Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 - Bài: Ôn tập giữa học kì I (tiết 1)

I- Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (H/s trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 * Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: H/s đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng việt, lớp 5, tập 1.

- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm: Việt nam - Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên.

II- Đồ dùng dạy học:

- Bút dạ + 5 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng của BT 2.

- Bảng phụ.

- Phiếu thăm viết tên bài đọc + câu hỏi yêu cầu h/s trả lời.

III- Các hoạt động dạy học:

1/ Giới thiệu bài: Trong tiết ôn tập đầu tiên hôm nay, các em sẽ được ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng việt trong 9 tuần đầu HK I với 3 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt 5 - Bài: Ôn tập giữa học kì I (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Tiếng việt, lớp 5 - Thứ 2 - Tuần 10 Bài: Ôn tập giữa học kì I - (Tiết 1) I- Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (H/s trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). * Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: H/s đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng việt, lớp 5, tập 1. - Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm: Việt nam - Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên. II- Đồ dùng dạy học: - Bút dạ + 5 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng của BT 2. - Bảng phụ. - Phiếu thăm viết tên bài đọc + câu hỏi yêu cầu h/s trả lời. III- Các hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài: Trong tiết ôn tập đầu tiên hôm nay, các em sẽ được ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng việt trong 9 tuần đầu HK I với 3 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên. 2/ Hướng dẫn ôn tập: Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s làm bài tập 1. - Cho h/s đọc yêu cầu BT 1. - Giáo viên giao việc: * Các em mở SGK tìm và đọc lại tất cả các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ tuần 1 đến hết tuần 9. - G/v gọi h/s lên kiểm tra. - G/v đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc. - G/v ghi điểm. Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s làm BT 2 (thảo luận nhóm 4). - Cho h/s đọc yêu cầu của BT 2. - G/v giao việc: * Các em lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. - Cho h/s trình bày kết quả. - G/v nhận xét và chốt lại lời giải đúng . - H/s đọc yêu cầu. - H/s mở SGK thực hiện công việc được giao. - Từng h/s lên bốc thăm bài. Sau khi bốc thăm xem lại bài từ 1 đến 2 phút. - H/s đọc bài hoặc học thuộc lòng theo chỉ định của thăm. - H/s trả lời. - Lớp nhận xét. - Một h/s đọc to, cả lớp lắng nghe. - Các nhóm làm việc, trao đổi thảo luận, ghi kết quả lên phiếu. - Đại diện nhóm lên dán phiếu lên bảng lớp. * Kết quả đúng của bài tập 2 là: Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung - Việt Nam - Tổ quốc em. - Sắc màu em yêu. - Phạm Đình Ân. - Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam. - Cánh chim hòa bình - Bài ca về trái đất. - Đình Hải. - Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh. - Ê – mi – li, con... - Tố Hữu. - Chú Mo – ri – xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc Phòng Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. - Con người với thiên nhiên. - Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà. - Quang Huy. - Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thủy điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp,. - Trước cổng trời. - Nguyễn Đình Ảnh. - Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao. 3/ Củng cố: - Nêu lại tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học? (Nhiều h/s nêu). 4/ Dặn dò: - Yêu cầu h/s về nhà tiếp tục học thuộc lòng và đọc diễn cảm các bài tập đọc đã ôn tập, đọc trước bài chính tả nghe - viết ở tiết 2. 5/ Nhận xét: - G/v nhận xét tiết học. Tuyên dương những h/s học tốt. – & —

File đính kèm:

  • docTieng Viet 5 On tap giua hoc ki I.doc