I. Mục đích – yêu cầu:
- Học sinh đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của
phương ngữ.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa các từ mới trong truyện: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
- Biết được sự kiện lịch sử và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa trong bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc.
- Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng.
34 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài soạn lớp 2 Tuần 33 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i viết nói về trăng, sao, mặt trời.
***
Thứ ba ngày 5 tháng 05 năm 2009
Thể dục: (Tiết 66)
CHUYỀN CẦU –TRÒ CHƠI ‘’CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI’
Thời gian:35’-37’
I. MỤC TIÊU: -Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm hai người.Yêu cầu tiếp tục nâng cao đón và chuyền cầu chính xác.
-Oân trò chơi “con cóc là cậu ông trời ”.Yêu cầu biếttham gia trò chơi và tương đối chủ động .
II.ĐỊA ĐIỂM –PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm : Trên sân trường,và vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện : chuẩn bịmột còi ,kẻ các vạch chuẩn bị và xuất phát cho trò chơi ‘’con cóc lá cậu ông trời ‘’ và cùng HS chuẩn bị đủ số quả cầu .
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP :
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP
GÍAO VIÊN
HỌC SINH
1. Phân mở đầu :
- Phổ biến ND & YC
- Ô n lại các động tác tay, chân,lườn nhảy của bài thể dục phát triển chung: mỗi động tác 2x8 nhịp do cán sự lớp điều khiển
2. Phần cơ bản :
- chuyền cầu
- Ném bóng vào đích
3. Phần kết thúc
– Hệ thống lại bài học
1 phút
1-2 phút
1 phút
1phút
8-10 phút
8-10phút
2 phút
1 phút
1 –2 phút
1 phút
-GV phổ biến nôi dung vàyêu cầu giờ học .
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên: 90-100m.
-đi theo vòng tròn và hít thở sâu
ôn các động tác tay ,chân lườn ,toàmn thân ,nhảy của bài thể dục phát triển chung : mỗi động tác 2 lần 8 nhĩp
*
* -Chuyền cầu theo nhóm 2 người
*Trò chơi “ con cóc là cậu ông trời “
- gv nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi.Cho HS chơi dưới sự điều khiển thống nhất bằng khẩu lệnh của GV hoặc cán sự ,đầu tiên cho một số HS chơi thử sau đó cho từng hàng ,từng tổ cùng chơi theo hiệu lệnh thống nhất .
-Một số động tác thả lỏng người
trò chơi hồi tĩnh ( do GV chọn )
+ Hôm nay ta học bài gì ? Ô n lại những động tác nào trong bài TD ?
Tung bòng vào đích ta cần mục đích nào ?
- Dặn dò : Về nhà tập lại các động tác bài TD và tập tung bóng . NXTH
- HS khởi động
- HS tập các động tác
-Cho HS nêu mục đích chuyề n cầu
- 2 HS chuyền cầu qua lại
- HS nêu mục chuyền cầu
- Nhóm thi đua và tuyên dương
- HS trả lời
Tập làm văn: (Tiết 33)
ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu
Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp.
Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
Rèn HS viết câu hoàn chỉnh.
Giáo dục HS biết quan tâm đến mọi người.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy khổ nhỏ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Bài cũ (3’) Đáp lời từ chối
Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132.
Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em.
Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
2. Bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
Mục tiêu: Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp
Cách tiến hành:
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
Khen những HS nói tốt.
Bài 2
Bài yêu cầu chúng ta làmgì?
Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
Hãy tưởng tượng con là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào?
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
Nhận xét các em nói tốt.
v Hoạt động 2 Hướng dẫn làm bài
Mục tiêu: Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em
Cách tiến hành:
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút … Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn:
+ Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
Gọi HS trình bày .
Nhận xét, cho điểm HS.
3 Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.Chuẩn bị: Kể ngắn về người thân.
Đọc yêu cầu của bài.
Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
Bạn nói: Cảm ơn bạn.
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./…
Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Con xin cảm ơn cô./ Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô. Nhất định lần sau con sẽ cố gắng./…
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./…
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./…
Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.
HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể.
5 HS kể lại việc tốt của mình.
***
Toán: (Tiết 165)
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
Thời gian:35’-37’
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố về .
