Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 3

LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ VÀ TẬP ĐỌC

I- Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm bài “Lòng dân” và luyện tập củng cố về cấu tạo tiếng.

II- Đồ dùng:

1- Của học sinh:

2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ.

III- Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: (Bài 3 - trang 27 SGK) Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào? (Vì đều sinh ra từ 1 bọc trăm trứng của mẹ Âu cơ, đồng báo có nghĩa là: những người cùng 1 giống nòi, 1 dân tộc, 1 tổ quốc, có quan hệ mật thiết ruột thịt) b) Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”) ( đồng hương, đồng ngữ, đồng ca, đồng bọn, đồng cảm, đồng môn, đồng tình, đồng ý, đồng niên, đồng loại, đồng nghiệp, đồng ngũ, đồng hành, ...) c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được. ( VD: Bố và bác Toàn là đồng hương với nhau. Cả lớp em đồng thanh hát một bài. Chúng em đồng tình với ý kiến của bạn.) Bài 2: (Bài 1 - trang 32 SGK) Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống dưới đây: (xách, đeo, khiêng, kẹp, vác) “ Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại- một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ đeo trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai vác Một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất ở lều trại. bạn Phượng bé nhỏ nhất thì kẹp trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.” C- Củng cố: - Tiết hôm nay ôn lại những kiến thức gì đã học? - Về xem lại những bài đã làm. - Gv giới thiệu bài, ghi tên bài - Đọc yêu cầu bài. - 1 hs đọc lại các câu hỏi SGK. - Cả lớp thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời trong 3 phút. - Đại diện từng nhóm trình bày, nhận xét, gv kết luận. - 1hs đọc yêu cầu bài. - Thảo luận nhóm đôi tìm câu trả lời. - Đại diện 3 nhóm trình bày bài, nhận xét, gv kết luận - Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, hs khác nhận xét, gv kết luận IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần : 3 hướng dẫn học tiếng việt Tiết : 3 Thứ sáu ngày tháng 9 năm 200 Tập làm văn: Tả cảnh một cơn mưa I- Mục tiêu: - Giúp hs phân tích bài “Mưa rào” để biết cách quan sát, chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh. - Viết được doạn văn trong bài văn tả cơn mưa một cách chân thực, tự nhiên dựa vào dàn ý đã lập. II- Đồ dùng: 1- Của học sinh: 2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Hình thức tổ chức 1ph 5ph 25ph 1ph A- Giới thiệu : B- Luyện tập: 1- Gợi ý: - Nêu bố cục một bài văn tả cảnh? - Nhắc lại dàn bài chung của văn tả cảnh? (1- Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. 2- Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 3- Kết bài: Nêu nhẫn ét hoặc cảm nghĩ của người viết.) - Muốn viết được một bài văn hay em cần quan sát bằng những giác quan nào? (thị giác, thính giác, xúc giác...) - Bài văn muốn hay càn sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì? (biện pháp so sánh, nhân hóa, dùng từ tượng hình, tượng thanh,...) 2- Lập dàn bài chi tiết tả cơn mưa: Dàn bài thống nhất: 1- Mở bài: Mùa hè , mùa của những cơn mưa rào chợt đến rồi chợt đi vội vàng. 2- Thân bài: a) Quang cảnh trước khi mưa: - Bầu trời trong xanh, gió thổi nhè nhẹ. - Những đám mây đen ùn ùn kéo tới, bầu trời như thấp xuống. - Gió thổi mỗi lúc một mạnh. - Mọi người hối hả về nhà hoặc tìm chỗ tránh mưa. b) Quang cảnh lúc trời mưa: - Mưa bắt đầu lác đác rơi. - Mưa như trút nước. - Gió mỗi lúc một mạnh, cây cối nghiêng ngả. - Đường vắng tanh. - Những hạt mưa mát lạnh xua đi không khí oi nồng của mùa hè. c) Quang cảnh sau cơn mưa: - Mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. - Bầu trời lại cao và trong xanh như trước. - Mọi người lại tiếp tục đổ xuống đường. 