BUỔI SÁNG
ĐẠO ĐỨC
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I/MỤC TIÊU: HS biết:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí sẽ có thể vượt qua được những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó; thẻ màu dùng cho hoạt động 3.
43 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vuông nhỏ có cạnh 1mm rồi tự rút ra nhận xét: Hình vuông 1cm vuông gồm 100 hình vuông1mm vuông.
- Yêu cầu 1,2 HS (K,G) rút ra mối quan hệ giữa mm vuông và cm vuông:
1cm2=100mm2 ; 1mm2 = 1/100 cm2.
*HĐ3: (7') Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
- GV hướng dẫn HS hệ thống hóa các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích.
- GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa lập, nêu nhận xét:
+ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích =1/ 100 đơn vị lớn hơn tiếp liền.
*HĐ4: (20') Thực hành
+ Bài tập1: SGK
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm bài cá nhân và nêu kết quả trước lớp.
- HS và GV nhận xét.
KL: Rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị mm vuông.
+ Bài tập 2: SGK.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm bài cá nhân , 4 HS lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- HS và GV nhận xét.
KL: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo .
+ Bài tập 3: SGK.
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- HS làm theo 3 nhóm đối tượng, 3 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét.
KL: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo
*HĐ nối tiếp (3') - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT ở VBT.
.........................................................................................
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I/Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (Về bố cục, ý, dùng từ, đặt câu).
- Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II/đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
*HĐ1: (10') Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Treo bảng phụ hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình theo trình tự sau:
+ Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên vở nháp.
+ HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng.
*HĐ2: (27') Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài theo trình tự sau:
+ Sửa lỗi trong bài.
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ Viết lại một đoạn văn trong bài làm rồi trình bày trước lớp .
*HĐ nối tiếp (3') - GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Vùng biển nước ta
I/Mục tiêu: HS:
- Trình bày được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng.
- Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á; Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển.
HS: Các hình minh họa trong SGK;
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
*hĐ1: (5') Củng cố về sông ngòi nước ta
Sông ngòi nước ta có đặc điểm như thế nào?
Nêu vai trò của sông ngòi?
2 HS trả lời. HS khác nhận xét.
GV chốt bài cũ chuyển bài mới
*HĐ2: (7') Khái quát về vùng biển nước ta.
- HS quan sát lược đồ SGK nêu tên, nêu công dụng của lược đồ.
- GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên biển đông và nêu: Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của biển đông.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ trả lời miệng câu hỏi sau: Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam?
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển Việt Nam trên bản đồ
KL: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
*HĐ3: (12') Tìm hiểu đặc điểm của vùng biển nước ta.
- HS đọc SGK và trao đổi theo cặp để trả lời miệng các câu hỏi sau:
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam.
+ Mỗi đặc điểm trên có tác động như thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
*HĐ4: (13') Tìm hiểu vai trò của biển.
- HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi sau: Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
KL: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch và nghỉ mát.
*HĐ nối tiếp (3') - HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
...........................................................................................
Sinh hoạt lớp
Tuần 5
I. Mục tiêu:
- HS nhận xét, đánh giá việc thực hiện các nề nếp trong tuần 4.
- Nắm được phương hướng, kế hoạch tuần 5.
II. Cách tiến hành:
1.Thảo luận trong các tổ:
- Các tổ thảo luận, đánh giá ưu, nhược điểm trong việc thực hiện các nề nếp của trường lớp như:
+ Nề nếp học tập: Đi học chuyên cần, đúng giờ, học bài và chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần học tập trên lớp...
+ Nề nếp vệ sinh: Lớp học, sân trường, cá nhân.
+ Các nề nếp khác như: Chào cờ đầu tuần, thể dục giữa giờ, múa hát sân trường,..
- Xếp loại thi đua các cá nhân trong tuần 4. Xếp loại thi đua tháng 9.
- Các tổ trưởng công bố kết quả xếp loại trước lớp, cả lớp nhận xét thống nhất chung.
2.GVCN nhận xét chung, nêu các ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục.
3.GVCN phổ biến kế hoạch tuần 6
- Học tập: Thực hiện nội dung chương trình tuần 6.
- Duy trì các nề nếp của nhà trường.
