I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:- HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo
2. Thái độ: - Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp
3. Hành vi:-Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ tình huống bài tập 1
- Bảng phụ ghi các tình huống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
34 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì I - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tính và tính.
- GV theo dõi HS làm bài
GV hỏi HS có cách làm khác không?
- GV hướng dẫn HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
- Hỏi : phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay là phép chia có dư?
- GV chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
+ 179 : 64 có thể ước lượng 17 : 6 = 2 (dư 5).
+ 512 : 64 có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3)
b) Phép chia 1154 : 62
- GV tiến hành tương tự như phép chia 672 : 21 nhưng lưu ý đây là phép chia có dư.
- Hỏi : phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay là phép chia có dư?
- Với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì?
Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Muốn biết đóng được bao nhiêu tá bút chì và thừa mấy cái chúng ta phải thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS vừa lên bảng giải thích cách tìm x của mình.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- Là phép chia hết.
- Theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Là phép chia có dư.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Chúng ta phải thực hiện phép chia
3500 : 12
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt 12 bút : 1 tá
3500 bút : . . . tá thừa . . . cái?
Bài giải
Ta có: 3500 : 12 = 291 (dư 8)
Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và thừa ra 8 chiếc.
Đáp số : 291 tá;
thừa 8 chiếc bút
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu cách tìm thừa số chưa biết và cách tìm số chia chưa biết.
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập thực hiện phép chia và tập ước lượng thương.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
**********************************************
Lịch sử
Bài 13:Nhà Trần vào việc đắp đê
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết :
- Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê, phòng lũ lụt.
- Do có hệ thống đê điều tốt, nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Trần phát triển, nhân dân no ấm.
- Bảo vệ đê điều và phòng chống bão lụt ngày nay là truyền thống của nhân dân ta.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa trong SGK ( phóng to nếu có điều kiện).
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam ( loại khổ to)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài 12
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài,ghi bảng.
* Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta
-GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì ?
+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào ? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông?
+ Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ?
-GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu lại cho HS thấy sự chằng chịt của sông ngòi nước ta.
-GV hỏi : Em có biết câu chuyện nào kể về việc chống thiên tai, đặc biệt là chuyện chống lụt lội không ? Hãy kể tóm tắt câu chuyện đó.
-GV kết luận :
* Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt
-GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi : ? Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào ?
-GV yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại những việc nhà Trần đã làm để đắp đê phòng chống lụt bão.
-GV tổng kết và kết luận :
Kết quả công cuộc đắp đê của Nhà Trần
-GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi : Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ?
-GV : Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
GV kết luận : Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thủy cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.
Liên hệ thực tế
--GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Địa phương em có sông gì ? Nhân dân địa phương đã cùng nhau đắp đê, bảo vệ đê như thế nào ?
-GV tổng kết ý kiến của HS. Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì ?
2 HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
-HS đọc bài , trả lời câu hỏi:
+ Dưới thời Trần nhân dân ta làm nghề nông nghiệp là chủ yếu.
+ Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông HoÀng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả,
+ Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân.
-Một vài HS kể trước lớp.
-HS đọc SGK, tìm câu trả lời.
-Thực hiện theo yêu cầu
-HS nghe kết luận của GV.
-HS đọc SGK, phát biểu ý kiến : Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
-Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ.
-Một số HS trả lời trước lớp.
HS kể,
HS: Xảy ra lũ lụt là do sự phá hoại đê điều, phá hoại rùng đầu nguồn, Muốn hạn chế lũ lụt cần cùng nhau bảo vệ môi trường tụ nhiên.
Củng cố, dặn dò:
- GV giới thiệu cho HS một số tư liệu thêm về việc đắp đê của nhà Trần ( nếu có )
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, sau đó dặn dò HS về nhà học lại bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
***************************************
Tập làm văn
Tiết 30: Quan sát đồ vật
I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU :
- Biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí: bằng nhiều cách ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ) - Phát hiện được những đặc điểm riêng, độc đáo của từng đồ vật để phân biệt được nó với những đồ vật khác cùng loại.
- Lập dàn ý tả đồ chơi theo kết quả quan sát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- HS chuẩn bị đồ chơi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc dàn ý: Tả chiếc áo của em.
- Khuyến khích HS đọc đoạn văn, bài văn miêu tả cái áo của em.
Nhận xét ghi điểm học sinh.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS.
Bài 1:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý.
- Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS ( nếu có).
Bài 2:
- Theo em, khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
- Khi quan sát đồ vật các em cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận. Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay con búp bê thì cái mình nhình thấy dầu tiên là hình dáng, màu sắc rồi đến đầu, mắt, mũi, chân, tay khi quan sát các em phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man.
Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu. GV viết đề bài trên bảng lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS ( nếu có) .
- Khen ngợi những HS lập dàn bài chi tiết đúng.
2 HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Tự làm bài.
- 3 học sinh trình bày kết quả quan sát.
- Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến:
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay,
+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự làm bài vào vở.
- 3-5 HS trình bày dàn ý.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quê em.
******************************
Sinh hoạt lớp
Tìm hiểu kể chuyện lịch sử
I-Nhận xét hoạt động trong tuần .
Lớp trưởng điều khiển cuộc họp
GV nhận xét :
II-Chơi trò trơi : Thi tìm và đọc nhữngmẩu chuyện lịch sử.
Thi tìm và kể tên những nhà giáo ưu tú và nói những gì em biết về người đó.
GV chia lớp làm hai đội :Đội A ; Đội B ,Đội nào tím được nhiềưvà đọc đúng , đọc hay đội đó thắng cuộc.
Trơi lần hai tương tự:
GV tổng kết :Nhận xét tuyên dương HS.
File đính kèm:
- TUAN 15 HUONG.doc