Môn : Tập đọc
Tiết 57 : MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. MỤC TIÊU
1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể cảm động, phù hợp với những tình tiết bất ngờ của chuyện.
2. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tình bạn trong sáng đẹp đẽ giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, đức hy sinh, tấm lòng cao thượng vô hạn của cậu bé Ma-ri-ô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. KTBC : Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Cảnh đất nước trong mùa thu mới ở khổ thơ 3 đẹp và vui như thế nào?
+ Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng tự hào bất khuất của dân tộc ta ở khổ thơ cuối?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới :
Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu chủ điểm nam, nữ vấn đề về giới tính, thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Bài học “Một vụ đắm tàu” sẽ cho các em thấy tình bạn trong sáng, đẹp đẽ giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
16 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp 5 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.
+ Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu em Hoan
1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện: bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt – bố mẹ ân hận, thương Mơ, dì Hạnh nói: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng” – dì rất tự hào về Mơ.
HS phát biểu tự do.
4 HS đọc nối tiếp bài văn. ( 1 HS đọc đoạn 1+2; 3 HS đọc 3 đoạn còn lại)
1 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe.
Môn : Tập làm văn
Tiết 57 : TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
MỤC TIÊU
1. Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số tờ giấy khổ A4 để HS làm bài.
Một số vật dụng để HS diễn màn kịch.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bài mới :
Giới thiệu bài : Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ luyện viết các đoạn đối thoại để chuyển trích đoạn truyện Một vụ đắm tàu thành 2 màn kịch. Sau đó các em sẽ đọc hoặc diễn thử màn kịch.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm BT1
Mục tiêu :Giúp HS nắm lại được nội dung phần 1 hoặc phần 2 của truyện Một vụ đắm tàu
Cho HS đọc yêu cầu BT1 + đọc phần 1, phần 2 của truyện Một vụ đắm tàu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm BT2
Mục tiêu : Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch
Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc màn 1 + đọc màn 2.
Cho HS làm bài. GV cho ½ lớp viết tiếp đoạn đối thoại của màn 1, ½ lớp còn lại viết tiếp đoạn đối thoại của màn 2.
GV phát giấy A4 cho các nhóm.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét và khen các nhóm viết đúng, viết hay.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm BT3
Mục tiêu : Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
GV nhắc lại yêu cầu :
Các em có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. Nếu là đọc các em cố gắng đọc đúng, hay, đúng vai của mình. Nếu diễn kịch, các em phân vai cho phù hợp, kết hợp động tác và lời thoại cho tốt.
Cho HS đọc (hoặc diễn kịch).
GV nhận xét và khen nhóm viết lời thoại hay nhất, đọc diễn cảm hay nhất hoặc diễn tốt nhất.
Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình; tiếp tục tập dựng hoạt cảnh kịch nếu có điều kiện.
1 HS đọc yêu cầu của BT
HS chọn phần 1 hoặc phần 2 và đọc thầm.
1 HS đọc,lớp lắng nghe.
HS chia nhóm 2 đến 3 em (ở màn 1); 3 đến 4 em (ở màn 2).
Các nhóm làm bài vào giấy A4.
Đại diện các nhóm đứng tại chỗ nối tiếp nhau đọc lời đối thoại vừa viết của nhóm mình. Các nhóm viết cho màn 1 đọc trước, các nhóm viết cho màn 2 đọc sau.
Lớp nhận xét.
1 HS đọc, lớp lắng nghe.
HS thi đọc hoặc thi diễn kịch.
Lớp nhận xét.
Lắng nghe.
Môn : Luyện từ và câu
Tiết 58 : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
MỤC TIÊU
1. Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Củng cố kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu nói trên
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to photo nội dung mẫu chuyện vui ở BT1 và BT2.
Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT3
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. KTBC : 2 HS lần lượt làm các bài tập có sử dụng các dấu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
GV nhận xét + cho điểm.
2. Bài mới :
Giới thiệu bài : Tiết LT&C trước các em đã được ôn tập về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Trong tiết LT&C hôm nay, các em sẽ tiếp tục ôn tập về các loại dấu này để củng cố và khắc sâu kiến thức.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Làm bài tập
Bài 1:
Mục tiêu : Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về các dâu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Cho HS đọc yêu cầu của BT1
Cho HS làm bài. GV phát phiếu + bút dạ cho 3 HS.
Cho HS trình bày kết quả bài làm.
GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng :
Các dấu câu lần lượt cần điền vào ô trống từ trên xuống dưới như sau: !, ?, !, . , !, ., ?, !, !, !, ?, !, ., .
Bài 2:
Mục tiêu :Rèn kĩ năng sử dụng 3 dấu câu vừa ôn : dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
Cho HS đọc yêu cầu của BT2+ đọc mẩu chuyện vui Lười
Cho HS làm bài.
