TẬP ĐỌC
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. MỤC TIÊU
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên( bé Thu); giọng hiền từ ( người ông).
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ trang 102, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
78 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 (chi tiết), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây ?
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
+ Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?
+Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta ?
+Bài thơ cho em biết điều gì ?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng .c) Đọc diễn cảm( 12')
- Yêu cầu HS đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các khổ thơ 1 – 2 :
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn thơ.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 1 HS đọc.
- 2 HS đọc nối tiếp khổ thơ.( lần 1)
- Tìm từ khó đọc.
- Luyện đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp lần 2 .
- Tìm và nêu từ khó hiểu.
- Giải nghĩa từ khó.( chú giải)
- HS luyện đọc theo cặp.
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi đi học về.
+ HS trả lời.
+ Những hình ảnh :
• Giàn giáo tựa cái lồng.
• Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
• Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong.
+ Những hình ảnh :
• Ngôi nhà tựavào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa.
• Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường.
• Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát.
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên :
• Đất nước ta đang trên đà phát triển.
• Đất nước đang thay đổi từng ngày, từng giờ.
+ HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, HS cả lớp ghi nội dung của bài vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. Cả lớp theo dõi sau đó cùng trao đổi tìm giọng đọc .
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
- Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Thầy thuốc như mẹ hiền.
Tập làm văn
Luyện tập tả người ( Tả hoạt động )
I. Mục tiêu
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn.( BT1).
- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người( BT2).
ii. Đồ dùng dạy – học
• HS chuẩn bị ghi chép về hoạt động của một người.
• Giấy khổ to, bút dạ.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ ( 5')
- Gọi 2 HS đọc biên bản một cuộc họp tổ, họp lớp, họp chi đội.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- Nhận xét.
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài.( 1')
2. Hướng dẫn làm bài tập .( 29')
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp .
- GV lần lượt nêu từng câu của bài và yêu cầu HS trả lời. Chỉnh sửa câu trả lời của HS cho chính xác.
+ Xác định các đoạn của bài văn ?
+ Nêu nội dung chính của từng đoạn.
+Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý .
GV yêu cầu : Hãy giới thiệu về người em định tả.
- Yêu cầu HS viét đoạn văn. Nhắc HS có thể dựa vào kết quả đã quan sát hoạt động của một người mà em đã ghi lại để viết.
- Gọi viết vào giấy dán bài lên bảng, đọc đoạn văn, GV sửa chữa cho HS .
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. GV chú ý nhận xét, sửa chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài.
- HS lần lượt nêu ý kiến :
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Đoạn 1 : Bác Tâm Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi.
+ Đoạn 2 : Mảng đường hình chữ nhật khéo như vá ấy.
+ Đoạn 3 : Bác Tâm đứng lên làm rạng rỡ khuôn mặt bác.
- 3 HS phát biểu :
+ Đoạn 1 : Tả bác Tâm đang vá đường.
+ Đoạn 2 : Tả kết quả lao động của bác Tâm.
+ Đoạn 3 : Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
- Những chi tiết tả hoạt động :
• Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng.
• Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
• Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Tiếp nói nhau giới thiệu.
- 1 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở.
- 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung sửa chữa cho bạn.
- 3 HS đọc đoạn văn cuả mình.
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và quan sát, ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé đang tuổi tập nói, tập đi.
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3( chọn 3 trong số 5 ý a,b,c,d,e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
ii. Đồ dùng dạy – học
Giấy khổ to, bút dạ.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ( 5')
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với các từ có tiếng phúc mà em tìm được ở tiết trước.
+ Thế nào là hạnh phúc ?
+ Em quan niệm thế nào là một gia đình hạnh phúc ?
+ Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “hạnh phúc” ?
- Nhận xét, cho điểm HS.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Nhận xét bài làm của bạn.
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài( 1')
2. Hướng dẫn làm bài tập.( 29')
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu mỗi nhóm tìm từ theo một yêu cầu a, hoặc b, c, d.
- Gọi 4 nhóm làm trên giấy dán bài lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được. Các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung từ nhóm bạn chưa tìm được.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
Những từ ngữ chỉ:
- 1 HS đọc.
