I. Mục đích - yêu cầu:
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu được nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
- Giáo dục học sinh chăm học để trở thành những người tài giỏi.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kế.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa 1 câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: + Giới thiệu bài, ghi bảng.
16 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đai sâu sắc
(HS yếu đặt 2 câu)
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 4.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Quê hương tôi ở Vĩnh Phúc.
+ Phú Thọ là quê mẹ tôi.
+ Việt Nam là quê cha đất tổ của chúng ta.
+ Bác tôi chỉ muốn về sống nơi chôn rau cắt rốn của mình.
3: Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh về ôn lại bài.
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 2
Môn: KỂ CHUYỆN
Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
Ngày dạy :
Lớp 5 /
**************************
I. Mục tiêu:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe, nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số sách truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân đất nước.
- Bảng viết, giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: - 2 học sinh nối tiếp kể lại chuyện Lý Tự Trọng + TL câu hỏi.
2. Bài mới: + Giới thiệu bài ghi bảng.
+ Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài .
- Giáo viên gạch dưới những từ ngữ cần chú ý:
Đề bài: Hãy kể 1 câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
- Giáo viên giải nghĩa từ (danh nhân)
- Kiểm tra học sinh đã chuẩn bị ở nhà.
+ Học sinh đọc lại đề bài.
+ Học sinh nêu lại các từ trọng tâm.
- HS nhắc lại.
+ Một số học sinh đọc nối tiếp các gợi ý 1, 2, 3, 4 trong sgk.
+ Một số học sinh nối tiếp nhau kể trước lớp tên chuyện, giới thiệu truyện đó em đã nghe, đã đọc truyện về danh nhân nào?
b) Hướng dẫn học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
*KC trong nhóm
- Giáo viên nhắc nhở thêm cho HS
- Cả lớp và giáo viên nhận xét theo các tiêu chuẩn.
- Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất.
- Học sinh kể chuyện theo cặp.
+ Học sinh thi kể chuyện trước lớp và nói ý nghĩa câu chuyện, trao đổi, giao lưu cùng các bạn trong lớp về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
3. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Về nhà kể lại chuyện và chuẩn bị bài sau.
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 2
Môn: TẬP ĐỌC
Bài: SẮC MÀU EM YÊU
Ngày dạy :
Lớp 5 /
**************************
I. Mục đích - yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa bài thơ: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn với quê hương, đất nước.
- Thuộc lòng một số khổ thơ.
- Giáo dục học sinh yêu lòng quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh hoạ.
+ Bảng phụ ghi câu luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Đọc bài: Nghìn năm văn hiến + câu hỏi.
2. Bài mới: + Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ Giảng bài mới.
a) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa đổi về cách đọc.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
? Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào?
? Mỗi màu sắc gợi cho ra những hình ảnh gì?
? Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc đó?
? Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- GVhướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc bài thơ. Chú ý cách nhấn giọng
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 2 khổ thơ tiêu biểu.
- Giáo viên đọc 2 khổ thơ làm mẫu.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Một học sinh khá đọc toàn bài.
- 2 đến 4 học sinh đọc nối tiếp nhau 8 khổ thơ.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cả lớp đọc thầm từng khổ thơ, cả bài suy nghĩ, trao đổi các câu hỏi trong bài thơ.
+ Bạn yêu tất cả các màu sắc.
(Đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu)
+ HS nêu hình ảnh của từng màu sắc.
+ Vì các màu sắc đều gắn với những sự vật, những cảnh, những con người bạn yêu quý.
+ Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước.
+ Học sinh đọc nối tiếp nhau lại bài thơ.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Một vài học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Học sinh nhẩm thuộc lòng những đoạn thơ mình thích.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 2
Môn: TẬP LÀM VĂN
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Ngày dạy :
Lớp 5 /
**************************
I. Mục đích - yêu cầu:
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài văn tả cảnh.
- Vận dụng vào lập dàn ý một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh cảnh, dàn ý.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: + Nêu dàn ý bài văn tả cảnh.
+ Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: + Giới thiệu bài, ghi trên bảng.
+ Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Hướng dẫn học sinh luyện tập.