GV phát phiếu cho 3 HS.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng :
Trong truyện vui Lười một số câu dùng dáu sai và chữa lại như sau:
Câu có dấu câu sai
Sửa lại cho đúng
Chà.
Cậu tự giặt lấy cơ à!
Giỏi thật đấy?
Không ?
Tớ không có chị, đành nhờ anh tớgiặt giúp!
Chà!
Cậu tự giặt lấy cơ à?
Giỏi thật đấy!
Không !
Tớ không có chị, đành nhờ anh tớ giặt giúp.
Bài 3:
Mục tiêu : Tiếp tục rèn kĩ năng sử dụng 3 dấu câu vừa ôn : dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
(Cách tiến hành tương tự như các bài tập trên)
Giáo viên gợi ý: để đặt câu, dùng dấu câu đúng theo yêu cầu của bài tập, cần đọc kĩ từng nội dung ® xác định kiểu câu, dấu câu.
® Giáo viên nhận xét, chốt lại những câu HS đặt đúng.
Ví dụ :
Chị mở cửa sổ giúp em với!
Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà?
Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời!
Ôi, búp bê đẹp quá!
Hoạt động 2 : Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chú ý sử dụng các dấu câu khi làm bài.
1 HS đọc to, lớp lắng nghe
3 HS làm bài vào phiếu. HS còn lại dùng bút chì đánh dấu vào SGK .
3 HS đính phiếu bài làm của mình lên bảng lớp.
Lớp nhận xét.
1 HS đọc, lớp lắng nghe
HS làm bài cá nhân
3 HS làm bài vào phiếu
3 HS làm bài vào giấy lên đính trên bảng lớp.
Lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu bài.
Lớp đọc thầm theo.
Học sinh đọc, suy nghĩ cách làm.
® Phát biểu ý kiến.
Cả lớp sửa bài.
Lắng nghe.
Môn : Tập làm văn
Tiết 58 : TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
MỤC TIÊU
1. Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.
2. Biết tham gia sửa lỗi chug; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu; phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết ( tuần 27) ; một số lỗi điển hình HS mắc phải.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. KTBC : Gọi 2 nhóm đọc lại một trong 2 màn kịch đã học ở tiết TLV trước.
GV nhận xét + cho điểm
2. Bài mới :
Giới thiệu bài : Hôm nay, thầy (cô) sẽ trả bài kiểm tra viết các em đã làm ở tiết Tập làm văn tuần trước. Qua tiết học này, các em cần rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối, biết tự sửa lỗi mình còn hay mắc phải. Không những thế tiết học còn giúp các em biết viết lại một đoạn văn cho hay hơn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả
Mục tiêu : Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả , quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối
1. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
GV đưa bảng phụ đã ghi 5 đề bài của tiết kiểm tra viết ở tuần trước ( Tả cây cối)
Nhận xét chung về kết quả của cả lớp
Ưu điểm :
+ Xác định đúng đề bài.
+ Có bố cục hợp lí.
+ Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
Khuyết điểm :
+ Một sô bài bố cục chưa chặt chẽ.
+ Còn sai lỗi chính tả.
+ Còn sai dùng từ, đặt câu.
(GV không nêu tên HS)
2.GV thông báo điểm cho HS.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS chữa bài.
Mục tiêu : Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi ; viết lại được một đoạn văn cho hay hơn.
1. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
GV đưa bảng phụ đã viết sẵn các loại lỗi HS mắc phải.
GV trả bài cho HS.
Cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ.
GV nhận xét và chữa lại những lỗi mà HS viết sai trên bảng bằng phấn màu.
2. Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
Cho HS đổi tập cho nhau để chữõa lỗi.
GV theo dõi , kiểm tra HS làm việc.
3. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay.
4. Cho HS chọn viết lại một đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn.
GV chấm một số đoạn văn HS vừa viết lại.
Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn.
Dặn HS về nhà đọc trước nội dung của tiết Tập làm văn tuần 30.
1 HS đọc lại 5 đề bài.
Lắng nghe rút kinh nghiệm
Nhận bài, xem lại những lỗi mình mắc phải.
Lần lượt một số HS lên chữa từng lỗi trên bảng. HS còn lại tự chữa trên nháp.
Lớp nhận xét phần chữa lỗi trên bảng.
HS đọc bài làm của mình, đọc lời nhận xét của thầy (cô) và sửa lỗi
HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
Lắng nghe và trao đổi về cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn (về nội dung, về cách dùng từ đặt câu.).
Mỗi HS tự chọn một đoạn trong bài của mình để viết lại cho hay hơn.
Một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
HS lắng nghe.
File đính kèm:
- GiaoanTiengViet 5 tuan 29 rat hay.doc