 HS đọc bài TĐN số 5 Hoa bé ngoan + Gọi 2 HS đọc bài TĐN số 6 Múa vui + GV đệm đàn- Yêu cầu HS hát lại bài hát: Chim sáo 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: - Tiết âm nhạc hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập ba bài hát: CHÚC MỪNG– BÀN TAY MẸ – CHIM SÁO. Sau đó, chúng ta sẽ nghe nhạc * Ôn tập và biểu diễn bài hát Chúc mừng - GV đệm đàn - GV sửa chữa, uốn nắn những chỗ sai * Ôn tập và biểu diễn bài hát Bàn tay mẹ - GV đệm đàn - GV sửa chữa, uốn nắn những chỗ sai * Ôn tập bài hát Chim sáo - GV đệm đàn - GV sửa chữa, uốn nắn những chỗ sai * Nghe nhạc - GV cho HS nghe bài Lí cây bông – Dân ca Nam Bộ - GV nói thêm: bài dân ca được phổ nhạc từ câu thơ lục bát: Bông xanh bông trắng bông vàng Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông - 2 HS đọc bài TĐN số 5 Hoa bé ngoan và 2 HS đọc bài TĐN số 6 Múa vui (đọc nhạc và hát lời) - Một nhóm khoảng 5 em hát lại bài hát: Chim sáo - 3 – 4 HS tập biểu diễn hát đơn ca, sau đó hát tốp ca bài Chúc mừng - 3 – 4 HS tập biểu diễn hát đơn ca bài hát Bàn tay mẹ - HS tập biểu diễn hát tốp ca bài hát Chim sáo - HS nghe nhạc qua băng bài Lí cây bông – Dân ca Nam Bộ 3 Củng cố, dặn dò - Cả lớp đồng ca bài Chúc mừng và gõ đệm theo nhịp 3 - Về nhà học thuộc lời ba bài hát và tập thể hiện một vài động tác phụ họa - Nhận xét tiết học Chúc mừng Cùng đàn cùng hát vang lừng, họp vào ngày Tết tưng bừng, nhịp nhàng cùng hát vui bên người thân. Nhớ mãi phút giây êm đềm, sống bên nhau bao bạn hiền, hát lên tình thiết tha lâu bền. Bàn tay mẹ Bàn tay mẹ bế chúng con. Bàn tay mẹ chăm chúng con. Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun. Trời nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ ngon. Trời giá rét cũng vòng tay mẹ ủ ấm con. Bàn tay mẹ vì chúng con. Từ tay mẹ con lớn khôn. Chim sáo Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay.Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay. Ngọt thơm đom boong ơi, đàn chim vui bầy, la là la la Trong rừng cây xanh sáo tìm trái thơm.Trong rừng cây xanh tiếng đùa líu lo. Ngọt thơm đom boong ơi, đàn chim vui bầy, la là la la ************************************** Tiết: 50 Kĩ thuật Ngày 10 / 3 / 2006 CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT I. MỤC TIÊU: - HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật - Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp, tháo các chi tiết - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 Kiểm tra bài cũ: + Nhận xét bài kiểm tra của học sinh, thông báo kết quả , điểm bài làm của học sinh Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ + Bộ lắp ghép có bao nhiêu loại chi tiết và dụng cụ? Được phân thành mấy nhóm chính? - GV lần lượt giới thiệu từng nhóm chính - GV chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng số lượng các loại chi tiết đó - Giới thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp: Các loại chi tiết được xếp trong hộp có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2-3 loại khác nhau GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít + Lắp vít: GV hướng dẫn thao tác lắp vít theo các bước: * Khi lắp các chi tiết, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít, ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua-vít theo chiều kim đồng hồ Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần ghép lại với nhau (H.2 – SGK) + Tháo vít: * Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua-vít ngược chiều kim đồng hồ + Lắp ghép một số chi tiết GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm - HS mở SGK + Bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết và dụng cụ khác nhau, được phân thành 7 nhóm chính - HS theo dõi, ghi nhớ - HS tự gọi tên một vài nhóm chi tiết. Ví dụ: nhóm trục: ốc và vít; cờ- lê, tua-vít - HS gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng (H.1 – SGK) - Các nhóm HS tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ theo như hình 1 (SGK) - HS theo dõi - 2 – 3 HS lên bảng thao tác lắp vít, sau đó cả lớp tập lắp vít - HS quan sát hướng dẫn của GV - HS thực hành cách tháo vít - HS gọi tên và số lượng của mối ghép 5 Củng cố, dặn dò - HS nhận dạng, gọi tên đúng số lượng một số loại chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS - Chuẩn bị tiết học sau thực hành. Hoạt động ngoài giờ Chủ đề: Tìm hiểu các hoạt động thực hành về bảo vệ môi trường I/ Mục tiêu - Giúp các em biềt các việc cần làm để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. - Học sinh biết tham gia tích cực vào các việc làm bảo vệ môi trường II/ Các hoạt động dạy học - Hoạt động nhóm Nêu các việc lên làm để bảo vệ môi trường Đại diện nhóm nêu Các nhóm khác bổ sung - Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp? + Ở địa phương em môi trường đã sạch chưa? Em cần làm gì để môi trường xung quanh ta được trong sạch ? GV nhận xét- chốt lại III/ Củng cố -Dáo dục học sinh tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

File đính kèm:

  • docTUAN 25 HUONG.doc
Giáo án liên quan