Thiết kế bài soạn lớp 2 Tuần 31 - Đặng Thị Anh Nguyệt

I. Mục đích – yêu cầu:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Bác Hồ và chú cần vụ).

- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc,.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ chơi cho các cháu thiếu nhi.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa nội dung bài trong SGK.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài soạn lớp 2 Tuần 31 - Đặng Thị Anh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ón và không bao giờ được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. * Hoạt động 2: Thảo luận: Tại sao chúng ta cần Mặt Trời? - Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy nói về vai trò của Mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất. - Học sinh phát biểu ý kiến tự do, mỗi em nghĩ ra 1 ý nhằm nêu bật: người, động vật, thực vật đều cần đến Mặt Trời. -> Mọi ý kiến của học sinh -> Giáo viên đều viết lên bảng. - Giáo viên có thể gợi ý cho các em trả lời: Nếu không có Mặt Trời chiếu sáng và tỏa nhiệt, Trái Đất chúng ta sẽ ra sao? - Trái Đất chỉ có đêm tối, lạnh lẽo và không có sự sống: người, vật, cây cỏ sẽ chết. 3. Hoạt động cuối cùng: Giáo viên đặt câu hỏi -> học sinh trả lời nhằm khắc sâu kiến thức: + Tại sao khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô? + Nếu không có Mặt Trời chiếu sáng và tỏa nhiệt, Trái Đất chúng ta sẽ ra sao? Giáo viên nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài cho kỹ. CBB: Mặt Trời và phương hướng. *** Thứ sáu ngày 17 tháng 04 năm 2009 Thể dục: (Tiết62) CHUYỀN CẦU- TRÒ CHƠI ‘’NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH’’ Thời gian:35’-37’ I . MỤC TIÊU :- Ô n chuyền cầu theo nhóm 2 người . Yêu cầu nâng cao khả năng thực hiện đón và chuyền cầu cho bạn . - Làm quen với trò chơi ‘’ném bóng trúng đích ‘’Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ờ mức ban đầu . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : - Địa điểm : Trên sân trường và nơi tập vệ sinh an toàn - Phương tiện : 1 cái cói và cùng HS chuẩn bị đủ số quả cầu ,bảng gỗ tâng cầu và bóng ,vật đích cho trò chơi ‘’ném bóng trúng đích ‘’(kẻ vạch chuẩn bị và gới hạn cách nhau 1m ,kẻ 2-4 vòng đích cách vạch gới hạn 2-2,5m vòng đích có đường kính 0,5m, vòng nọ cách vòng kia 2m) III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP : NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP GÍAO VIÊN HỌC SINH 1. Phân mở đầu : - Phổ biến ND & YC - Ô n lại bài thể dục 2. Phần cơ bản : - chuyền cầu - Ném bóng vào đích 3. Phần kết thúc – Hệ thống lại bài học 1 phút 1-2 phút 4-6 phút 8-10 phút 8-10 phút 2 –3 phút * GV phổ biến nôi dung vàyêu cầu bài học - Cho cả lớp khởi động các khớp của cơ thể và sau đó chạy nhẹ tại chỗ vài lần , đồng thời hít thở sâu - Cho cả lớp ôn lại các động tác bài thể dục lườn ,bụngû , tay , chân , toàn thân và nhảy + Cho lóp trưởng điều khiển ( Mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp ) . GV theo dõi và uốn nắn những em sai và sau đó cho các em sai tập lại * -Chuyền cầu theo nhóm 2 người - GV nêu yêu cầu bài học hôm nay cần đạt thành tích cao hơn ( ít cho cầu rơi ) , sau đó cho HS đếm 1-2 sau đó những em có cùng số làm 1 cặp và giãn hàng thành 2 hàng ngang theo cặp khoảng cách 3-4 m 2 cho HS quay mạt vào nhau thành từng đôi cách nhau 2-3m ,mỗi đôi cách nhau 2m và cho các em chuyền cầu *Trò chơi “ ném bóng trúng đích “ - GV ổn định lớp lại thành 4 nhóm và cho các em nêu lại cách ném bóng vào đích .Cần tổ chức đội hình tập có kỉ luật ,tuyệt đối an toàn ,không để HS chạy lung tung - GV cho các nhóm thi đua Ném bóng vào đích và sau đó kiểm tra số bòng của từng nhóm Gv có thể chia tổ tập luyện ,2 tổ ‘’chuyền cầu ‘’do cán sự tổ điều khiển ,2 tổ ‘’ném bóng trúng đích ‘’do GV trực tiếp điều khiển .sau đó đổi vị trí và nội dung tập . -Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát - GV sơ kết trò chơi và tuyên dương - GV cho hít thở sâu và buông thả lỏng người + Hôm nay ta học bài gì ? Ô n lại những động tác nào trong bài TD ? Tâng cầu ta chú ý điều gì ? Tung bòng vào đích ta cần mục đích nào ? - Dặn dò : Về nhà tập lại các động tác bài TD và tập tung bóng . NXTH - HS khởi động - HS tập các động tác -Cho HS nêu mục đích ném cầu - 2 HS ném cầu qua lại - HS nêu mục đích némbóng vào đích - Nhóm thi đua và tuyên dương - HS trả lời *** Tập làm văn: (Tiết31) ĐÁP LỜI KHEN NGỢI. TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ Thời gian:40’-42’ I. Mục tiêu: Biết nói câu đáp lại lời khen ngợi một cách khiêm tốn, lịch sự, nhã nhặn. Quan sát ảnh Bác Hồ và trả lời