Tiết 19 - ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiết 1)
I. Mục đích - yêu cầu.
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ đúng quy định giữa học kì I (khoảng 75 tiếng/ phút); bước đâu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
* HSKG đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/ phút).
* Ôn lại u, ư, x, y.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu.
- Phiếu bài tập 2.
20 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học khối lớp 4 - Tuần 10 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t 49: Nhân với số có một chữ số.
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số ( không nhớ và có nhớ).
- áp dụng phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
* HSKG làm bài bài 4.
*Ôn lại số 4, 5, 6.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Chữa bài tập luyện thêm.
3.Dạy học bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài :
b.Hướng dẫn thực hiện nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
- GV ghi bảng phép nhân:
241324 x 2
- Hướng dẫn hs đặt tính và thực hiện nhân.
- Nhận xét gì về kết quả mỗi lần nhân so với 10?
- Phép nhân như vậy là nhân không nhớ.
- Phép nhân: 136 204 x 4
- Yêu cầu hs thực hiện nhân.
- Phép nhân này là phép nhân có nhớ.
c.Luyện tập:
Bài 1:Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Nhận xét.
* Gv hướng dẫn HS làm
Bài 2: áp dụng tính nhân để tính giá trị của biểu thức.
- Yêu càu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Tính giá trị của biểu thức.
- Tổ chức cho hs làm bài (tương tự bài 2 )
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: áp dụng tính nhân vào giải toán có lời văn.
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài,
- Yêu cầu tóm tắt và giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs đặt tính
241324
x 2
482648
136204
x 4
544816
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
* HS viết và đọc số 4, 5, 6.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs tính giá trị của biểu thức.
m
2
3
4
5
201634xm
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài:
a,321475 + 423507 x 2 = 321475 + 847014 = 1168489
b,1306 x 8+ 24573
- Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
Giải
Xã vùng thấp được cấp ssố truyện là :
850 x 8 = 6800 (quyển )
Xã vùng cao được cấp số truyện là :
980 x 9 = 8820 (quyển )
Huyện đó được cấp số truyện là
6800 + 8820 = 15620 (quyển )
Đáp số : 15620 ( quyển )
* Điều chỉnh bổ sung.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 : Tập làm văn.
Tiết 10 - Ôn tập tiếng việt (tiết 5)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ, bước đầu nắm được nhân vật và tính cách nhân vật trong các bài tập đọc là chuyện kể.
* HSKG đọc diễn cảm được diễn cảm đoạn văn, kịch, thơ. biết nhận xét về nhân vật trong văn bản.
* Ôn lại chữ u, ư, v, x, y.
II. Đồ dụng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.
- Phiếu bài tập 2,3.
III. Các hoạt động dạy học:
1 ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn ôn tập:
* Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng:
- Gv tiếp tục kiểm tra lấy điểm những hs chưa đạt yêu cầu.
- Cho điểm.
* GV hướng dẫn HS viết
c. Bài tập 2:
- Gv nêu yêu cầu: đọc thầm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7, 8, 9) và ghi những điều cần ghi nhớ vào bảng).
- Gọi Hs trình bày.
- Nhận xét.
- HS chú ý.
- Hs thực hiện các yêu cầu kiểm tra.
* HS viết và đọc chữ u, ư, v, x, y.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs nêu tên các bài tập đọc :
+ Trung thu độc lập.
+ ở vương quốc Tương Lai.
+ Nếu chúng mình có phép lạ.
+ Đôi giày ba ta màu xanh.
+ Thưa chuyện với mẹ.
+ Điều ước của vua Mi- đát.
- H.s hoạt động nhóm.
- Các nhóm trình bày.
Tên bài
Thể loại
Nội dung chính
Giọng đọc
Trung thu độc lập
Văn xuôi
Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên về tương lai của đất nước và của thiếu nhi.
Nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, tin tưởng.
ở vương quốc Tương Lai
Kịch
Mơ ước của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh, góp sức phục vụ cuộc sống.
Hồn nhiên. (Lời Tin- tin, Mi- tin: háo hức, ngạc nhiên, thán phục; lời các em nhỏ: tự tin, tự hào.)
Nếu chúng mình có phép lạ
Thơ
Mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Hồn nhiên, vui tươi.
Đôi giày ba ta màu xanh
Văn xuôi
Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã làm cho cậu xúc động, vui sướng vì thưởng cho cậu đôi giày mà cậu mơ ước.
Chậm rãi, nhẹ nhàng (đoạn 1- hồi tưởng); vui nhanh (đoạn 2- niềm xúc động, vui sướng của cậu bé lúc nhận quà).
Thưa chuyện với mẹ
Văn xuôi
Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp gia đình nên đã thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem đó là nghề hèn kém.
