Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 (chuẩn)

TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc nhấn giọngtừ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Đối với HS khá , giỏi: Đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

- Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

- Học thuộc lòng đoạn : Sau 80 năm .công học tập của các em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh hoạ trang 4, SGK

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

 

doc79 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 (chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ý 3. GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. - 2 HS tiếp nối nhau đọc. b) Kể chuyện trong nhóm( 15') - Chia nhóm, 4 HS thành 1 nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình cho các bạn trong nhóm nghe. - Gợi ý cho HS các câu trao đổi : + Trong câu chuyện, bạn thích nhân vật nào ? Vì sao ? + Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất ? + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào yêu hoà bình, chống chiến tranh ? - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau và cùng trao đổi về ý nghĩa của từng câu chuyện mà các bạn nhóm mình kể. + HS trao đổi trong nhóm. c) Thi kể chuyện.( 10') - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - Khen ngợi các HS tham gia thi kể, tham gia trao đổi ý nghĩa của truyện, tuyên dương HS được cả lớp bình chọn. C. Củng cố – dặn dò ( 3') - Nhận xét tiết học. - Khuyến khích HS chăm đọc sách. - Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện mà các bạn vừa kể và chuẩn bị một số câu chuyện em đã chứng kiến, hoặc việc em làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước, hoặc về một nước mà em biết qua phim ảnh, truyền hình. - 5- 7 HS thi kể câu chuyện của mình trước lớp, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn về nội dung ý nghĩa của truyện. - HS nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. Tập đọc ê-mi-li, con I. Mục tiêu - Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; thuộc 1 khổ thơ trong bài). * HS khá, giỏi thuộc được khổ thơ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng. ii. Đồ dùng dạy – học - ảnh minh hoạ trong SGK, trang 50 . iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ.( 4') - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm HS. - 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi. B. Dạy – học bài mới 1. Giới thiệu bài.(1') 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc.( 10') - GV đoc mẫu. - Yêu cầu HS luyện đọc các tên riêng nước ngoài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn. - Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc phần xuất xứ và 4 khổ thơ . - Gọi HS đọc phần Chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài.( 12') + Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ? + Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ? + Vì sao chú lại dặn con nói với mẹ “ Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn !” ? + Bạn có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ? + Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì ? - Ghi nội dung chính của bài lên bảng. c) Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng(10') - GV treo bảng phụ viết khổ thơ 3 – 4, hướng dẫn HS đọc diễn cảm . - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng và diễn cảm 2 khổ thơ trên. - Nhận xét và cho điểm HS. C. Củng cố – dặn dò.( 3') - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng cả bài thơ và soạn bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai. - Cả lớp đồng thanh. -5 HS đọc bài theo thứ tự. - 1 HS đọc thành tiếng . - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc . - 1 HS đọc toàn bài trước lớp. +Vì đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo,... + Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa. Chú dặn Ê-mi-li, khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ : “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.” + Chú muốn động viên vợ con bớt đau khổ vì sự ra đi của chú . Chú ra đi thanh thản, tự nguyện, vì lí tưởng cao đẹp. + Tiếp nối nhau phát biểu: + HS trả lời. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài HS cả lớp nghe, tự ghi vào vở. - HS theo dõi GV hướng dẫn cách đọc, sau đó tự luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - 3 đến 5 HS tham gia thi đọc thuộc lòng, diễn cảm 2 khổ thơ. - HS cả lớp bình chọn bạn đọc thuộc và hay nhất. - Vài HS nhắc lại. Tâp làm văn Luyện làm báo cáo thống kê I. Mục tiêu - Biết thống kê theo hàng ( BT1) và thống kê bằng cách lập bảng( BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ. * HS khá, giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ. ii. Đồ dùng dạy – học • Phiếu ghi sẵn bảng thống kê viết trên bảng lớp. • Phiếu ghi điểm của từng HS . iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ.( 5') - Gọi 2 HS đọc lại bài thống kê số HS trong từng tổ của lớp (tuần2). - Nhận xét bài làm của HS . - 2 HS đọc bài. B. Dạy – học bài mới 1. Giới thiệu bài.(1') 2. Hướng dẫn làm bài tập.