3- Kết bài: - Mưa đã làm cho không khí dễ chịu, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. 3- Bài tham khảo: * Gv đọc bài văn mẫu: * Cảm thụ: - Em thấy bài văn có hay không? - Em học tập được điều gì? C- Củng cố - Dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Gv nói miệng, ghi tên bài lên bảng - Hs đọc đề bài. - Gv nêu câu hỏi gợi ý, hs trả lời, hs khác nhắc lại, gv kết luận. - Hs thảo luận nhóm đôi viết dàn bài. - 1 nhóm lên bảng phụ làm bài. nhận xét bài ở bảng phụ. - Nhiều học sinh đọc dàn bài của nhóm minh. Các bạn nghe và sửa giúp bạn. - Gv thống nhất một dàn bài chung ghi bảng, cả lớp ghi vở. - Gv đọc bài văn mẫu cho hs nghe. - Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, gv kết luận IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần : 4 hướng dẫn học tiếng việt Tiết :1 Thứ hai ngày tháng 9 năm 200 Bài :Luyện tập chính tả và tập đọc I- Mục tiêu: - Rèn cho hs đọc diễn cảm bài tập đọc “ Những con sếu bằng giấy” - Tiếp tục củng cố hiểu biết mô hình cấu tạo vần và qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng. II- Đồ dùng: 1- Của học sinh: 2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Hình thức tổ chức 20ph 15ph 1- Luyện đọc diễn cảm : - Nhắc lại cách đọc diễn cảm toàn bài. - Đọc diễn cảm từng đoạn. - Đọc diễn cảm nối đoạn. - Đọc diễn cảm tòn bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS trả lời câu hỏi: Tiếng nghĩa và chiến về cấu tạo có gì giống và khác nhau? (Về cấu tạo hai tiếng chiến và nghĩa: + Giống nhau: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái + Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối) Bài 3 - GV yêu cầu: Em hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng chiến và nghĩa (+ Dấu thanh đợc đặt ở âm chính. + Tiếng nghĩa không có âm cuối, dấu thanh đợc đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi. + Tiếng chiến có âm cuối, dấu thanh đợc đặt ở chữ cái ghi hai ghi nguyên âm đôi C- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Gv nêu câu hỏi, hs trả lời, nhận xét, gv kết luận - Gv gọi hs đọc bài, hs nhận xét, gv kết luận, cho điểm. - Hs đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm theo bạn. - 1 hs lên bảng phụ làm bài, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét bài trên bảng. - Cả lớp chữa bài. - Hs đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm theo bạn. - 1 hs lên bảng phụ làm bài, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét bài trên bảng. - Cả lớp chữa bài. IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần : 4 hướng dẫn học tiếng việt Tiết : 3 Thứ sáu ngày tháng năm 200 Bài :Luyện tập tập làm văn I- Mục tiêu: - Hoàn thành tiết tập làm văn luyện tập tả cảnh (Biết chuyển dàn bài thành một đoạn văn hoàn chỉnh) - Lập dàn bài chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. II- Đồ dùng: 1- Của học sinh: 2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Hình thức tổ chức A- Luyện tập : Bài 1: (Bài 2 SGK - trang 43) - Viết đoạn văn tả sân trờng với cột cờ, những sáng chào cờ, giờ ra chơi, tập thể dục giữa giờ của học sinh. - Viết đoạn văn tả các toà nhà và phòng học. - Viết đoạn