- Hoạt động trong nhóm. 4 nhóm viết vào giấy khổ to, mỗi nhóm làm 1 phần của bài.
- Nhận xét, bổ sung các từ không trùng lặp.
+ Người thân trong gia đình : cha, mẹ, chú, dì , ông, bà, anh, chị, em, cháu.
+ Những người gần gũi em ở trường học : thầy giáo, cô giáo, bạn bè,...
+Các nghề nghiệp khác nhau : công nhân, nông dân, hoạ sĩ, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, thủy thủ, hải quân, phi công...
+ Các dân tộc anh em trên đất nước tra : Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Dao, Kinh, Tày, Nùng, Thái, Hmông, Mường, Dáy, Khơ-mu, Xơ-đăng, Tà-ôi,
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- Gọi HS nêu các thành ngữ, tục ngữ của mình tìm được.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
a) Từ ngữ nói về quan hệ gia đình :
+ Chị ngã, em nâng.
+ Anh em như thể chân tay.
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
+ Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm như các hoạt động ở bài 1.
- 1 HS đọc.
- Nối tiếp nhau phát biểu.
- Viết vào vở thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã tìm được.
b) Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò :
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Muốn sang thì bắc cầu Kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
c) Thành ngữ, tục ngữ nói về quan hệ bạn bè:
+ Học thầy không tày học bạn.
+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Thảo luận nhóm 4.
- Gắn bài lên bảng và đọc kết quả.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- Yêu cầu HS viết vào giấy dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- 1 HS đọc .
- 1 HS viết vào giấy khổ to. HS cả lớp viết vào vở.
- 5 HS đọc đoạn văn của mình .
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa tìm được, hoàn thành đoạn văn.
Tập làm văn
Luyện tập tả người ( Tả hoạt động )
I. Mục tiêu
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người ( BT1).
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người ( BT2).
ii. Đồ dùng dạy – học
• Tranh ảnh về em bé.
• Giấy khổ to, bút dạ.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ ( 5')
- Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- Nhận xét ý thức của HS.
- 3 HS mang đoạn văn lên cho GV chấm.
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài ( 1')
2. Hướng dẫn làm bài tập ( 29')
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý trong SGK.
- GV hướng dẫn tìm ý, lập dàn bài.
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý.
Gợi ý HS :
- Mở bài :
Giới thiệu em bé định tả : Em bé đó là bé trai hay bé gái ? Tên bé là gì ? Bé mấy tuổi. Bé là con nhà ai ? Bé có nét ngộ nghĩnh, đáng yêu ?
- Thân bài :
Tả bao quát hình dáng của bé .
+ Thân hình bé như thế nào ?
+ Mái tóc.
+ Khuôn mặt (miệng, má, răng).
+ Tay chân.
- Tả hoạt động của bé: Nhận xét chung về bé. Em thích nhất lúc bé làm gì ?
Em hãy tả những hoạt động của bé: khóc, cười, tập đi, tập nói, đòi ăn, chơi đồ chơi, làm nũng mẹ, xem phim hoạt hình, đùa nghịch.
- Kết bài : Nêu cảm nghĩ của mình về bé.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- HS dựa vào gợi ý của GV để lập dàn ý.
- 1 HS làm vào giấy khổ to, cả lớp làm vào vở.
+ Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp đọc, nhận xét, bổ sung để thành một dàn ý hoàn chỉnh.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS : Dựa vào dàn ý em đã lập và các hoạt động của em bé em đã xác định để viết đoạn văn sao cho câu văn sinh động, tự nhiên, cố gắng thể hiện nét ngộ nghĩnh đáng yêu của bé và tình cảm của em dành cho bé.
- Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS bổ sung, sửa chữa.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 3 HS nối tiếp đọc dàn ý của mình.
- 1 HS đọc .
- 1 HS làm bài vào giấy, HS cả lớp làm vào vở.
- Bổ sung, sửa chữa đoạn văn của bạn.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn.
C. Củng cố – dặn dò ( 5')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
File đính kèm:
- Tieng Viet 5(2).doc