Nhân, chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học.
Nhận biết một thành phần của một số (bằng hình vẽ)
Tìm số bi chia và thừa số chưa biết.
Giải toán về phép nhân.
Rèn luyện kỹ năng làm tính và giải toán đúng.
Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV Bảng phụ bảng quay, 4 tờ giấy A3 có hình vẽ bài tập 5 và trò chơi củng cố.
HS VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Bài cũ : (5’) Oân tập về phép cộng phép trừ.
Sửa bài tập 1/ 84. GV ghi sẵn bài lên bảng.
Cho HS lên bảng sửa bài.
GV thu chấm vài vở – Nhận xét.
à Chốt : Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
2.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Oân nhân, chia trong phạm vi các bảng 2, 3, 4, 5.
MT : Giúp HS ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Rèn kỹ năng thực hành tính trong các bảng nhân, chia.
Cách tiến hành:
GV cho HS ôn lại các bảng nhân, chia đã học 2, 3, 4, 5.
Bài 1: Cho HS làm bài: Tính nhẩm.
Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
a) 4 x 8 = 32 15 : 5 = 3
3 x 8 = 24 12 : 2 = 6
2 x 9 = 18 27 : 3 = 9
5 x 7 = 35 40 : 4 = 10.
b) Quay bảng phụ có ghi bài tập
20 x 2 = 40 30 x 2 = 60
40 : 2 = 20 60 : 2 = 30
à GV nhận xét, cho vài HS nêu cách tính nhẩm các bài tập ở bảng.
Bài 2 : Tính.
Nêu yêu cầu của bài yêu cầu HS nêu cách thực hiện và cho HS tự làm bài.
5 x 3 + 5 = 15 + 5
= 20
28 : 4 + 13 = 7 +13
= 20
4 x 9 – 16 = 36 – 16
= 20
à GV nhận xét , lưu ý HS tính lần lượt từ trái sang phải và trìng bày như đã quy định.
* Hoạt động 2 : Tìm số bị chia, thừa số. Giải toán có lời văn.
MT : Giúp HS ôn luyện về tìm số bị chia,thừa số chưa biết. Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng một phép tính nhân.
Cách tiến hành:
Bài 3 : Tìm x .
- Viết lên bảng : X : 4 = 5 5 x X = 40
Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần của phép nhân và phép chia.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm sao ?
Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ?
à GV chốt lại cách tìm số bị chia, thừa số.
Bài 4 :
Gọi 1 HS đọc đề bài
Hỏi : Trong vườn có mấy hàng cây ?
Mỗi hàng cây có bao nhiêu cây ?
Vậy để biết trong vườn đó có bao nhiêu cây ta làm thế nào ?
Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm trên bảng quay.
à GV nhận xét , chốt lại cách giải bài toán.
3. Củng cố – dặn dò : (5’)
Dặn dò : về nhà xem lại bài.
Làm bài : 3, 5 / VBT – 85.
Chuẩn bị : Oân tập về phép nhân, phép chia (tt).
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm
HS đọc thuộc theo tổ : Mỗi tổ đọc 1 bảng nhân và một bảng chia.
Các tổ còn lại theo dõi nhận xét.
- Làm bài vào vở bài tập.
Sửa bài.
2 nhóm lần lượt đọc nhanh kết quả nhẩm. Mỗi nhóm 4 bạn đọc, mỗi bạn đọc 1 cột theo dõi giơ thẻ Đ,S – sửa vở.
HS nêu tính lần lượt từ trái sang phải.
Mỗi nhóm 3 HS lên bảng thi đua sửa.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 HS nêu yêu cầu.
2 HS nêu.
Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
lấy thương nhân với số chia. HS làm bài, 2 HS lên bảng lớp sửa.
HS đọc đề VBT
Có 8 hàng.
Mỗi hàng có 5 cây
HS làm VBT.
Sửa bài : Quay bảng, lớp nhận xét bài làm của bạn à Sửa vở.
***
Âm nhạc: (Tiết 33)
BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN.
(GV chuyên nhạc dạy)
File đính kèm:
- Tuan-33.DOC