đúng câu hỏi. Viết được đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về ảnh Bác Hồ. II. Chuẩn bị: Ảnh Bác Hồ. Các tình huống ở bài tập 1 viết vào giấy. III. Các hoạt động: 1. Hoạt động đầu tiên: Bài cũ (4’): Gọi 3 học sinh kể lại câu chuyện Qua suối. Qua câu chuyện Qua suối con hiểu điều gì về Bác Hồ. Nhận xét cho điểm học sinh. 2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu (1’): Giờ Tập làm văn này, các con sẽ tập đáp lại lời khen ngợi của mọi người trong các tình huống giao tiếp và viết một đoạn văn ngắn tả về ảnh Bác Hồ. * Hoạt động 1: Bài 1 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Yêu cầu học sinh đọc lại tình huống 1. - Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen. - Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể dành lời khen cho em. Chẳng hạn: Con ngoan quá!/ Con quét nhà sạch lắm./ Hôm nay con giỏi lắm./… Khi đó em sẽ đáp lại lời khen của bố mẹ như thế nào? Ví dụ: Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm được gì giúp bố mẹ đâu./ Có gì đâu ạ./ Từ hôm nay con sẽ quét nhà hằng ngày giúp bố mẹ./… - Khi đáp lại lời khen của người khác, chúng ta cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêmtốn, tránh tỏ ra kiêu căng. Tình huống b - Bạn mặc áo đẹp thế!/ Bạn mặc bộ quần áo này trông dễ thương ghê!/… - Bạn khen mình rồi!/ Thế à, cảm ơn bạn!/… - Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại. Tình huống 3 - Cháu ngoan quá! Cháu thật tốt bụng!/… - Không có gì đâu ạ, cảm ơn cụ!/ Cháu sợ những người sau vấp ngã./… * Hoạt động 2: Bài 2, 3 Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Đọc đề bài trong SGK. - Cho học sinh quan sát ảnh Bác Hồ. - Ảnh Bác được treo ở đâu? - Ảnh Bác được treo trên tường. - Trông Bác như thế nào? (Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt…) - Râu tóc Bác trắng như cước. Vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời… - Con muốn hứa với Bác điều gì? - Em muốn hứa với Bác là sẽ chăm ngoan học giỏi. - Chia nhóm và yêu cầu học sinh nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời. - Các học sinh trong nhóm nhận xét, bổ sung cho bạn. - Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày. - Chọn ra nhóm nói hay nhất. Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và tự viết bài. - Gọi học sinh trình bày (5 học sinh). - Nhận xét, cho điểm. - Ví dụ: Trên bức tường chính giữa lớp học em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng. 3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. *** Toán: (Tiết 155) TIỀN VIỆT NAM Thời gian:35’-37’ I. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết: Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Nhận biết một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. (100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng). Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó. Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. II. Chuẩn bị: - Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. - Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. III. Các hoạt động: 1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ (5’): 2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu bài mới (1’): Trong bài học này, các em sẽ được học về đơn vị tiền tệ của Việt Nam và làm quen với một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000. * Hoạt động 1: Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng - Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hóa, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. - Học sinh quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. - Yêu cầu học sinh tìm tờ giấy bạc 100 đồng. - Lấy tờ giấy bạc 100 đồng. - Hỏi: Vì sao con biết đó là tờ giấy bạc 100 đồng? - Vì có số 100 và chữ “Một trăm đồng”. - Yêu cầu học sinh lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng. * Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm(theo mẫu) -Học sinh làm bài vở bài tập Bài 2: - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Tìm chú lợn chứa ít tiền nhất. Bài 3: - Yêu cầu học sinh tự làm. - 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Chữa bài và nhận xét. - Hỏi: Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì? - Ta cần chú ý ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Bài 4:Nối theo mẫu để có tổng là 1000 đồng: -Học sinh làm bài vở bài tập 3. Hoạt động cuối cùng: - Nhận xét tiết học. - Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm tiền. *** Âm nhạc: (Tiết 31) ÔN BẮC KIM THANG. TẬP HÁT BÀI MỚI. ( GV chuyên nhạc dạy) ***

File đính kèm:

  • docTuan-31.doc
Giáo án liên quan