Bài :Luyện tập chính tả và tập đọc
I- Mục tiêu: - Luyện đọc diễn cảm bài “Những người bạn tốt”
- Luyện tập chính tả : đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi ia; iê
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
7 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2006
Bài soạn môn hớng dẫn học tiếng việt – lớp 5
Tuần : 7 - Tiết : 1
Bài :Luyện tập chính tả và tập đọc
I- Mục tiêu: - Luyện đọc diễn cảm bài “Những người bạn tốt”
- Luyện tập chính tả : đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi ia; iê
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức
20ph
13ph
2ph
A- Tập đọc: Luyện đọc diễn cảm bài: “Những người bạn tốt”
- Nhắc lại cách đọc diễn cảm toàn bài ?
- Đọc diễn cảm từng đoạn trong bài.
- Đọc diễn cảm nối đoạn ?
- Đọc diễn cảm đoạn em thích ?
- Đọc diễn cảm toàn bài?
B- Chính tả:
Bài 1 : ( Bài 2 – SGK - trang 66)
Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống dưới đây:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nh...
Mải mê đuổi một con d...
Củ khoai nướng để cả ch... thành tro.
Đáp án:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Bài 3. (Bài 3 – SGK – trang 66)
Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
a) Đông như ...
b) Gan như cóc ...
c) Ngọt như ... lùi
Đáp án:
a) Đông như kiến
b) Gan như cóc tía
c) Ngọt như mía lùi
C- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Khen những hs có nhiều ý kiến xây dựng bài.
Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, gv kết luận.
- Gọi hs đọc diễn cảm, hs nhận xét, gv kết luận, cho điểm.
- hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài, 1 hs làm bảng phụ
- Nhận xét, gv kết luận , cho điểm.
- hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài, 1 hs làm bảng phụ
- Nhận xét, gv kết luận , cho điểm.
IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2006
Bài soạn môn hướng dẫn học tiếng việt – lớp 5
Tuần : 7 - Tiết :2
Bài :Luyện tập tả cảnh
I- Mục tiêu: Biết cách viết mở đoạn văn.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức
32ph
2ph
A- Luyện tập: (bài 2 SGK – trang 72)
Dưới đõy là phần thõn bài của một bài văn tả cảnh Tõy Nguyờn. Em hóy lựa chọn cõu mở đoạn thớch hợp nhất từ những cõu cho sẵn dưới mỗi đoạn.
Đoạn 1:
(...) Phần phía nam của dải Trường Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núitừ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây trắng phủ đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. có nhiều khu rừng nguyên sinhtừ bao đời nay chưa in dấu chân người.
a) Tây Nguyên là miền đất núi non trùng điệp.
b) Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.
c) Đến với Tây Nguyên là đến với mảnh đất của những cánh rừng hoang sơ.
Đoạn 2:
(...) Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nối lêngiữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè, ... tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.
a) Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn là miền đất của những dòng sông cuồn cuộn, những dòng suối nên thơ.
b) Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi, có rừng. Tây Nguyên còn là miền đất âm vang tiếng cồng chiêng từ ngàn đời.
c) Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc.
Đáp án:
Đoạn 1:
Điền câu b vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày.
Đoạn 2:
Điền câu c vì câu này nêu được ý chung của đoạn văn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc.
B- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen những hs tích cực phát biểu xây dựng bài.
- 1 hs đọc yờu cầu của bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại. Gv nhắc cỏc em chỳ ý chọn cõu mở đoạn thớch hợp với mỗi đoạn văn bằng cỏch điền nhẩm những cõu cho sẵn vào chỗ trống xem cõu ấy cú đỳng là cõu mở đoạn khụng
- HS đọc thầm toàn bộ bài 2, suy nghĩ trả lời cõu hỏi. ( HS làm việc theo nhúm).
- HS phỏt biểu ý kiến. GV khuyến khớch HS lớ giải về sự lựa chọn của mỡnh.
- Cả lớp và Gv nhận xột, phõn tớch nguyờn nhõn đỳng sai trong từng bài làm của HS.
IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2006
Bài soạn môn hướng dẫn học tiếng việt – lớp 5
Tuần : 7 - Tiết : 3
Bài :Luyện tập về từ nhiếu nghĩa
I- Mục tiêu: Củng cố về từ nhiều nghĩa, xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển, đặt câu để phân biệt nghĩa.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức
34ph
3ph
1ph
A- Luyện tập:
Bài 1: Hãy cho biết nghĩa của từ “chân” trong một số trường hợp sử dụng sau đây:
a) Đau chân
b) Chân giường, chân bàn
c) Chân tường, chân núi
Trong các nghĩa này của từ “chân” nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
Đáp án:
a) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, để đi đứng (nghĩa gốc)
b) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật (nghĩa chuyển)
c) Phần dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. (nghĩa chuyển)
Bài 2: Đối với mỗi từ dưới đây, em hãy đặt 2 câu (một câu theo nghĩa gốc và một câu theo nghĩa chuyển)
a- Danh từ: mặt
b- Động từ: chạy
c- Tính từ: cứng
Đáp án:
* Đặt câu theo nghĩa gốc:
a- Em thường xuyên rửa mặt vào buổi sáng.
b- Sáng nào em cũng chạy hai vòng quanh khu tập thể.
c- Thanh sắt này cứng quá!
* Đặt câu theo nghĩa chuyển:
a- Con thuyền lướt nhanh trên mặt biển.
b- Nhà bạn áy phải chạy ăn từng bữa.
c- Anh ấy là người rất cứng rắn, không dễ khuất phục.
C- Củng cố:
- Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Nhận xét tiết học.
D- Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài.
GV nêu mục tiêu giờ học và ghi đầu bài.
Bảng phụ
Một học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài
Cho HS nói miệng
GV chốt lại ý đúng
HS làm vào vở
3 HS nối tiếp nhau đọc lại
GV nêu yêu cầu và ghi bảng. Một HS đọc lại
Cho HS đọc câu của mình
Nhận xét
GV nhấn mạnh lại
Cả lớp viết vào vở.
Vài HS đọc bài của mình
2 HS nhắc lại
IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- Tuan 7.doc