- Hoàn thành các khoản đóng góp trong năm học.
.....................................................................................................................................
Buổi chiều
Khoa học
Thực hành: Nói “không!”đối với các chất
gây nghiện
I/Mục tiêu: HS:
- Nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
II/Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu ghi các tình huống.
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
*hĐ1: (5') Củng cố kiến thức cũ
Nêu tác hại của việc hút thuốc lá, uống bia rượu và hút ma tuý.
HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung.
GV chốt bài cũ chuyển bài mới
*HĐ2: (8') Chơi trò chơi “chiếc ghế nguy hiểm”
+ Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm.
+ Cách tiến hành:
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi.
- Sau khi HS vào chỗ ngồi của mình trong lớp, GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
+ Tại sao bị xô đẩy, có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế?
+ Tại sao có người lại tự mìng chạm tay vào ghế?
KL: Đa số mọi người đều thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm.
*HĐ3: (24') Tìm hiểu nhận thức của bản thân trước các chất gây nghiện.
+Mục tiêu: HS biết thực hiện được kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện
+Cách tiến hành:
- GV : Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì các em sẽ nói gì?
- GV ghi tóm tắt các ý HS nêu ra rồi rút ra kết luận các bước từ chối:
+ Hãy nói rõ rằng bạn không muốn làm việc đó.
+ Nếu người kia vẫn rủ rê, hãy giải thích các lí do khiến bạn quyết định như vậy.
+ Nếu người kia vẫn cố tình loi kéo bạn, tốt nhất là tìm cách bỏ đi ra khỏi nơi đó.
- Chia lớp làm 3 nhóm, phát phiếu ghi các tình huống (như SGV) cho các nhóm.
- Các nhóm đọc tình huống và phân công đóng vai.
- Từng nhóm lên đóng vai theo các tình huống trong phiếu.
- HS và GV nhận xét.
KL: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền được bảo vệ và tự bảo vệ. Đồng thời chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác.
Mỗi người có một cách từ chối riêng song cái đích cần đạt được là nói “không!”đối với những chất gây nghiện.
*HĐ nối tiếp (3') - 1 HS nhắc laị nội dung bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
............................................................................................
Luyện toán
Luyện tập về giải toán
I.Mục tiêu: Củng cố cho HS:
- Giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số"
- Giải toán tìm 2 số khi biết tổng, hiệu và tỉ số 2 số đó.
II.Chuẩn bị:
HS: Vở luyện toán.
GV: Hệ thống bài tập.
III.Các HĐ dạy học chủ yếu:
*HĐ 1: (23) Ôn tập giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
HS trình bày lại 2 cách giải dạng toán này:
- Rút về đơn vị
- Tìm tỉ lệ
Bài tập:
+ Bài 1: Một xe đạp trong 3 giờ đi được 42 km. Hỏi trong 5 giờ xe đó đi được bao nhiêu km?
+ Bài 2: Bạn An mua 1 tá bút chì hết 18000 đồng. Hỏi bạn Bình mua hết bao nhiêu tiền nếu lấy 4 chiếc bút như thế?
HS làm bài. GV giúp đỡ những HS làm chậm.
*HĐ 2: (15') Ôn tâp giải toán tìm 2 số khi biết tổng, hiệu và tỉ số 2 số đó.
GV ghi hệ thống bài tập lên bảng, HS làm vào vở.
+ Bài 1:Tổng số HS của 2 lớp 5A và 5B là 66 bạn. Lớp 5B nhiều hơn lớp 5A 4 bạn. Số HS lớp 5A là:
A. 62 bạn
B. 31 bạn
C. 35 bạn
D. 33 bạn
+ Bài 2: Số tuổi 2 mẹ con hiện nay là47 tuổi. Mẹ hơn con 25 tuổi. Tuổi con sau đây 2 năm là:
A. 11 tuổi
B. 36 tuổi
C. 13 tuổi
D. 12 tuổi
GV thu vở chấm 1/2 lớp. Nhận xét chung.
*HĐ nối tiếp: (2')
- GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại nội dung ôn luyện.
- Dặn HS về xem lại bài.
..........................................................................................................................
Rút kinh nghiệm sau buổi dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tuan 5.doc