LUYỆN VIẾT: BÀI 35
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết đúng và đẹp cho Hs.
- Rèn tính cẩn thận.
- Giáo dục Hs có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Vở thực hành viết đúng, viết đẹp lớp 4 tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
17 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 35 - Trường Tiểu Học Hùng Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
ÔN TẬP LỊCH SỬ& ĐỊA LÍ TUẦN 34
I. Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê – thời Nguyễn.
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
- Giúp Hs chỉ được trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi –păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng Duyên Hải Miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính ...
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi:
+ Để xây dựng kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã làm gì?
+ Nước ta có những thành phố lớn nào?
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại nội dung kiến thức của các bài lịch sử và địa lí đã học ở kì II.
b. Dạy bài mới: (25- 27’)
Hoạt động 1: Ôn lịch sử.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm:
+ Thống kê lại tên các thời, triều đại đã học.
+ Ghi tóm tắt về công lao các nhân vật lịch sử như : Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ , Lý Thường Kiệt
+ Ghi thời gian hoặc sự ra đời của địa danh, di tích lịch sử, văn hoá như : Lăng vua Hùng, thành Cổ Loa, Sông Bạch Đằng, Thành Hoa Lư, Thành Thăng Long, Tượng Phật A-di-đà.
- Gọi đại diện nhóm trình bày .
- GV nhận xét .
Hoạt động 2: Ôn địa lí.
- Yêu cầu Hs quan sát bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Hỏi:
+ Nêu đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ ?
+ Nêu đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ?
+ Nêu đặc điểm của đồng bằng Duyên Hải Miền Trung ?
- Gv nhận xét, chốt lại các đặc điểm chính của các đồng bằng.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm:
+ Nêu đặc điểm của biển, đảo và quần Đảo .
+ Tài nguyên khóang sản quan trọng nhất của thềm lục địa nước ta là gì ?
+ Ngoài khai thác khoáng sản , nhân dân ở biển còn khai thác gì ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
=> KL: Vùng biển nước ta có nhiều hải sản quý. Tuy nhiên, cách đánh cá bằng mìn, điện; vứt rác thải xuống biển,... là những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển. Bởi vậy, cần có các biện pháp khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường biển.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tinh thần học tập của Hs.
- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hs trả lời:
+ Huy động hàng chục vạn dân và lính phục vụ việc xây kinh thành Huế. Các loại vật liệu từ mọi miền đất nước được đưa về đây.
+ Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố HCM, Cần Thơ
- Hs nhận xét.
.
- Hs thảo luận nhóm trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs quan sát.
- Hs trả lời:
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác ... đê ngăn lũ .
+ Đồng bằng Nam bộ nằm ở phía Nam nước ta ... đất mặn cần phải cải tạo .
+ ĐB Duyên Hải Miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ ... dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh .
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm:
+ Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo ... khai thác hợp lí.
+ Dầu mỏ và khí đốt .
+ Khai thác thuỷ hải sản .
.- Đại diện nhóm trình bày.
- Hs nhận xét, bổ sung.
Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2013
CHIỀU:
Tiết 1(lớp 5E): Đạo đức
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM
I. Mục tiêu:
Giúp Hs biết:
- Các nội dung bài đạo đức đã học.
- Vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi:
+ Kể tên và nêu ý nghĩa các công trình công cộng ở địa phương?
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
- Nêu mục tiêu bài học.
b. Dạy bài mới: (25- 27’)
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu Hs ghi các việc làm, hành động thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm các bài tập.
BT1: Hãy điền vào chỗ trống các từ sau: hợp tác, quốc tế, Liên Hợp Quốc, hòa bình.
Liên Hợp Quốc là tổ chức ... lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của .... Nước ta luôn ... chặt chẽ với các nước khác của Liên Hợp Quốc trong các hoạt động vì ...., công bằng và tiến bộ xã hội.
BT2: Hãy lập một dự án để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của Hs.
- Yêu cầu Hs về nhà thực hành.
- Hs trả lời:
+ Nhà văn hoá ,nghĩa trang liệt sĩ...là những công trình công cộng và là tài sản chung của xã hội.
- Hs nhận xét.
- Hs nêu các việc làm, hành động.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Hs nhận xét, bổ sung.
__________________________
Tiết 2(lớp 5E): Luyện Toán
Bài 35: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ. LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Rèn cho Hs kĩ năng:
+ Phân tích số liệu trên biểu đồ.
+ Các kĩ năng tính các phân số, số thập phân, đơn vị đo thời gian.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán quyển 5 tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Yêu cầu Hs làm bảng con.
17,85: 5,1
12,5 x 6
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
Nêu mục tiêu bài học.
b. Luyện tập: (25- 27’)
*Bài 1/61:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét.
=> KT: phân tích số liệu biểu đồ hình cột.
*Bài 2/62:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài.
=> KT: phân tích số liệu biểu đồ hình tròn.
*Bài 3/62:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài.
=> KT: cách tính số thập phân, phân số, đơn vị đo thời gian.
*Bài 4/62:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài
=>KT: cách tính số thập phân theo các phép tính.
*Bài 5/63:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài:
=>KT: tìm số dựa vào điều kiện đề bài.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Yêu cầu Hs về nhà ôn lại kiến thức.
- Hs làm bảng con.
- Hs nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
__________________________
Tiết 3(lớp 5E):
ÔN TẬP LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ TUẦN 34
I. Mục tiêu:
Giúp Hs biết:
- Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu giai đoạn 1954 – 1975.
+ Nhân dân miền nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền nam.
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đất nước được thống nhất.
- Kể tên được các châu lục và đại dương trên thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm, điều kiện tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế của Châu Á, Châu Mĩ.
II. Đồ dùng dạy- học:
SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi:
+ Nêu nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay?
+ Nêu một số đặc điểm về dân cư, kinh tế của châu Á.
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
- Nêu mục tiêu của bài học.
b. Dạy bài mới: (25- 27’)
Hoạt động 1: Ôn lịch sử
Hỏi:
+ Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
+ Em hãy nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc Hội khoá VI.
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo nội dung sau:
+ Nêu diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 – 12 – 1972.
+ Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
+ Nêu lại ý nghĩa lịch sử của đại thắng 30-4-1975.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 2: Ôn Địa lí.
Hỏi:
+ Nêu tên các châu lục, đại dương đã học?
+ Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương?
+ Nêu một số đặc điểm chính về Liên Bang Nga.
+ Hoa Kì có đặc điểm gì nổi bật?
+ Hãy kể tên những nước láng giềng của Việt Nam?
- Gv nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tinh thần học tập của Hs.
- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hs trả lời:
+ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
+ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Hs nhận xét.
- Hs trả lời:
+ Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
+ Lấy tên nước là CHXHCN Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội; Thành phố Sài Gòn- Gia Định đổi tên là TP HCM.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm:
+ Ngày 18-12-1972, Mĩ huy động hàng chục tốp máy bay B52 và các loại máy bay khác ồ ạt ném bom Hà Nội....
+ Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phải rút lui toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam....
+ + Là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đánh thắng Đế quốc Mĩ và bè lũ tai say ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khẳng định một điều: một dân tộc dù nhỏ bé nhưng nếu biết đoàn kết, có đường lối đúng, quyết tâm cao thì vẫn cóthể chiến thắng bất cứ kẻ thù nào
- Đại diện nhóm trình bày.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs trả lời:
+ Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực; Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
+ Hs nêu.
+ Diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông.
+ Có nền kinh tế phát triển cao.
+ Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
- Hs nhận xét, bổ sung.
File đính kèm:
- TUẦN 35.doc