Giọng Cương: lễ phép, nài nỉ, thiết tha; giọng mẹ: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng.
Điều ước của vua Mi-đát
Văn xuôi
Vua Mi- đát muốn mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng, cuối cùng đã hiểu: những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
Khoan thai. đổi giọng linh hoạt phù hợp tâm trạng thay đổi của vua.
Bài tập 3:
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm.
- Chữa bài, nhận xét.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs thảo luận nhóm hoàn thành bài.
Nhân vật
Tên bài
Tính cách
- Tôi (Chị TPT Đội)
- Lái
Đôi giày ba ta
màu xanh
- Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.
- Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi giày đẹp.
- Cương
- Mẹ Cương
Thưa chuyện với mẹ
- Hiếu thảo, thương mẹ, muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ.
- Dịu dàng, thương con.
- Vua Mi-đát
- Thần Đi-ô-ni-dốt
Điều ước của vua Mi-đát
- Tham lam nhưng biết hối lỗi.
- Thông minh, dạy cho Mi- đát một bài học.
4.Củng cố, dặn dò:
- Các bài thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ giúp các em hiểu điều gì?
- Chuẩn bị bài sau.
* Điều chỉnh bổ sung.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4 : Kể chuyện :
Tiết 19: Ôn tập học kì I ( Tiết 6 )
I. Mục đích - yêu cầu.
- Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
- Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ.
* HSKG phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo về từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
II. Các hoạt động dạy học.
1, Giới thiệu bài.
2, Bài tập1, 2
- Gv nhắc : ứng với mỗi mô hình chỉ cần tìm 1 tiếng.
- Gọi Hs trình bày kq.
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3, Bài tập 3.
- Gv nhắc Hs xem lướt lại các bài : Từ đơn và từ phức(tr27), Từ ghép và từ láy(tr38)
- Thế nào là từ đơn ?
- Thế nào là từ láy ?
- Thế nào là từ ghép ?
- Gọi Hs nêu kq.
- Gv nhận xét.
Bài 4.
- Thế nào là danh từ ? cho ví dụ.
- Danh từ gồm mấy loại ?
- Thế nào là danh từ riêng, danh từ chung ?
- GV nhận xét.
- Thế nào là động từ ? cho ví dụ.
- Gv nnhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau kiểm tra.
- 1Hs đọc đoạn văn BT 1
- 1 Hs đọc yêu cầu BT2
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho ở BT2.
- Hs làm vào vở bài tập.
- Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Từ chỉ gồm 1 tiếng.
- Từ được cấu tạo bằng
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Danh từ là những từ chỉ sự vật( người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị
- Ví dụ ; học sinh, nhà, sông , đạo đức.
- Có hai loại danh từ chung và danh từ riêng.
- Danh từ chung chỉ tên chung của mọt loại sự vật.
- Danh từ riêng là chỉ tên riêng một loại sự vật và danh từ riêng viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
- Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái sự vật.
- Ví dụ ăn, ngủ, yên tĩnh
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 : Toán
Tiết 50: Tính chất giao hoán của phép nhân.
I. Mục tiêu:
- Chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân trong một số trường hợp .
* HSKG làm bài 3,4.
* Ôn lại số 7, 8, 9, 10.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện tính nhân : 102426 x 5 = 512130 .
- Chữa bài, nhận xét.
3.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài :
b. Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Gv kẻ bảng.
- Tính giá trị của biểu thức a x b; b x a.
- Sau mỗi lần tính, so sánh giá trị của a x b với b x a?
- Gv hướng dẫn Hs rút ra kết luận.
* GV hướng dẫn HS đọc và viết
c.Thực hành:
MT: Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân vào làm tính.
Bài 1: Viết vào ô trống:
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Tính:
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Số?
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
- Tính chất giao hoán của phép nhân.
- Chuẩn bị bài sau.
a
b
a x b
b x a
2
8
2 x 8= 16
8 x 2=16
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6= 42
5
4
5 x 4= 20
4x 5 = 20.
a x b = b x a.
- Hs phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân.
* HS đọc và viết số 7, 8, 9, 10.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài:
a, 4 x 6 = 6 x ....
207 x 7 = .... x 207
b, 3 x 5 = 5 x ....
2138 x 9 = .... x 2138.
-Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài:
a = d; c = g; e = b.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
a, a x 1 = 1 x a = a.
b, a x 0 = 0 x a = 0.
- Học thuộc tính chất giao hoán của phép nhân .
* Điều chỉnh bổ sung.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 : Luyện từ và câu.
Kiểm tra giữa học kì I
Tiết 3 : Tập làm văn:
Kiểm tra giữa học kì I
Tiết 4: Mĩ Thuật
File đính kèm:
- Giao an lop 4.doc