TẬP ĐỌC
TIẾT 1 : THƯ GỬI CÁC HỌC SINH ( TRANG 4 )
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Học thuộc đoạn: “ Sau 80 năm giời của các em“ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
• Tranh minh hoạ trang 4, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
• Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
120 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về trái đất).
+Vì đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo, không nhân danh ai. Chúng ném bom na pan, B.52, hơi độc để đốt bệnh viện, trường học, giết những đứa trẻ vô tội, giết cả những cánh đồng xanh,
+ Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa. Chú dặn Ê-mi-li, khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ : “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.”
+ Chú muốn động viên vợ con bớt đau khổ vì sự ra đi của chú ! Chú ra đi thanh thản, tự nguyện, vì lí tưởng cao đẹp.
- Tiếp nối nhau phát biểu:
+ Hành động của chú Mo-ri-xơn thật cao cả và đáng khâm phục.
+ Mình rất xúc động về hành động của chú.
+Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm củamột công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài HS cả lớp nghe, tự ghi vào vở.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. Cả lớp theo dõi, sau đó nêu giọng đọc.
- HS theo dõi GV hướng dẫn cách đọc, sau đó tự luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc thuộc lòng, diễn cảm 1 khổ thơ.
- HS cả lớp bình chọn bạn đọc thuộc và hay nhất.
C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng cả bài thơ và soạn bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.
Thứ ngày tháng năm
TIẾT 9
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
( TRANG 51 )
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- HS khá, giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
• Phiếu ghi sẵn bảng thống kê viết trên bảng lớp.
• Phiếu ghi điểm của từng HS .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc lại bài thống kê số HS trong từng tổ của lớp (tuần2).
- Nhận xét bài làm của HS .
- 2 HS đọc bài.
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
(Gợi ý : Đây là chỉ thống kê kết quả học tập trong tháng nên không cần lập bảng. Em chỉ cần viết theo hàng ngang. Nếu không nhớ số điểm của mình thì có thể mở vở, bài kiểm tra để xem lại.)
- Gọi HS đọc kết quả thống kê.
- Nhận xét, kết quả thống kê và cách trình bày của từng HS .
- Hỏi : + Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình ?
- GV nêu : Bây giờ các em cùng lập bảng kết quả học tập trong tháng của từng thành viên trong tổ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở .
( Gợi ý HS :
+ Kẻ bảng thống kê từng cột và hàng. 6 cột ghi : Số thứ tự / họ và tên / số điểm theo cột số điểm chia thành 4 cột nhỏ, theo các thang điểm ở bài 1. Số hàng là số thành viên trong đó và thêm 1 hàng tổng số.
+ Lập xong kết quả của mình lần lượt mượn kết quả học tập của từng bạn để lập.
+ Nhận xét chung về kết quả học tập của tổ.)
- Gọi HS làm trên giấy khổ to dán phiếu, đọc phiếu.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS cùng tổ nhận xét phiếu của bạn.
- Hỏi : + Em có nhận xét gì về kết quả học tập của tổ 1, 2, 3, 4.. ?
+ Trong tổ 1 ( 2, 3, 4) bạn nào tiến bộ nhất ? Bạn nào còn chưa tiến bộ?
- GV kết luận.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp vào vở.
- 2 HS làm trên bảng và đọc bài của mình.
- 3 HS dưới lớp đọc tiếp nối.
Ví dụ :
+ Điểm trong tháng 9 của Nguyễn Lê Hoan – Tổ 1:
a) số điểm dưới 5 : 0
b) số điểm từ 5 đến 6 : 0
c) số điểm từ 7 đến 8 : 2
d) số điểm từ 9 đến 10 : 15
+ Điểm trong tháng 9 của Bùi An Minh – Tổ 2 :
a) số điểm dưới 5 : 0
b) số điểm từ 5 đến 6 : 2
c) số điểm từ 7 đến 8 : 6
d) số điểm từ 9 đến 10 : 7
- 3 đến 4 HS tự nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm vào giáy khổ to, HS cả lớp kẻ bảng làm vào vở.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- 2 HS nhận xét bài làm của từng bạn.
- 2 HS (1 trong tổ, 1 ngoài tổ) nhận xét.
+ Dựa vào bảng thống kê và trả lời.
C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Hỏi : Bảng thống kê có tác dụng gì ? ( Giúp ta biết tình hình và nhận xét về vấn đề được thống kê ).
