Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 3

Tập đọc : Những con sếu bằng giấy

I.Mục đích, yêu cầu :

-Luyện đọc : +Đọc đúng các từ (hoặc cụm từ) : Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki, nhiễm; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 +Đọc diễn cảm : giọng trầm buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh và khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô.

-Hiểu : +Nghĩa các từ (cụm từ) : bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết, sát hại, ngây thơ.

+Nội dung bài : Tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy và học :

 1.Nhận xét chung về kết quả khảo sát đầu năm phân môn Tập đọc

 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Những con sếu bằng giấy

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ý nghĩa của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai -Yêu cầu hs thực hiện : +Kể chuyện theo nhóm : Kể từng đoạn Kể toàn bộ câu chuyện +Thi kể chuyện trước lớp. +Trao đổi về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện =>Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. -Nhóm 2 -Đại diện nhóm kể -Theo dõi, đặt câu hỏi -1 hs nhắc lại 2.Củng cố : -Kể lại một đoạn thích nhất trong truyện. Dặn dò : -Kể câu chuyện cho người thân nghe. -Chuẩn bị cho tiết sau (Tìm câu chuyện, mang truyện đến lớp). ------------------------------------------------- Tập làm văn : Luyện tập tả cảnh I.Mục đích, yêu cầu : -Học sinh biết cách chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn. -Rèn kĩ năng lập dàn ý và chuyển một phần của dàn ý trong bài văn miêu tả ngôi trường thành một đoạn văn. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ -Học sinh : Quan sát và ghi chép về ngôi trường III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ : Luyện tập tả cảnh -Trình bày một đoạn trong bài văn tả một cơn mưa (Bảo) 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Luyện tập tả cảnh b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Quan sát – Tìm ý (20’) Mục tiêu : Hs lập được dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường. Bài 1 : -Yêu cầu hs đọc đề và phần lưu ý -Cho hs ra ngoài và yêu cầu thực hiện : +Quan sát và bổ sung +Trình bày kết quả quan sát -Cho hs vào lớp và yêu cầu thực hiện +Lập dàn ý chi tiết +Trình bày trước lớp =>Không phải tất cả những gì quan sát được đều đưa vào dàn ý, cần có sự chọn lọc những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng. -1 hs thực hiện. -Cá nhân thực hiện -Theo dõi, bổ sung Hoạt động 2 : Luyện tập viết đoạn (27’) Mục tiêu : Hs chuyển được một phần của dàn ý trong bài văn miêu tả ngôi trường thành một đoạn văn Bài 2 : -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện +Xác định trọng tâm đề -Hướng dẫn hs : nên chọn viết một đoạn ở phần thân bài +Đọc dàn ý và chọn ý để viết thành đoạn văn +Dựa vào dàn ý, viết đoạn văn vào vở +Trình bày trước lớp +Bổ sung bài làm *Lưu ý : Đoạn văn cũng có thể chỉ có phần mở đoạn và thân đoạn hoặc chỉ có thân đoạn và kết đoạn. -1 hs thực hiện -Theo dõi -Đọc thầm, nêu ý kiến -Cá nhân thực hiện -1/4 lớp -Cá nhân thực hiện 3.Củng cố : -Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh -Trình bày đoạn văn hoàn chỉnh Dặn dò : Làm bài vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------- Ngày soạn : 9 - 9 - 2008 Ngày dạy : Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2008 Tập đọc : Bài ca về trái đất I.Mục đích, yêu cầu : -Luyện đọc : +Đọc đúng các từ (hoặc cụm từ) : vờn, đẫm, tô thắm sắc; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, giữa các cụm từ. +Đọc diễn cảm : giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào những từ gợi tả, gợi cảm. -Hiểu : +Nghĩa các từ (cụm từ) : hải âu, năm châu, khói hình nấm, bom H, bom A, hành tinh, gù, vờn. +Nội dung bài : Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ : Những con sếu bằng giấy -Yêu cầu hs đọc bài và trả lời câu hỏi : a.Bom nguyên tử do Mĩ ném xuống Nhật Bản gây ra những hậu quả gì? (Ly Na) b.Khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô thể hiện qua chi tiết nào? (Mong) c.Các bạn nhỏ thành phố Hi-rô-si-ma đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình (V.Anh) 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Bài ca về trái đất b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Luyện đọc (10’) Mục tiêu : Hs đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, giữa các cụm từ. -Yêu cầu hs thực hiện : +Đọc thành tiếng cả bài +Đọc nối tiếp theo đoạn (3 lần) Lần 1 : kết hợp sửa lỗi sai - Lần 2 : kết hợp giải nghĩa từ -Giải nghĩa từ : gù, vờn. +Luyện