( 29') Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. *Gợi ý. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc kết quả thống kê. - Nhận xét, kết quả thống kê và cách trình bày của từng HS . + Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình ? - GV nêu : Bây giờ các em cùng lập bảng kết quả học tập trong tháng của từng thành viên trong tổ. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm vào vở . * Gợi ý HS : - Kẻ bảng thống kê từng cột và hàng. 6 cột ghi : Số thứ tự / họ và tên / số điểm theo cột số điểm chia thành 4 cột nhỏ, theo các thang điểm ở bài 1. Số hàng là số thành viên trong đó và thêm 1 hàng tổng số. - Lập xong kết quả của mình lần lượt mượn kết quả học tập của từng bạn để lập. - Nhận xét chung về kết quả học tập của tổ. - Gọi HS làm trên giấy khổ to dán phiếu, đọc phiếu. - Nhận xét bài làm của HS. - Gọi HS cùng tổ nhận xét phiếu của bạn . + Em có nhận xét gì về kết quả học tập của tổ 1, 2, 3, 4.. ? + Trong tổ 1 ( 2, 3, 4) bạn nào tiến bộ nhất ? Bạn nào còn chưa tiến bộ ? - GV kết luận. C. Củng cố – dặn dò ( 5') + Bảng thống kê có tác dụng gì ? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đưa bảng thống kê kết quả học tập của mình cho gia đình xem và tự lập bảng thống kê kết quả học tập của mình trong tháng tới. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS làm trên bảng, dưới lớp vào vở. - 2 HS làm trên bảng đọc bài của mình. - 3 HS dưới lớp đọc tiếp nối. + 3 đến 4 HS tự nhận xét. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS làm vào giáy khổ to, HS cả lớp kẻ bảng làm vào vở. - 2 HS tiếp nối nhau đọc. - 2 HS nhận xét bài làm của từng bạn. + 2 HS (1 trong tổ, 1 ngoài tổ) nhận xét. + Dựa vào bảng thống kê và trả lời. + Giúp ta biết tình hình và nhận xét về vấn đề được thống kê. Luyện từ và câu Từ đồng âm I. Mục tiêu - Hiểu thế nào là từ đồng âm. - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm( BT1, mụcIII ); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm ( 2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố. * HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4. ii. Đồ dùng dạy – học • Từ điển học sinh. • Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động, có tên giống nhau. iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ( 5') - Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn miêu tả vẻ thanh bình của nông thôn hoặc thành phố đã làm ở tiết trước . - Nhận xét và cho điểm HS. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài của mình, HS cả lớp theo dõi và nhận xét bài của từng bạn. B. Dạy – học bài mới 1. Giới thiệu bài.(1') 2. Tìm hiểu ví dụ( 10') Bài 1, 2 - Viết bảng các câu: + Ông ngồi câu cá. + Đoạn văn này có 5 câu. + Em có nhận xét gì về hai câu văn trên ? + Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì ? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài 2. + Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên. - GV kết luận : - 2 HS nối tiếp nhau đọc câu văn. + HS tiếp nối nhau nêu ý kiến : + Hai từ câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. 3. Ghi nhớ.( 4') - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về từ đồng âm để minh hoạ cho ghi nhớ. 4. Luyện tập.( 15') Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS làm việc theo cặp . - Gọi HS phát biểu ý kiến . Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. - GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của từng cặp từ đông âm mà em vừa đặt. - Nhận xét, khen ngợi HS. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - 3 HS lấy ví dụ về từ đông âm. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS thảo luận theo cặp. - Tiếp nối nhau phát biểu, mỗi HS chỉ nói về một cặp từ. - 1 HS đọc thành tiếng. - 3 HS làm trên bảng. HS dưới lớp làm vào vở. - 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đặt câu mình đặt - Tiếp nối nhau giải thích. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. + Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng ? - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 4 - Gọi HS đọc các câu đố. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài. C. Củng cố – dặn dò( 5') + Thế nào là từ đông âm ? Cho ví dụ. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc các câu đố và tìm các từ đông âm. - 2 HS tiếp nối nhau đọc mẩu chuyện. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. - 1 HS đọc. - Trao đổi, thảo luận. - Tiếp nối nhau trả lời : + HS trả lời. - Nhận xét. Tập làm văn Trả bài văn tả cảnh I. Mục tiêu - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh( về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu....); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi. ii. Đồ dùng dạy – học • Bảng phụ ghi sẵn lỗi về chính tả, cánh dùng từ, cánh diễn đạt, ngữ pháp ,cần chữa chung cho cả lớp. iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Chấm điểm bảng thống kê kết quả học tập ở tổ của 5 HS. - Nhận xét bài làm của HS B. Dạy – học bài mới 1. Nhận xét chung về bài làm của HS. 2. Đọc bài văn đạt điểm cao cho cả lớp cùng nghe. 3. Hướng dẫn HS sửa lỗi. 4. Trả bài.

File đính kèm:

  • docTieng Viet 5(3).doc
Giáo án liên quan