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đưa bảng thống kê kết quả học tập của mình cho gia đình xem và tự lập bảng thống kê kết quả học tập của mình trong tháng tới.
Thứ ngày tháng năm
TIẾT 10
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG ÂM (TRANG 51 )
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
• Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ).
• Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm
qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
• HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
• Từ điển học sinh.
• Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động, có tên giống nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn miêu tả vẻ thanh bình của nông thôn hoặc thành phố đã làm ở tiết trước .
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài của mình, HS cả lớp theo dõi và nhận xét bài của từng bạn.
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1, 2
- Viết bảng các câu:
+ Ông ngồi câu cá.
+ Đoạn văn này có 5 câu.
- Hỏi :
+ Em có nhận xét gì về hai câu văn trên ?
+ Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì ? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài 2.
+ Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc câu văn.
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến :
+ Hai câu văn trên đều là hai câu kể. Mỗi câu có 1 từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau.
+ Từ câu trong Ông ngồi câu là bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu sợi dây.
+ Từ câu trong Đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
+ Hai từ câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
- GV kết luận : Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.
3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về từ đồng âm để minh hoạ cho ghi nhớ.
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về từ đồng âm.
4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp theo hướng dẫn.
+ Đọc kĩ từng cặp từ.
+ Xác định nghĩa của từng cặp từ (có thể dùng từ điển).
- Gọi HS phát biểu ý kiến yêu cầu HS khác bổ sung, nhận xét.
- Nhận xét, khen ngợi HS tìm nghĩa đúng.
- GV có thể kết luận lại về nghĩa của từng từ đồng âm nếu HS giải thích chưa rõ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và Mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. (Gợi ý : HS đặt câu với mỗi từ để phân biệt từ đồng âm.)
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- GV có thể yêu cầu HS giải thích nghĩa của từng cặp từ đồng âm mà em vừa đặt.
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
- 3 HS lấy ví dụ về từ đồng âm.
Ví dụ : Cái bàn- bàn học
Lá cây – lá cờ
Bàn chân – chân bàn
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Tiếp nối nhau phất biểu, mỗi HS chỉ nói về một cặp từ.
a) – Cánh đồng : đồng là khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
- Tượng đồng : đồng là kim loại có mầu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi thường dùng làm dây điện và hợp kim.
- Một nghìn đồng : đồng là đơn vị tiền tệ Việt Nam .
b) – Hòn đá : đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn.
c) – Ba má : ba là (bố, thầy) người sinh ra và nuôi dưỡng mình.
- Ba tuổi : ba là số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 3 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
- Nêu ý kiến bạn đặt câu đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 3 đén 5 HS tiếp nối nhau đặt câu mình đặt
Ví dụ :
+ Bố em mua một bộ bàn ghế rất đẹp. / Họ đang bàn về việc sửa đường.
+ Nhà cửa ở đây được xây dựng hình ô bàn cờ. / Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay.
+ Yêu nước là thi đua / Bạn Lan đang lấy nước.
- Tiếp nối nhau giải thích.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- GV hỏi : Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng ?
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 4
- Gọi HS đọc các câu đố.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Hỏi : Trong hai câu đố trên, người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào ?
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc mẩu chuyện cho cả lớp cùng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Trả lời : Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng âm là tiền tiêu .
+Tiền tiêu : tiền nghĩa là tiền để chi tiêu.
+Tiền tiêu : tiêu là vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Trao đổi, thảo luận.
- Tiếp nối nhau trả lời :
a) Con chó thui.
b) Cây hoa súng và khẩu súng.
+ Từ chín trong câu a là nướng chín cả mặt, mũi, đuôi đầu chứ không phải là số 9 – là số tự nhiên sau số 8.
+ Khẩu súng còn được gọi là cây súng.
C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Hỏi : Thế nào là từ đồng âm ? Cho ví dụ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu đố và tìm các từ đồng âm.
Thứ ngày tháng năm
TIẾT 10
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH (TRANG 53 )
I. MỤC TIÊU
Giúp HS : Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu ...); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
• Bảng phụ ghi sẵn lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp ,cần chữa chung cho cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Chấm điểm bảng thống kê kết quả học tập ở tổ của 5 HS.
- Nhận xét bài làm của HS
B. Dạy – học bài mới
1. Nhận xét chung về bài làm của HS
File đính kèm:
- GIAO AN TVK5 TUAN 1TUAN 5.doc