văn tả vờn tròng và sân chơi thứ hai. Bài 2: (đề bài SGk – trang 44) - Em chọn tả cảnh nào? - Nêu dàn ý của bài văn em định tả. C- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị viết 1 trong 3 bài văn theo đề yêu cầu (trang 44), tiết sau chuẩn bị kiểm tra. - HS nêu yêu cầu của bài 2 và lưu ý nên chọn viết phần thân bài ( toàn bộ thân bài hoặc 1 phần của thân bài vì phần này có thể gồm nhiều đoạn ), HS giỏi có thể viết nhiều hơn. - Hs cả lớp làm bài vào vở hoặc giấy nháp. - 3 hs làm bảng phụ - Nhận xét 3 bài ở bảng phụ - Nhiều học đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh, gv và hs nhận xét. - Hs đọc 3 đề bài. - Hs chuẩn bị 5 phút sau đó nêu dàn ý bài định tả. - Hs nhận xét, gv kết luận. IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạỵ .. Tuần : 4 hướng dẫn học tiếng việt Tiết : 2 Thứ sáu ngày tháng năm 200 Bài :Luyện tập luyện từ và câu I- Mục tiêu: Hoàn thành nối các bài tập tiết Từ trái nghĩa và Luyện tập từ trái nghĩa. II- Đồ dùng: 1- Của học sinh: 2- Của giáo viên: phấn màu, bảng phụ. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Hình thức tổ chức 34ph 1ph A- Luyện tập: * Hướng dẫn bài tập 3 (trang 39) - Đọc yêu cầu. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: a) Hoà bình. b) Thương yêu. c) Đoàn kết. d) Giữ gìn. - Làm bài. - Chữa bài: a) chiến tranh, xung đột b) hận thù, căm ghét, ghét bỏ, căm giận, thù hằn, căm thù, căm hờn, thù ghét, thù hận, thù nghịch c) chia rẽ, bè phái, sung khắc d) phá hoại, phá hỏng, phá phách, huỷ hoại, tàn phá * Hướng dẫn bài tập 4 (trang 39) - Đọc yêu cầu. Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được - Làm bài. - Chữa bài: VD: Nhiệm vụ của mọi người là phải bảo vệ, giữ gìn tài nguyên rừng. Những việc làm tàn phá rừng cần được ngăn ngừa triệt để. * Hướng dẫn bài tập 4 (trang 44) - Đọc yêu cầu. Tìm những từ trái nghĩ nhau: a) Tả hình dáng: b) Tả hành động: c) Tả trạng thái: d) Tả phẩm chất: - Làm bài. - Chữa bài: a) cao – thấp ; cao – lùn ; cao vống – lùn tịt ; béo –gầy; to / bé ; to xù / bé tí ; to kềnh / bé tẹo ; béo múp / gầy còm ; mập / ốm b) đứng – ngồi ; lên – xuống ; vào – ra; đi lại / đứng im ; khóc /cười ; c) buồn – vui ; no - đói ; sớng – khổ; lạc quan / bi quan ; phấn chấn / ỉu xìu ; sướng / khổ ; hạnh phúc / bất hạnh ; d) tốt – xấu ; hiền – dữ ; ngoan – hư ; khiêm tốn / kiêu căng ; hèn nhát / dũng cảm ; thật thà / dối trá; trung thành / phản bội ; cao thượng / hèn nhát ; tế nhị / thô lỗ. * Hướng dẫn bài tập 5 (trang 44) - Đọc yêu cầu. Đặt hai câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên: - Làm bài. - Chữa bài: VD: +Nhà em có hai giống cau: một loại cao quả hơi dài, một loại thấp quả tròn. + Lan và mia là hai chị em sinh đôi mà Lan thì báo còn Mai thì gầy. + Xấu ngưới đẹp nết còn hơn đẹp người. C- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. 2 hs đọc yêu cầu bài. Hs làm miệng, nhận xét, gv kết luận Hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ, nhận xét, gv kết luận. 2 hs đọc yêu cầu bài. Hs làm miệng, nhận xét, gv kết luận Hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ, nhận xét, gv kết luận. 2 hs đọc yêu cầu bài. Hs làm miệng, nhận xét, gv kết luận Hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ, nhận xét, gv kết luận. 2 hs đọc yêu cầu bài. Hs làm miệng, nhận xét, gv kết luận Hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ, nhận xét, gv kết luận. IV- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc
Giáo án liên quan