I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:-Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người.
- Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.
2. Thái độ: - Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra
3. Hành vi:- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi các thông tin
30 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì I - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Đọc bảng số.
- 3 em lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng.
- Giá trị của 2 biểu thức biểu thức này đều bằng 15.
- Giá trị của 2 biểu thức biểu thức này đều bằng 70.
- Giá trị của 2 biểu thức biểu thức này đều bằng 128.
- Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b + c).
- HS đọc : (a + b) + c = a + (b + c)
- HS nghe giảng.
- HS đọc thành tiếng.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
4367 + 199 + 501
= 4367 + (199 + 501)
= 4367 + 700
= 5067
- Vì khi thực hiện 199 + 501 trước chúng ta được kết quả là một số tròn trăm, vì thế bước tính thứ hai là 4367 + 700 làm rất nhanh, thuận tiện.
- HS nghe giảng.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) a + 0 = 0 + a = a
b) 5 + a = a + 5
c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất kết hợp của phép cộng.
- Về nhà luyện tập thêm về tính chất kết hợp của phép cộng.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
*************************************************
Khoa học
Bài 14:Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS-Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và tác hại của các bệnh này.
Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình minh họa trong SGK trang 30, 31 .
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 14.
2. Bài mới:Giới thiệu bài:
Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hóa
- GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng.
+ 2 HS ngồi cùng bàn hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả lị và tác hại của một số bệnh đó.
+ Đi giúp đỡ các cặp HS yếu. Đảm bảo HS nào cũng được hỏi – đáp về bệnh.
+ Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả lị.
+ Nhận xét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các bệnh lây qua đường tiêu hóa
+ Hỏi:
1) Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào?
2) Khi bị mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa cần phải làm gì?
Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa
+ Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa trang 30, 31 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1) Các bạn trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì?
2) Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
3) Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
4) Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Kết luận: Nguyên nhân gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
HS 1: Cậu đã bị tiêu chảy bao giờ chưa?
HS 2: Mình bị rồi.
HS 1: Cậu cảm thấy thế nào khi bị tiêu chảy?
HS 2: Mình cảm thấy rất mệt, đau bụng dữ dội, đi ngoài liên tục, khát nước, không muốn ăn hay làm gì cả.
HS 1: Bạn có biết tác hại của bệnh tiêu chảy không?
HS 2: Bị tiêu chảy làm cho cơ thể bị mất nước, mệt không ăn được. Nếu để lâu không chữa sẽ dẫn đến tử vong.
1) Các bệnh lây qua đường tiêu hóa làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.
2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa cần đi khám bác sĩ khám và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.
1)
- Hình 1, 2 các bạn uống nước lã, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Hình 3: Uống nước sạch đun sôi, hình 4: Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5: đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6: chôn lấp kĩ rác giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hóa.
2) Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa là do: ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn
3) Các bạn nhỏ torng hình đã: không a9n thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 SG
****************************************
Địa lí
Bài 6 : Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I/ MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết:
- Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Yêu quý và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1
HĐ 2
HĐ 3
HĐ 4
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Hãy chỉ vị trí các cao nguyên đó trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
Tây nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
+ Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
Nhà Rông ở Tây Nguyên
- Yêu cầu HS đọc mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
+ Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông?
+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 5, 6 trong SGK , đọc mục 3, trả lời các câu hỏi :
+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào?
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- Nhận xét, kết luận.
2 HS trả lời câu hỏi.
HS đọc mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi
+ Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Mông, Tày, Nùng, Kinh,
+dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng sống lâu đời ở Tây Nguyên. Những dân tộc từ nơi khác đến là Mông, Tày, Nùng, Kinh, + Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng.
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang chung sức xây dựng.
- HS đọc mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà rông.
+ Nhà rông được dùng để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn,
+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện sự giàu có, thịnh vượng của buôn làng
- HS quan sát các các hình 1, 2, 3, 5, 6 trong SGK, trả lời các câu hỏi:
+ Người dân Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
Trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc.
+ thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
+ lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới,
+ Người dân ở Tây Nguyên thường múa hát, uống rượu cần trong lễ hội
+ những loại nhạc cụ độc đáo như: đàn tơ-rưng, đàn krông-pút, cồng, chiêng
Củng cố, dặn dò:
- Trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
Nhận xét tiết học
An toàn giao thông bài 1
I/Nội dung
-Đánh giá các hoạt động tháng 9;10
-biểu diễn văn nghệ ca ngợi mẹ,cô, bà
II/Hình thức tổ chức
1/Đánh giácác hoạt động
-Trong thời gian qua lớp đã làm tốt công tác vệ sinh lớp học ,vệ sinh môi trường-Các phong trào thi đua học tập rèn luyện diễn ra sôi nổi
-Các đôi nhóm học tập có hiệu quả
2/Tổ chức cho các nhóm thi đua hát các bài hát ca ngợi các bà mẹ
-GV nêu ý nghĩa ngày 20-10
-Tổ chức toạ đàm tìm hiểu ngày 20-10
giáo dục học sinh khi thamgia giao thông thực hi6n đúng
*************************************************************************************
HẾT TUẦN 7
File đính kèm:
- TUAN 7 HUONG.doc