Thiết kế bài học khối lớp 5 - Tuần 30 năm học 2010

A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ: Con gái

- Gọi Hs đọc nối tiếp, TLCH.

+ Những chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

+ Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

+ Sau câu chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “ con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

+ Đọc câu chuyện, em có suy nghĩ gì?

2. Bài mới: Giới thiệu bài (kết hợp tranh):

- Tranh vẽ cảnh gì? ( một cô gái đang vuốt ve lưng một con sư tử).

- Em có nx gì về hành động của cô gái? ( Cô gái là một người dũng cảm. Cô dám vuốt ve, âu yếm con sư tử – một loài vật nổi tiếng là hung dữ).

-> Cô gái ấy chính là nhân vật Ha-li-ma trong truyện dân gian Ả-rập “Thuần phục sư tử” . Tiết học hôm nay các em sẽ biết nhân vật ấy để biết thêm về khả năng kì diệu của con người.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học khối lớp 5 - Tuần 30 năm học 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện Hòa Bình. - Gọi hs trình bày bằng câu hỏi gợi ý: Hãy cho biết trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào? (Họ làm việc cần mẫn kể cả vào ban đêm. Hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả. Dù khó khăn, thiếu thốn và có cả hi sinh nhưng họ vẫn quyết tâm hoàn thành mọi công việc. Cả nước hướng về Hoà Bình và sẵn sàng chi viện người và của cho công trình. Từ các nước cộng hòa của Liên Xô, gần 1000 kĩ sư, công nhân bậc cao đã tình nguyện sang giúp đỡ Việt Nam. Ngày 30 –12- 1988 tổ máy đầu tiên của nhà máy thủy điện Hòa Bình bắt đầu phát điện. Ngày 4- 4- 1994, tổ máy số 4, tổ máy cuối cùng đã hòa vào lưới điện quốc gia). Hoạt động 3. Làm việc cả lớp. - Hs trình bày kết quả. - Gv nhận xét, chốt các ý trên. - Gv hỏi thêm: Em có nhận xét gì về hình 1? c/ Đóng góp lớn lao của nhà máy thủy điện Hòa Bình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Hoạt động 3. Làm việc cả lớp. + Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình tác động thế nào với việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta? (Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ). + Điện của nhà máy thủy điện Hoà Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân thế nào? (Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta). - Gv giảng thêm: Nhờ công trình đập ngăn nước sông Đà, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ giảm vào mùa mưa lũ, làm giảm nguy cơ đe dọa vỡ đê. Bên cạnh đó vào mùa hạn hán, hồ Hòa Bình lại có thể cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc. Với chiều dài 210 km, sâu 100 m, hồ Hòa Bình còn là con đường thủy mà tàu bè hàng nghìn tấn có thể chạy dễ dàng từ Hòa Bình lên Sơn La. Hiện nay, nhà máy thủy điện Hòa Bình chiếm 1/5 sản lượng điện toàn quốc. 3.Củng cố, dặn dò: - Gv tổng kết bài: Nhà máy thủy điện Hòa Bình là công trình vĩ đại trong 20 năm đầu xây dựng đất nước của nhân dân ta. Công trường xây dựng nhà máy đã ghi dấu sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài ngăn cho đất nước của hơn 3 vạn kĩ sư, công nhân hai nước Việt- Xô, 168 người, trong đó có 11 công nhân Liên Xô đã dũng cảm hi sinh cho dòng điện của nhà máy hôm nay. - Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị: Lịch sử địa phương. - Nx tiết học. ****************************************** KHOA HỌC Tiết: 59 SỰ SINH SẢN CỦA THÚ SGK/ 120 Thời gian dự kiến: 35 phút A/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: Chim là động vật đẻ con. B/ Đồ dùng dạy học: Hình SGK/ 120,121. Phiếu học tập. C/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Gọi Hs trả lời: + Trứng gà cần ấp trong khoảng bao nhiêu ngày sẽ nở thành con? ( 21 ngày). + Chim non, gà con mới nở chúng tự đi kiếm mồi được chưa? Tại sao? ( Hầu hết chúng chưa thể đi kiếm mồi được ngay, vì chúng mới nở đều yếu ớt). - GV nx, ghi điểm. 2. Bài mới: GTB. Nêu mục tiêu tiết học. Hoạt động 1: Quan sát. * Mục tiêu: Giúp HS: - Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ. - Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của chim, ếch. * Cách tiến hành: B1: Làm việc theo nhóm. Qs H1,2 SGK/ 120, TLCH: - Bạn hãy cho biết hình nào chụp thú con đã được sinh ra và hình nào chụp thú con còn là bào thai trong bụng mẹ? - Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu? - Chỉ và nói tên một số bộ phận của bào thai mà bạn nhìn thấy. - Bạn có nx gì về hình dạng của thú con và thú mẹ? ( Thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống thú mẹ chưa? ) - Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi dưỡng bằng gì? - So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nx gì? B2: Làm việc cả lớp. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nx, bổ sung. -> Kết luận: - Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa. - Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là: + Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con. + Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dáng giống như thú mẹ. - Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập. * Mục tiêu: Hs biết kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con; mỗi lứa nhiều con. * Cách tiến hành: B1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm hoạt động hoàn thành phiếu BT sau: Số con trong một lứa Tên động vật Thông thường chỉ đẻ 1 con ( không kể trường hợp đặc biệt ). 2 con trở lên B2: Làm việc cả lớp. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. GV, Hs nx, bổ sung. Số con trong một lứa Tên động vật Thông thường chỉ đẻ 1 con ( không kể trường hợp đặc biệt ). Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng, voi, khỉ, 2 con trở lên Hổ, sư tử, chó, mèo, lợn, chuột. 3. Củng cố, dặn dò: Nx tiết học. Hệ thống bài. Xem trước bài “ Sự nuôi và dạy con của một số loài thú”. Thứ ba, ngày 13 tháng 4 năm 2010 CHÍNH TẢ ( N – V ) Tiết: 30 CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI SGK/ 118 Thời gian dự kiến: 35 phút A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nghe-viết đúng bài CT, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức. - Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3). B/ CHUẨN BỊ: - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng :Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - Bút dạvà một tờ phiếu viết các cụm từ in nghiêng BT2. -Aûnh minh hoạ tên ba loại huân chương trong SGK. -Ba ,bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Bài cũ: - 1 học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng. Hs viết các tên huân chương, giải thưởng có trong tiết trước. Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. a/ Hướng dẫn học sinh nghe – viết. * Tìm hiểu nội dung bài chính tả - GV đọc toàn bài chính tả ở SGK. Đoạn văn giới thiệu về ai? (Giới thiệu về cô bé Lan Anh 15 tuổi). Tại sao Lan Anh đgl mẫu người của tương lai? ( Lan Anh là 1 bạn gái giỏi giang, thông minh, bạn được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2 000). * Hướng dẫn HS viết từ khó. -Yêu cầu Hs đọc thầm bài thơ và nêu các hiện tượng chính tả có trong bài. - Đọc từ khó cho HS viết: in-tơ-nét, Ốt- xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên,trôi chảy, Hướng dẫn cách viết. * HS viết chính tả. - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phậïn ngắn trong câu cho học sinh viết. GV đọc lại toàn bài, Hs soát lỗi chính tả. GV chấm, chữa bài. b/ Hướng dẫn học sinh làm bài. BT1. GV yêu cầu đọc đề. GV gợi ý: Những cụm từ in nghiêng trong đoạn văn chưa viết đúng quy tắc chính tả, nhiệm vụ của các em nói rõ những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ đó và giải thích lí do vì sao phải viết hoa. Cho HS làm bài. GV nhận xét, chốt: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Huân chương Sao vàng, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất. - Hỏi: + Vì sao em lại viết hoa những chữ đó? ( Cụm từ gọi tên danh hiệu, huân chương). + Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết ntn? ( viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó; cụm từ chỉ hạng, thứ bậc của huân chương như Nhất, Nhì, Ba. BT2. GV hướng dẫn HS xem các huân chương trong SGK dựa vào đó làm bài. Giáo viên nhận xét, chốt: a/ Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng. b/ Huân chương Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội. c/ Huân chương Lao động là huân chương dành cho tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất. 3. Củng cố, dặn dò: * Thi đua: Ai nhanh hơn? Đề bài: Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 thẻ từ có ghi tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. Nhận xét tiết học. Xem trước bài sau. ***************************************** TOÁN Tiết: 147 ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH SGK/ 155 Thời gian dự kiến: 35phút A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh Biết: - Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. - Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân. - Chuyển đổi số đo thể tích. Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3 (cột 1) B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Bài cũ: Chữa bài về nhà của Hs. BT2. a/ 1 000 000mm2 ; 10 000m2 ; 1 000 000m2 b/ 0,01dam2 ; 0,0001ha ; 0,000001km2 BT3. a/ 6,5ha ; 84,6ha ; 0,5ha b/ 600ha ; 920ha ; 30ha 2. Bài mới: Giới thiệu bài Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a/ - GV treo bảng phụ. Cho HS đọc yêu cầu bài toán. - Yêu cầu HS tự làm bài. Chữa bài. -> GV xác nhận kết quả + Các đơn vị này để đo đại lượng nào? ( đo đại lượng thể tích) + Hãy nêu mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3 ? ( 1m3 = 1000dm3 = 1000 000cm3) b/ + Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền? (1000 lần) + Đơn vị bé bằng 1 phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền? (1/1000 lần) Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS làm bài vào vở -Giáo viên chú ý quan sát giúp đỡ học sinh còn yếu hoặc chưa chăm học với các gợi ý : + Các bài ở cột bên trái đơn vị mới so với đơn vị đã cho như thế nào ? + Vậy số đo mới so với số đo đã cho sẽ như thế nào ? - Gợi ý tương tự với các bài ở cột bên phải. - Gọi HS lần lượt đọc kết quả làm bài (2hs). HS khác nhận xét và lớp đổi vở kiểm tra chéo. Giáo viên xác nhận kết quả. a/ 1 000 – 1 000 – 1 000 000 – 2 000 b/ 8975 – 2 004 – 120 – 500. Bài 3.Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu). - Hs đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS tự làm vào vở. Gợi ý tương tự bài 2 (nếu cần) -Yêu cầu học sinh giải thích cách làm. Chữa bài: a/ 5,675 – 2,082 – 1,996 – 0,025 b/ 4,324 – 2,020 – 1,097 – 0,105 c/ 0,001 – 0,001. -Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các đơn vị đo thể tích đã học và mối quan hệ giữa 2 đơn vị tiếp liền. 3. Củng cố, dặn dò: Nx tiết học.

File đính kèm:

  • docGiao an Tuan 30.doc