đọc theo nhóm, báo cáo kết quả. -Giới thiệu tranh và đọc mẫu toàn bài. -1 hs đọc to -1/3 lớp thực hiện. -Theo dõi -Luyện đọc nhóm 2. -Theo dõi và đọc thầm Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (12’) Mục tiêu : Hs hiểu bài thơ là lời kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. -Yêu cầu hs thực hiện : +Đọc khổ thơ 1 “Trái đất này trái đất quay” và cho biết “Hình ảnh trái đất có gì đẹp?” +Đọc khổ thơ 2 “Trái đất trẻ cũng quý, cũng thơm” và cho biết “Hai câu thơ cuối nói lên điều gì?” (Mọi người trên thế giới dù màu da khác nhau nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu) +Đọc khổ thơ 3 “Khói hình nấm chúng ta!” và cho biết “Chúng ta cần làm gì để giữ bình yên cho trái đất?” +Đọc toàn bài và cho biết “Bài thơ muốn nói điều gì?” =>Bài thơ kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. -Cả lớp đọc thầm -Nêu ý kiến cá nhân. -Đọc thầm và trả lời câu hỏi, bổ sung -Đọc thầm -Nêu ý kiến cá nhân -Đọc lướt toàn bài -Nêu ý kiến cá nhân -Nhắc lại. Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng(10’) Mục tiêu : Hs đọc bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên; biết nhấn giọng vào những từ gợi tả, gợi cảm. -Yêu cầu hs : +Đọc nối tiếp theo đoạn -Hướng dẫn và đọc mẫu toàn bài +Luyện đọc diễn cảm theo nhóm. +Thi đọc diễn cảm +Học thuộc lòng bài thơ +Thi đọc thuộc lòng -3 học sinh thực hiện -Theo dõi -Thực hiện nhóm 2 -4 hs thực hiện. -Cá nhân thực hiện -2 hs thi đọc 3.Củng cố : -Hình ảnh trái đất có gì đẹp? -Hai câu thơ cuối nói lên điều gì? -Chúng ta cần làm gì để giữ bình yên cho trái đất? Dặn dò : Luyện đọc, chuẩn bị bài tiết sau. ------------------------------------------------ Luyện từ và câu : Luyện tập về từ trái nghĩa I.Mục đích, yêu cầu : -Củng cố kiến thức về từ trái nghĩa. -Rèn kĩ năng xác định từ trái nghĩa, tìm từ trái nghĩa và đặt câu với từ đó. -Gợi ý cho hs sử dụng từ trái nghĩa trong khi viết đoạn văn, bài văn. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : từ điển 1.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Luyện tập về từ trái nghĩa b.Nội dung : Hoạt động dạy của thầy Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức (5’) Mục tiêu : Hs nắm chắc kiến thức về từ trái nghĩa Bài 1 : -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện +Xác định các cặp từ trái nghĩa trong bài (a.ít – nhiều; b.chìm – nổi; c.nắng – mưa; d.trẻ – già ) +Nhắc lại khái niệm về từ trái nghĩa =>Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. -Cá nhân thực hiện -Nhắc lại kiến thức Hoạt động 2 : Luyện tập (27’) Mục tiêu : Rèn kĩ năng xác định từ trái nghĩa; tìm và đặt câu với từ trái nghĩa Bài 2, 3 : -Yêu cầu hs đọc đề và làm bài vào vở (Bài 2 : a.nhỏ – lớn; b.trẻ – già; c.dưới – trên; d.chết – sống) (Bài 3 : a.nhỏ – lớn; b.khéo – vụng; c.khuya – sớm) H : Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng gì? =>Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau. Bài 4, 5 : -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện theo nhóm 1.Tìm những từ trái nghĩa (tả hình dáng, hành động, trạng thái, phẩm chất) 2.Thi tiếp sức trên bảng lớp +Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ. -Hoàn thành BT -Sửa bài -Trả lời câu hỏi -Nhóm 4 -Cá nhân thực hiện 3.Củng cố : -Đọc 1 câu thành ngữ hoặc tục ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa -Tìm một cặp từ trái nghĩa và đặt câu với mỗi từ đó. Dặn dò : Hoàn thành vở bài tập và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------- Ngày soạn : 10 - 9 - 2008 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008 Tập làm văn : Tả cảnh (Kiểm tra viết) I.Mục đích, yêu cầu : -Học sih thực hành viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh. -Rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh. II.Chuẩn bị : -Học sinh : Quan sát cảnh, tìm ý cho bài viết. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Kiểm tra viết b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động : Thực hành (25’) Mục tiêu : Rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh. -Yêu cầu hs thực hiện : +Nhắc lại các phần và nội dung chính của từng phần trong bài văn tả cảnh +Chọn đề bài và xác định trọng tâm đề : 1.Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay công viên, ). 2.Tả một cơn mưa. 3.Tả ngôi nhà của em. H : Các đề bài trên thuôïc thể loại nào? (văn miêu tả cảnh) -Nhắc nhở hs cách trình bày và những yêu cầu cần thiết trong khi làm bài. +Viết bài vào vở. -Nhắc lại kiến thức. -Chọn đề bài sẽ làm. -Trả lời câu hỏi. -Theo dõi và thực hiện. 2.Củng cố : -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctv.doc