I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được giá trị của lao động: lao động giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh
2. Thái độ:
- Yêu lao động
-Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động
3. Hành vi:
- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình
- Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động và một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lao động
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
29 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì I - Tuần 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
008
Luyện từ và câu
Tiết 34:Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: HS hiểu:
1. Trong câu kể Ai làm gì?, VN nêu lên hoạt động của người hay vật.
2. VN trong câu kể Ai làm gì thường do động từ hay cụm động từ đảm nhiệm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung ở BT 1 phần nhận xét.
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS đặt 2 câu kể theo kiểu Ai làm gì?
- Gọi HS trả lời câu hỏi: câu kể Ai làm gì thường có những bộ phận nào?
- Gọi HS đọc lại đoạn văn ở bài tập 3.
- Nhận xét ghi điểm từng HS.
2. Giới thiệu bài:
- Viết lên bảng câu: Nam đang đá bóng.
+ Tìm vị ngữ trong câu trên.
+ Xác định từ loại của vị ngữ trong câu.
- Tiết học hôm nay các em sẽ hiểu được ý nghĩa, loại từ của vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi và làm bài tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét chữa bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Các câu 4, 5, 6 cũng là câu kể nhưng thuộc kiểu câu Ai thế nào? Các em sẽ được học kĩ ở tiết sau.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Vị ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì?
- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Nêu lên hoạt động của người, con vật (đồ vật, cây cối được nhân hoá).
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Gọi HS trả lời và nhận xét.
- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có thể là động từ hoặc động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm động từ.
- Vị ngữ trong câu có ý nghĩa gì?
Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt các câu kể Ai làm gì?
- Nhận xét câu HS đặt khen ngợi những em hiểu bài.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng.
+ Thanh niên / đeo gùi vào rừng.
VN
+ Phụ nữ / giặt giũ bên giếng nước.
VN
+ Em nhỏ / đùa vui trước nhà sàn.
VN
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài bạn trên bảng.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại các câu kể Ai làm gì?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Trong tranh những ai đang làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV khuyến khích HS viết thành đoạn văn vì trong tranh chỉ hoạt động của các bạn HS trong giờ ra chơi.
- Gọi HS đọc bài làm. GV chữa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
+ Đọc câu văn.
+ Nam / đang đá bóng.
VN
+ Vị ngữ trong câu là động từ.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi thảo luận cặp đôi.
- 1 HS lên bảng gạch chân các câu kể, đưới lớp làm nháp.
- Nhận xét bổ sung bài làm trên bảng.
- Đọc lại các câu kể:
- HS làm bảng lớp, cả lớp gạch bút chì vào SGK.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
1. Hàng trăm con voi / đang tiến về bãi.
VN
2. Người các buôn làng / kéo về nườm nượp.
VN
3. Mấy thanh niên / khua chiêng rộn ràng.
VN
- Vị ngữ trong câu trên nêu lên hoạt động của người, của vật trong câu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Vị ngữ trong câu trên do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.
- Lắng nghe.
- Phát biểu theo ý hiểu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai).
+ Các cụ già / chụm đầu bên những chén rượi cần. CN
+ Các bà, các chị / sửa soạn khung cửi.
VN
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
+ Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
+ Bà em kể chuyện cổ tích.
+ Bộ đội giúp dân gặt lúa.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- Tự làm bài.
- 3 đến 5 HS trình bày.
Củng cố, dặn dò:
- Trong câu kể Ai làm gì? Vị ngữ do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì?
- Về nhà viết lại đoạn văn vào vở.
- Chuẩn bị bài : ôn tập cuối kì.
- Nhận xét tiết học.
******************************
Toán
Tiết 85 : Luyện tập
I.MỤC TIÊU:
1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra giữa kì I.
2. Bài mới :
Giới thiệu bài, ghi bảng.
*Luyện tập:
Bài 1:
- GV ghi các số lên bảng: 89 ; 1000 ; 744 ; 867 ; 7536 ; 84683 ; 5782 ; 8401.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, GV nhận xét cho điểm.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- Lắng nghe.
Theo dõi.
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau nêu ví dụ.
- HS đọc.
1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
************************************
Lịch sử
Ôn tập học kì I
I.MỤC TIÊU:thông qua bài học hệ thống lại cho họcsinh các kiến thức đã học trong học kì I
Học sinh vận dụng được những kiến thức đó để làm bài tập.
I/ CHUẨN BỊ:sgk
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 Kiểm tra bài cũ
kiểm tra bài trước
nhận xét ghi điểm
2.Bài mới. Giới thiệu bài ghi bảng
giaó viên lần lượt cho học sinh ôn tập lại các bài lịch sử đã học trong học kì 1 bằng các hình thức nhóm
dãy cá nhân để trả lời các câu hỏi.
2-3 học sinh
quan sát lắng nghe
thực hiện theo yêu cầu giáo viên
********************************
Tập làm văn
Tiết 34: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn tả chiếc cặp trong BT1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ trang 70.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
Nhận xét ghi điểm học sinh.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi, thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS trình bày và nhận xét. Sau mỗi phần GV kết luận, chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài. Chú ý nhắc HS :
+ Chỉ viết một đoạn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp ( không phải cả bài, không phải bên trong).
+ Nên viết theo các gợi ý.
+ Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp cần tả để nó không giống chiếc cặp của bạn.
+ Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài. Chú ý nhắc HS :
+ Chỉ viết một đoạn miêu tả hình dáng bên trong của cặp ( không phải cả bài, không phải bên ngoài).
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
-2 HS trả lời nội dung bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát cặp, nghe GV gợi ý và tự làm bài.
- 3-5 HS trình bày.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát cặp, nghe GV gợi ý và tự làm bài.
- 3-5 HS trình bày.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà hoàn chỉnh, viết lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp.
*************************************
Sinh hoạt lớp
Cảnh đẹp đất nước
I / .Mục tiêu:
- HS biết được một số cảnh đẹp của đất nước.
- HS biết yêu thiên nhiên cảnh đẹp của quê hương mình.
II / Hoạt đông trên lớp
- Tổ chức cho học sinh thảo luân nhóm thi kể tên về các cảnh đẹp của dất nước.
- Chia lớp thành các nhóm lớn , nhóm nào kể được nhiều tên cảnh đệp của đất nước hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
- Giáo viên nhân xét – tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Ở địa phương em có những cảnh đẹp nào?
Học sinh nêu
Em cò yêu cảnh đẹp, quê hương của em không?
Vậy bây giờ còn nhỏ thì em phải làm gì để cho quê hương em ngày càng giàu đẹp?
Tổng kết :Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- TUAN 17 HUONG.doc