* Bài tập 1: Tìm những hình ảnh em biết trong các bài: Rừng trưavà Chiều tối
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh.
- Giáo viên tôn trọng ý kiến của các em.
- Giáo viên khen gợi những em tìm được những hình ảnh đẹp và giải thích được.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau nội dung bài tập 1 (mỗi em đọc một bài).
- Cả lớp đọc thầm hai bài văn Rừng trưavà Chiều tối. Tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích.
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến và giải thích vì sao thích hình ảnh đó.
* Bài tập 2:
- Giáo viên nhăc học sinh: Mở bài, kết bài cũng là một phần của dàn ý. Chú ý viết một đoạn ở phần thân bài.
- Cả lớp và giáo viên cùng nhận xét.
- Giáo viên chấm một số bài, nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh đọc dàn ý đã lập, tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều).
- Một vài em đọc mẫu dàn ý.
- Học sinh cả lớp viết đoạn văn vào vở bài tập.
- Nhiều em đọc đoạn văn đã viết
3. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh nêu lại ghi nhớ của bài văn tả cảnh
- Về nhà chuẩn bị bài
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 2
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
Ngày dạy :
Lớp 5 /
**************************
I. Mục đích - yêu cầu:
- Biết vận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa.
- Biết viết đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng 1 số từ đồng nghĩa.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ, phiếu nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Học sinh làm lại bài tập 4.
2. Bài mới: + Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
- Giáo viên dán tờ phiếu lên bảng, các từ cần tìm là: (mẹ, má, u, bu, bầm, mạ) là các từ đồng nghĩa.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
- Cả lớp đọc thầm và làm bài cá nhân.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- 1 học sinh lên bảng gạch đúng vào những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
- Nhận xét, bổ sung
Bài 2: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:
- GV HD
- GV chốt lời giải đúng:
+ Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang
+lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh
+ vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, văng ngắt, hiu hắt
- Học sinh đọc yêu cầu
- 1 HS giải thíchcho các bạn hiểu yêu cầu của BT
- Làm việc theo nhóm(Bảng nhóm)
- Treo bảng nhóm trên bảng lớp
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn.
- Viết 1 đoạn văn miêu tả có dùng 1 số từ ở bài 2. Đoạn văn khoảng 5 câu trở lên. Càng nhiều càng tốt.
- Giáo viên và cả lớp cùng nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Phân tích yêu cầu bài.
- Học sinh làm việc cá nhân vào vở bài tập.
- Từng học sinh nối tiếp nhau đọc bài tập.
3. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét củng cố bài học.
- Về nhà làm bài tập 2.
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 2
Môn: TẬP LÀM VĂN
Bài: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
Ngày dạy :
Lớp 5 /
**************************
I. Mục đích - yêu cầu:
- Học sinh hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê.
- Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ học sinh trong lớp.
- Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Vở bài tập tiếng việt.
+ Bút dạ, phiếu ghi mẫu thống kê ở bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
2. Kiểm tra: - Một số học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
3. Bài mới: + Giới thiệu bài, ghi bảng.
+ Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Đọc lại bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Học sinh làm việc cá nhân hoặc trao đổi cặp.
- Nhìn bảng thống kê trong bài “Nghìn năm văn hiến”, trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Từ 1075 đến 1919:
- số khoa thi ở nước ta: 185
- số tiến sĩ: 2896
+ Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài.
- Số khoa thi.
- Số bia và tiến sĩ.
+ Các số liệu thống kê được trình bày như thế nào?
+ Dưới 2 hình thức: Nêu số liệu, trình bày bảng.
+ Tác dụng của các số liệu thống kê?
+ Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
+ Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Bài 2: Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau:
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, biểu dương.
- Giáo viên mời một học sinh nói tác dụng của bảng thống kê.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Hoạt động nhóm trong thời gian quy định.
- Các nhóm đại diện lên bảng, lớp trình bày kết quả.
+ Giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh.
+ Học sinh viết vào vở bài tập.
3. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh ôn lại bài.
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
File đính kèm:
- Tiếng Việt - Lớp 5 - Tuần 2.doc