I. Mục tiêu
1.Đọc trôi chảy bức thư.
-Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài.
-Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.
2.Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu
-Hiểu nội dung chính của bức thư : BH rất tin tưởng, hi vọng vào HSVN, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để XD thành công nước VN mới.
3.Học thuộc lòng một đoạn thơ.
II. Đồ dùng dạy- học
-GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK – Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần HTL.
23 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tuần 1 đến tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì?
- Vở kich ca ngợi dì Năm và bé An mưu trí dũng cảm để lừa giặc cứu cán bộ.
GV: đó là nội dung chính của bài ( ghi bảng ): Ca ngợi mẹ con dì Năm mưu trí dũng cảm lừa giặc , tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng
KL: Trong cuộc đấu trí với giặc , mẹ con dì Năm đã mưu trí dũng cảm , lừa giặc để cứu cán bộ. vở kịch nói lên tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với Cách Mạng. Lòng dân tin yêu cách mạng, sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng. lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của CM .Chính vì vậy vở kịch được gọi là lòng dân.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp cả bài theo từng nhân vật
- HS nêu cách đọc hay
- Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm.( đoạn đầu)
-1 HS đọc, lớp nhận xét
- HS đọc nối tiếp
- Tổ chức HS đóng kịch trong nhóm
- HS thi đóng kịch trước lớp
- GV yêu cầu HS chọn nhóm đóng hay nhất .
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò
H: Em thích nhất chi tiết nào trong đopạn kịch? Vì sao?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà đọc toàn bộ vở kịch . phân vai dựng lại vở kịch và xem trước bài sau
Rút kinh nghiệm:
Tuần 4 Bài 7: Những con sếu bằng giấy
I. Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài
- đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.
2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhâ, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử nếu có.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 Nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân.
H: Nôïi dung của vở kịch là gì?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm Cánh chim hoà bình và nội dung các bài học trong chủ điểm: bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Gv cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc
H: Bức tranh vẽ ai? người đó đang làm gì?
- Bức tranh vẽ cảnh một bé gái đang ngồi trên giường bệnh và gấp những con chim bằng giấy. Bức ảnh chụp một tượng đài con chim trắng.
GV: Đây là cô bé Xa- da- cô Xa- Xa- ki người nhật. Bạn gấp những con chim làm gì? Các em cùng tìm hiểu để thấy được số phận đáng thương của cô bé và khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.( ghi bài lên bảng)
Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài. cả lớp đọc thầm
- Chia đoạn: bài chia 4 đoạn
Đ1: từ đầu...Nhật Bản.
Đ2: Tiếp đến nguyên tử
Đ3: tiếp đến 644 con.
Đ4: còn lại.
- HS đọc nối tiếp lần 1
+ GV sửa sai nếu HS đọc phát âm sai
+ Gv ghi từ khó đọc lên bảng
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Kết hợp giải nghĩa từ chú giải
- GV đọc mẫu toàn bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và đọc câu hỏi1
H: Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
H: Em hiểu thế nào là bom nguyên tử?
Là loại bom có sức sát thương và công phá mạnh nhiều lần bom thường.
- GV ghi ý 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật bản
- HS đọc đoạn 2
H: Hậu quả mà 2 quả bom nguyên tử gây ra cho nước Nhật là gì?
Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ
H: Phóng xạ là gì? Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử , rất có hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
- KL: Vào lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc. Mĩ quyết định ném cả 2 quả bom nguyên tử mới chế tạo xuống nước Nhật để chứng minh sức mạnh của nước Mĩ, hòng làm cho cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Các em thấy số liệu thống kê những nạn nhân bị chết ngay sau khi 2 quả bom nổ ( gần nửa triệu người) . Số nạn nhân chết dần chết mòn trong khoảng 6 nămvì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử
gần 100 000 người, đấy là chưa kể những người phát bệnh sau đó 10 năm như Xa- da- cô. . Thảm hoạ do bom nguyên tử gây ra thật khiếp sợ.
GV ghi ý : Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra.
- HS đọc thầm Đ3
H: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? Bằng cách ngày ngày gấp sếu , vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô? Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu và gửi tới cho Xa- da- cô
GV KL và ghi ý 3: Khát vọng sống của xa- da- cô
- HS đọc đoạn còn lại
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? Các bạn quyên góp tiền XD tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: Mong muốn thế giới này mãi mãi hoà bình
H: Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da- cô?
- Chúng tôi căm ghét chiến tranh
- Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết....
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
H: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
GV ghi ý 4: Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi- rô- xi- ma
H: Nội dung chính của bài là gì?
- GV KL ghi bảng nôïi dung bài
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- 1 HS đọc ,lớp chú ý tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc đoạn trên bảng phụ đoạn 3
- Luyện đọc theo cặp
- 3 nhóm thi đọc ( chọn nhóm HS khá giỏi, 1 nhóm HS yếu)
- Lớp nhận xét chon nhóm đọc hay nhất
3. Củng cố dặn do ø
Câu chuyên muốn nói với các em điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài
Rút kinh nghiệm:
`
Bài 8: Bài ca về trái đất
I. Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình dẳng giữa các dân tộc .
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ để ghi những câu thơ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài những con sếu bằng giấy
H: Cô bé kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
H: các bạn nhỏ đã làm gì?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới
- Giới thiệu bài
Bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải đã được phổ nhạc thành một bài hát mà tyer em VN nào cũng biết. Qua bài thơ này, nhà thơ Định Hải muốn nói với các em một điều quan trọng . Chúng ta cùng học bài thơ để biết điều đó .
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Cả lớp đọc thầm 1 HS đọc to bài thơ
- Chia đoạn: 3 đoạn theo 3 khổ thơ
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn thơ
GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- GV ghi từ khó học sinh hay đọc sai lên bảng
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
Kết hợp giải nghĩa từ Trong SGK
- Luyện đọc theo cặp
-Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu bài thơ
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài
- HS đọc thầm từng đoạn
- HS đọc câu hỏi
H: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
+ Trái đất như quả bóng xanh giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và nhữnh cánh chim hải âu vờn trên sóng biển.
H: Em hiểu 2 câu thơ cuối khổ thơ 2 ý nói gì?
+ Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng, nhưng đều thơm và quý, như mọi người trên thế giới dù là da vàng, da trắng, da đen đều có quyền bình đẳng, tự do như nhau, đều đáng quý đáng yêu.
GV ghi ý 1: Trái đất này là của trẻ em
H:Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
+ Chúng ta phải cùng nhau chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom H, bom, A, xây dựng một thế giới hoà bình. Chỉ có hoà bình , tiếng cười mới mang lại sự bình yên trẻ mãi không già cho trái đất.
GV ghi ý 2: Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
H: 2 câu thơ cuối bài ý nói gì?
+ khẳng định trái đất và tất cả mọi vật đều là của những con người yêu chuộng hoà bình.
H: Bài thơ muốn nói với em điều gì?
+ Bài thơ muốn nói rằng:
Trái đất này là của trẻ em
Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng.
GV ghi ý 3: Mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng
H: Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
- Bài thơ là lời kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- GV ghi ý nghĩa bài lên bảng
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- 1 HS đọc ,lớp chú ý tìm cách đọc hay
- HS đọc thuộc lòng theo cặp
- HS thi đọc thuộc lòng tiếp nối ( chọn nhóm HS khá giỏi, 1 nhóm HS yếu)
- GV nhận xét ghi điểm
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài và đọc trước bài một chuyên gia máy xúc.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TAP DOC 5 TUAN 14 SOANTHAT KI.doc