CHÍNH TẢ (Nhớ- viết) Tiết 3 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); biết được cách cách đặt dấu thanh ở âm chính. ( HS khá, giỏi nêu được qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Cho HS chép vần các tiếng trong hai dòng thơ đã cho vào mô hình.
2. Bài mới:
8 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
TẬP ĐỌC Tiết 6 LÒNG DÂN (tiếp theo)
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ ( trả lời các câu hỏi 1,2,3). HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- GV gọi HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu của vở kịch Lòng dân .
2. Bài mới
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
10’
10’
2’
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV gọi 1 HS khá đọc phần tiếp của vở kịch.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong phần tiếp của vở kịch.
- GV phân đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lời chú cán bộ.
+ Đoạn 2: Từ lời cai đến lời dì Năm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gọi HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bộ phần hai của vở kịch
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn
Câu hỏi 1 (SGK)?
Câu hỏi 2 (SGK)?
Câu hỏi 3 (SGK)?
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa vở kịch.
d. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- Tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
- GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc.
- HS lắng nghe.
+Khi bọn giặc hỏi An trả lời: hổng phải tía . . .An thông minh làm chúng tẽn tò
+ Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, . . . .cán bộ biết và nói theo
+ Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của Lòng dân là chỗ dựa vững chắt của CM
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa vở kịch.
– Nêu từ nhấn giọng
-Đ 1: Phải tía mầy không; đưa coi
-Đ 2: Qua mặt tao không nỗi đâu
-Đ 3: Thôi, trói lại dẫn đi
TUẦN 3
TẬP LÀM VĂN : Tiết 5 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Những ghi chép của HS sau khi quan sát một cơn mưa.
- Bút dạ, 2- 3 tờ giấy khổ to để 2- 3 HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh mưa, làm mẫu để cả lớp cùng phân tích.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra một số vở của HS về bảng thống kê tiết Tập làm văn trước.
- GV nhận xét.
TG
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1’
14’
16’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập1.
Bài 1/31:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS đọc bài Mưa rào.
- GV giao việc, yêu cầu HS trả lời 4 câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- GV và HS nhận xét, chốt lại ý đúng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
Bài 2/32:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS từ những chi tiết quan sát được, viết thành một dàn ý chi tiết.
- GV phát giấy và bút dạ cho 3 nhóm, các nhóm còn lại làm bài vào nháp.
- GV và HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thiện đoạn văn.
- Chuẩn bị tiết Tập làm văn 6.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc bài Mưa rào.
- HS làm việc cá nhân.
a/ Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời,...Gió thổi giật, đổi mát lạnh,...
b/ Tiếng mưa: lẹt đẹt, lách tách,...
- Hạt mưa: những giọt nước lăn,...
xiên xuống,...giọt ngã,...giọt bay,.
c/Trong mưa:lá đào, na, vẫy tay...
con gà...Cuối cơn mưa, vòm trời...
- Sau mưa: trời rạng dần, chim hót râm ran, mặt trời ló ra,...
d/ thị giác, thính giác, xúc giác,...
-Đại diện nhóm trình bày
TUẦN 3
TẬP LÀM VĂN : Tiết 6 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo y/c của BT1. Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí ( BT2)
- HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT 1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa.
- Dán ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng HS trong lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV chấm bài ở tiết Tập làm văn trước.
- GV nhận xét.
TG
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1’
14’
16’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
Mục tiêu:
Biết Tiến hành:
Bài 1/34:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nhắc nhở chú ý yêu cầu của đề bài.
- GV giao việc yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS lần lượt nêu ý chính của mỗi đoạn.
- Cho HS viết thêm để hoàn chỉnh đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
Bài 2/34:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giao việc, yêu cầu HS viết phần dàn bài đã chọn thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc bài.
- GV và HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thiện nốt đoạn văn.
- Về nhà chuẩn bị trước bài Tập làm văn tuần: 4
- HS nhắc lại đề.
- Hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của các đoạn.
- HS làm việc cá nhân.
Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào.
Đoạn 2: Ánh nắng và con vật sau cơn mưa.
Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
- Viết một đoạn văn miêu tả cơn mưa
- HS làm bài vào vở.
TUẦN 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 5 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. Mục tiêu:
- Xếp được TN cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1; hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3).
đặt câu với các từ tìm được (BT3c)
II. Đồ dùng dạy - học: - Bút dạ; một tờ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm bài tập 1, 3b.
- Một tờ giấy khổ to trên đó GV đã viết lời giải BT 3b.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 03 HS
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn miêu tả đã viết ở tiết LTVC trước.
T.G
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1’
18’
10’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2.
Bài 1/27:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV phát phiếu, yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3.
Bài 3/22:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Gọi 1 HS đọc truyện Con rồng cháu Tiên.
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Y/c HS khá, giỏi đặt câu với các từ tìm được
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm việc theo nhóm 4.
a) Công nhân:thợ điện, thợ cơ khí
b)Nông dân: thợ cấy, thợ cày
c)Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm
d)Quân nhân: đại uý, trung sĩ
e)Trí thức: giáo viên, bác sĩ , kĩ sư
g)Học sinh: HS tiểu học, HS trung học
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc truyện.
- HS làm việc cá nhân.
-Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
-đồng hương, đồng môn,...
Ví dụ: Chúng tôi là đồng chí.
TUẦN 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 6 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2); Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng1,2 từ đồng nghĩa ( BT3). HS khá, giỏi dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết ở BT3.
II. Đồ dùng dạy - học: - Vở BT Tiếng Việt 5, tập 1 (nếu có).
- Bút dạ, 2- 3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi 2 HS lần lượt lên làm bài tập 2, 3 của tiết LTVC trước.
- GV nhận xét và ghi điểm.
T.G
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1’
8’
8’
12’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
Bài 1/32:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
Bài 2/33:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập 3.
Bài 3/33:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
* Y/c HS khá, giỏi đặt câu với nhiều từ đồng nghĩa.
- GV chấm một số vở.
- Gọi 1 số HS đọc đoạn văn của mình.
- GVvà HS sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Bài sau: Từ trái nghĩa
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm việc theo nhóm 4.
-Thứ tự từ cần điền: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp
- HS tìm thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt đối với đất nước, quê hương.
-HS giỏi đặt câu với thành ngữ, tục ngữ vừa tìm.
- HS biết viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp mà em thích.
*Trong các sắc màu, em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu lộng lẫy, gây ấn tượng nhất.Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc, màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng đội viên. Đó là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của đoá hoa mào gà, màu đỏ au trên đôi má phúng phính của những em bé khoẻ mạnh, xinh đẹp
File đính kèm:
- MON TIENG VIET TUAN 3.doc