I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết:
- Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.
- Trung thực trong học tập giúp chúng ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.
- Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra
2. Thái độ:
- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập
- Đồng tình với hành vi trung thực – phản đối hành vi không trung thực.
3.Kỹ năng:
- Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập
- Biết thực hiện hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy – bút cho các nhóm
- Bảng phụ, bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
32 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 4 - Học kì I - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát.
+ Hai tiếng ngoài – hoài bắt vần với nhau, giống nhau cùng có vần oai.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau: loắt choắt – thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh.
+ Các cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt.
+ Các cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh xinh – nghênh nghênh.
- HS trả lời.
- Theo dõi và nhắc lại.
- HS tìm, ví dụ:
+ Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên dầu bấy nay.
+ Cánh nàm khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
+ Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
+ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
+ . . .
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Tự làm bài.
+ Dòng 1: chữ bút bớt đầu thành chữ út.
+ Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú.
+ Dòng 3, 4: Để nguyên thì đó là chữ bút.
*********************************************
Toán
Tiết5:Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Củng cố về biểu thức có chứa một chữ, làm quen với các biểu thức có chứa một chữ có phép tính nhân.
- Củng cố cách đọc và tính giá trị của biểu thức.
- Củng cố bài toán về thống kê số liệu.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập 3/ 6, mỗi em làm 2 câu.
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài tập 1.
- Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức nào?
- Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 6 a với a = 5?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó nhắc HS các biểu thức trong bài có đến hai dấu tính, có dấu ngoặc, vì thế sau khi thay chữ bằng số chúng ta chú ý thực hiện các phép tính cho đúng thứ tự.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông
- Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu?
- GV giới thiệu : Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có : P = a 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài tập 4 sau đó tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm bài tập 3/7, bài 1 (c, d) / 7
- Chuẩn bị tiết: Các số có sáu chữ số
- Nhận xét tiết hoc.
Học sinh lên bảng làm bài tập 3/6 theo hướng dẫn của giáo viên.
Quan sát lắng nghe
Lắng nghe
- Tính giá trị của biểu thức.
- Theo dõi.
- Tính giá trị của biểu thức 6 a
- Thay số 5 vào chữ a rồi thực hiện phép tính 6 5 = 30.
- 2 em lên bảng làm bài phần a, b. HS cả lớp làm bài vào vở.
a
6 a
5
6 5 = 30
7
6 7 = 42
10
6 10 = 60
b
18 : b
3
18 : 3 = 6
2
18 : 2 = 9
6
18 : 6 = 3
- HS nghe GV hướng dẫn, sau đó lên bảng làm bài, HS cà lớp làm bài vào vở.
- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo một cạnh nhân với 4.
- Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi của hình vuông làø a 4
- HS đọc công thức tính chu vi của hình vuông.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) Chu vi hình vuông là:
3 4 = 12 (cm)
b) Chu vi hình vuông là:
5 4 = 20 (cm)
c) Chu vi hình vuông là:
8 4 = 32 (cm)
*********************************************
Lịch sử
Bài 2:Làm quen với bản đồ
I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh biết:
-Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
-một số yếu tố của bản đồ:tên ,phương hướng ,tỉ lệ,kí hiệu bản đồ
-các kí hiệu của một số đối tượngđịa lí thể hiện trên bản đồ.
II/ CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG :
Một số loại bản đồ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Làm việc cả lớp
* Bước 1 :
-GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ ( thế giới, châu lục, Việt Nam)
-GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
-GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
* Bước 2 :
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
Bước 2 : Làm việc theo từng cặp
-Hai em thi đố cùng nhau : 1 em vẽ ký hiệu, 1 em nói ký hiệu đó thể hiện cái gì ?
Tổng kết bài :
-GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yêu tố của bản đồ.
-GV khai thác kinh nghiệm sống của HS bằng cách yêu cầu HS trả lời câu hỏi : bản đồ được dùng để làm gì ?
Làm việc cá nhân
*Bước 1 : HS quan sát hình 1 và hình 2, rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từng hình.
-Đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
+ Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào ?
+Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam treo tường ?
Ở một số bài có sử dụng từ “ lược đồ”. So với bản đồ thì tính chính xác của lược đồ đã giảm đi, các yêu tố nội dung và yếu tố toán học chưa thật đầy đủ. Vì vậy, không sử dụng lược đồ để đo, tính khoảng cách mà chỉ dùng để nhận biết vị trí tương đối của một số đối tượng
**********************************************
Tập làm văn
Tiết2: Nhân vật trong truyện
I. MỤC TIÊU :
HS biết: văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật là người, con vật hay đồ vật được nhân hoá.
Tính cách của nhân vật bôc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK, phấn.
Bảng phụ vẽ sẵn bảng phân loại các nhân vật trong truyện.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
HĐ
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Bài cũ:
Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:.
Nhận xét:
Bài 1:- Cho học sinh đọc yêu cầu bài
- Nêu yêu cầu của bài tập?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV nhận xét sửa bài.
* Nhân vật là người: Mẹ con bà goá(nhân vật chính), bà lão ăn xin và những người khác (nhân vật phụ).
* Nhân vật là vật: Dế Mèn (nhân vật chính), Nhà Trò, Giao Long (nhân vật phụ)
Bài 2: Nêu nhận xét về tính cách nhân vật.
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài 1.
- Nêu yêu cầu của bài tập?
- Cho học sinh làm bài theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
* Dế Mèn khẳng khái có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu.
+Vì Dế Mèn đã nói, đã hành động để giúp đỡ Nhà Trò
* Mẹ con bà nông dân: thương người nghèo khó, sẵn sàng cứu kẻ bị hoạn nạn, luôn nghĩ dến người khác.
+ Cụ thể: cho bà lão ăn xin ngủ và ăn trong nhà, chèo thuyền cứu gúp người bị nạn
Ghi nhớ: Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Luyện tậpBài 1:- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Nêu yêu cầu bài tập?
Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương những bài làm hay.
Giáo viên chốt lại lời giài đúng
Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học theo nhóm nhân vật là người và nhân vật là vật.
- HS làm bài cá nhân vào nháp.
- 1 em lên bảng làm bài vào bảng phụ.
- Theo dõi, nhắc lại.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật: Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ con bà nông dân trong truyện Sự tích hồ Ba Bể. Căn cứ vào đâu mà em có nhận có xét như vậy?
- Các nhóm thảo luận giải quyết các yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung ý kiến.
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Tìm nhân vật trong câu chuyện Ba anh em? em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao bà có nhận xét như vậy
- HS làm bài cá nhân.
- Một số học sinh trình bày.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Cho tình huống: một bạn nhỏ mãi vui đùi chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Em hãy hình dung sự vịec và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây.
a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác
b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác
Sinh hoạt lớp
Tìm hiểu về lớp em , tổ bầu cán bộ lớp
I/Nội dung
1/Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần
2/Nêu một số thành tích đạt được của nhà trường trong những năm học qua
II/Hình thức tổ chức
1/Đánh giá trong tuần
-Trong tuần qua lớp không còn ai đi học muộn,làm tốt công tác vệ sinh.Một số em học tập cham chỉ
-Phân công kèm
-Các em cần cố gắng nhiều hơn nữa
3/ bầu cán bộ lớp
lớp trưởng:K’ TÍU
lớp phó:K’ DỒM
Tổ 1:K, GLẾU
Tổ 2: KDIÊU
Tổ 3: KLỌC
HẾT TUẦN 1
File đính kèm:
- TUAN 1 HUONG.doc