Luyện tập từ trái nghĩa
I- Mục tiêu: Hoàn thành nối các bài tập tiết Từ trái nghĩa và Luyện tập từ trái nghĩa.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2007
Bài soạn môn hướng dẫn học tiếng việt - lớp 5
Tuần : 4 - Tiết : 1
Luyện tập từ trái nghĩa
I- Mục tiêu: Hoàn thành nối các bài tập tiết Từ trái nghĩa và Luyện tập từ trái nghĩa.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức
34ph
1ph
A- Luyện tập:
* Hướng dẫn bài tập 3 (trang 39)
- Đọc yêu cầu.
Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a) Hoà bình.
b) Thương yêu.
c) Đoàn kết.
d) Giữ gìn.
- Làm bài.
- Chữa bài:
a) chiến tranh, xung đột
b) hận thù, căm ghét, ghét bỏ, căm giận, thù hằn, căm thù, căm hờn, thù ghét, thù hận, thù nghịch
c) chia rẽ, bè phái, sung khắc
d) phá hoại, phá hỏng, phá phách, huỷ hoại, tàn phá
* Hướng dẫn bài tập 4 (trang 39)
- Đọc yêu cầu.
Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được
- Làm bài.
- Chữa bài: VD: Nhiệm vụ của mọi người là phải bảo vệ, giữ gìn tài nguyên rừng. Những việc làm tàn phá rừng cần được ngăn ngừa triệt để.
* Hướng dẫn bài tập 4 (trang 44)
- Đọc yêu cầu.
Tìm những từ trái nghĩ nhau:
a) Tả hình dáng:
b) Tả hành động:
c) Tả trạng thái:
d) Tả phẩm chất:
- Làm bài.
- Chữa bài:
a) cao - thấp ; cao - lùn ; cao vống - lùn tịt ;
béo -gầy; to / bé ; to xù / bé tí ; to kềnh / bé tẹo ; béo múp / gầy còm ; mập / ốm
b) đứng - ngồi ; lên - xuống ; vào - ra; đi lại / đứng im ; khóc /cười ;
c) buồn - vui ; no - đói ; sướng - khổ; lạc quan / bi quan ; phấn chấn / ỉu xìu ; sướng / khổ ; hạnh phúc / bất hạnh ;
d) tốt - xấu ; hiền - dữ ; ngoan - hư ; khiêm tốn / kiêu căng ; hèn nhát / dũng cảm ; thật thà / dối trá; trung thành / phản bội ; cao thượng / hèn nhát ; tế nhị / thô lỗ.
* Hướng dẫn bài tập 5 (trang 44)
- Đọc yêu cầu.
Đặt hai câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên:
- Làm bài.
- Chữa bài:
VD:
+Nhà em có hai giống cau: một loại cao quả hơi dài, một loại thấp quả tròn.
+ Lan và mia là hai chị em sinh đôi mà Lan thì báo còn Mai thì gầy.
+ Xấu ngưới đẹp nết còn hơn đẹp người.
C- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
2 hs đọc yêu cầu bài.
Hs làm miệng, nhận xét, gv kết luận
Hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ, nhận xét, gv kết luận.
2 hs đọc yêu cầu bài.
Hs làm miệng, nhận xét, gv kết luận
Hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ, nhận xét, gv kết luận.
2 hs đọc yêu cầu bài.
Hs làm miệng, nhận xét, gv kết luận
Hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ, nhận xét, gv kết luận.
2 hs đọc yêu cầu bài.
Hs làm miệng, nhận xét, gv kết luận
Hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ, nhận xét, gv kết luận.
IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2006
Bài soạn môn hướng dẫn học tiếng việt - lớp 5
Tuần : 4 - Tiết : 3
Luyện tập: Tập làm văn
I- Mục tiêu:
- Hoàn thành tiết tập làm văn luyện tập tả cảnh (Biết chuyển dàn bài thành một đoạn văn hoàn chỉnh)
- Lập dàn bài chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức
A- Luyện tập :
Bài 1: (Bài 2 SGK - trang 43)
- Viết đoạn văn tả sân trường với cột cờ, những sáng chào cờ, giờ ra chơi, tập thể dục giữa giờ của học sinh.
- Viết đoạn văn tả các toà nhà và phòng học.
- Viết đoạn văn tả vườn trưòng và sân chơi thứ hai.
Bài 2: (đề bài SGk - trang 44)
- Em chọn tả cảnh nào?
- Nêu dàn ý của bài văn em định tả.
* Đọc bài văn mẫu:
- Gv đọc
H - Em học tập được gì qua bài văn trên.
C- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị viết 1 trong 3 bài văn theo đề yêu cầu (trang 44), tiết sau chuẩn bị kiểm tra.
- HS nêu yêu cầu của bài 2 và lưu ý nên chọn viết phần thân bài ( toàn bộ thân bài hoặc 1 phần của thân bài vì phần này có thể gồm nhiều đoạn ), HS giỏi có thể viết nhiều hơn.
- Hs cả lớp làm bài vào vở hoặc giấy nháp.
- 3 hs làm bảng phụ
- Nhận xét 3 bài ở bảng phụ
- Nhiều học đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh, gv và hs nhận xét.
- Hs đọc 3 đề bài.
- Hs chuẩn bị 5 phút sau đó nêu dàn ý bài định tả.
- Hs nhận xét, gv kết luận.
- Gv đọc văn mẫu cho hs tham khảo, nêu câu hỏi, hs trả lời.
IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006
Bài soạn môn hướng dẫn học tiếng việt – lớp 5
Tuần : 4 - Tiết :
Bài :Luyện tập chính tả và tập đọc
I- Mục tiêu:
- Rèn cho hs đọc diễn cảm bài tập đọc “ Những con sếu bằng giấy”
- Tiếp tục củng cố hiểu biết mô hình cấu tạo vần và qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II- Đồ dùng:
1- Của học sinh:
2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức
20ph
15ph
1- Luyện đọc diễn cảm :
- Nhắc lại cách đọc diễn cảm toàn bài.
- Đọc diễn cảm từng đoạn.
- Đọc diễn cảm nối đoạn.
- Đọc diễn cảm tòn bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Tiếng nghĩa và chiến về cấu tạo có gì giống và khác nhau? (Về cấu tạo hai tiếng chiến và nghĩa:
+ Giống nhau: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối)
Bài 3
- GV yêu cầu: Em hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng chiến và nghĩa (+ Dấu thanh đợc đặt ở âm chính.
+ Tiếng nghĩa không có âm cuối, dấu thanh đợc đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
+ Tiếng chiến có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái ghi hai ghi nguyên âm đôi
C- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, gv kết luận
- Gv gọi hs đọc bài, hs nhận xét, gv kết luận, cho điểm.
- Hs đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm theo bạn.
- 1 hs lên bảng phụ làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Cả lớp chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm theo bạn.
- 1 hs lên bảng phụ làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Cả lớp chữa bài.
IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- Tuan 4.doc