Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu Học Hùng Thắng

Bài 30: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN

Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM

I. Mục tiêu:

Giúp Hs biết:

- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển )

+ Khai thác khoáng sản : dầu khí, cát trắng, muối.

+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

+ Phát triển du lịch.

- Chỉ trên bản đồ tự nhiên VN nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.

* HS khá giỏi :

+ Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.

+ Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

 

doc28 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu Học Hùng Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(25- 27’) Hoạt động 1: Ôn lịch sử “Kinh thành Huế”. - Gv đọc bài. Hỏi: + Để xây dựng kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã làm gì? + Kết quả của việc xây dựng kinh thành Huế? + Mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế? => KL: Kinh thành Huế do Nguyễn Ánh khởi xướng, dân và quân lính kì công xây dựng. Đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó. Hoạt động 2: Ôn địa lí “Biển, đảo và quần đảo”. Hỏi: + Vùng biển nước ta có đặc điểm gì? + Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta? + Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? + Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía bắc, vùng biển miền Trung, vùng biển phía nam? + Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì? => KL: Không chỉ có vùng biển mà nước ta còn có rất nhiều đảo và quần đảo, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Do đó, chúng ta cần phải khai thác hợp lí nguồn tài nguyên vô giá này. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Nhận xét tinh thần học tập của Hs. - Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời: + Khi Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh lợi dụng cơ hội đó, lật đổ triều Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn. + Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN . - Hs nhận xét. . - Hs đọc bài. - Hs trả lời: + Huy động hàng chục vạn dân và lính phục vụ việc xây kinh thành Huế. Các loại vật liệu từ mọi miền đất nước được đưa về đây. + Sau mấy chục năm xây dựng và tu bổ nhiều lần, một tòa thành rộng lớn, dài hơn 2km đã mọc bên bờ sông Hương. Đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó. + Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. Cửa nam tòa thành có cột cờ cao 37m. Nằm giữa kinh thành là Hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn... - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs trả lời: + Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông: phía bắc có vịnh Bắc Bộ, phía nam có vịnh Thái Lan. + Biển Đông là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hòa khí hậu. + Đảo: là một bộ phận đất liền nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc; Quần đảo: là nơi tập trung nhiều đảo. + Vùng biển phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều đảo nhất. Vùng biển miền Trung có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng biển phía nam và tây nam có đảo Phú Quốc và Côn Đảo. + Phát triển nghề đánh cá, du lịch, hải sản... - Hs nhận xét, bổ sung. Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2013 CHIỀU: Tiết 1(lớp 5E): Đạo đức Dành cho địa phương PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là Phòng chống Tệ nạn xã hội. Biểu hiện xấu của Tệ nạn xã hội cần phòng tránh. 2. Kỹ năng: Phòng chống và tránh xa Tệ nạn xã hội. 3. Thái độ: Có phong cách sống lành mạnh. II. Đồ dùng dạy- học: III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) Hỏi: + Bản Công ước về quyền trẻ em do ai chuẩn bị và soạn thảo? Trong thời gian bao lâu? - Gv nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2’) Tệ nạn xã hội là vấn đề nhức nhối đối với mỗi gia đình và với cộng đồng, để phòng tránh tệ nạn xã hội đó. Hôm nay chúng ta cùng học bài đạo đức về phòng chống tệ nạn xã hội. b. Dạy bài mới: (25- 27’) Hoạt động 1: Tác hại của Tệ nạn xã hội Hỏi: + Nêu ý hiểu của mình về Tệ nạn xã hội. + Nêu ví dụ về Tệ nạn xã hội. + Nêu tác hại của tệ nạn xã hội. + Để tránh tệ nạn ma tuý em phải làm gì? => KL: Tệ nạn xã hội là những hành vi xấu đã lan rộng trong xã hội. Tệ nạn xã hội làm thiệt hại kinh tế gia đình, con cái hư hỏng. Đối với xã hội làm suy thoái về đạo đức xã hội, mất an ninh trật tự xã hội, kinh tế đất nước suy giảm... Hoạt động 2: Cách phòng tránh Tệ nạn xã hội Hỏi: + Hãy nêu cách phòng tránh tệ nạn xã hội? + Khi thấy người mắc tệ nạn xã hội em phải làm gì? => KL: Chúng ta cần tuyên truyền, cổ động, vận động mọi người tránh xa tệ nạn xã hội. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của Hs. - Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời: + Bản Công ước về quyền trẻ em do Liên Hợp Quốc cùng với đại diện của 43 nước trên toàn thế giới tiến hành chuẩn bị và soạn thảo trong 10 năm (1979 – 1989) - Hs nhận xét. - Hs trả lời: + Tệ nạn xã hội là những hành vi xấu đã lan rộng trong xã hội . + Tệ nạn ma tuý, cờ bạc, mại dâm, chơi đề... + Tệ nạn xã hội làm thiệt hại kinh tế gia đình, con cái hư hỏng. Đối với xã hội làm suy thoái về đạo đức xã hội, mất an ninh trật tự xã hội, kinh tế đất nước suy giảm... + Học tập tốt; có phong cách sống lành mạnh... - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs trả lời: + Tránh xa ma tuý, cờ bạc,... + Tuyên truyền, cổ động, vận động mọi người tránh tệ nạn xã hội... - Hs nhận xét, bổ sung. __________________________ Tiết 2(lớp 5E): Luyện Toán Bài 33: ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. Mục tiêu: - Rèn cho Hs kĩ năng tính chu vi, diện tích, thể tích một số hình. II. Đồ dùng dạy- học: - Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán quyển 5 tập 2. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Yêu cầu Hs làm bảng con. 17,85: 5,1 12,5 x 6 - Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2’) Tiết học hôm nay chúng ta sẽ rèn thêm kiến thức về cách tính chu vi, diện tích, thể tích của một số hình. b. Luyện tập: (25- 27’) *Bài 1/54: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét. *Chốt: + Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào? + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? => KT: cách tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật. *Bài 2/54: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài. *Chốt: Nêu cách tính diện tích hình bình hành? => KT: cách tính diện tích hình bình hành *Bài 3/54: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài. *Chốt: Diện tích hình thoi được tính như thế nào? => KT: cách tính diện tích hình thoi. *Bài 4/55: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài *Chốt: Muốn tính chu vi hình thoi ta làm thế nào? =>KT: cách tính chu vi hình thoi. *Bài 5/55: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài: *Chốt: Để tính diện tích hình thang ta làm thế nào? =>KT: cách tính diện tích hình thang. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập. - Yêu cầu Hs về nhà ôn lại kiến thức. - Hs làm bảng con. - Hs nhận xét. - Hs đọc. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs trả lời. - Hs đọc. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc đề bài. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc đề bài. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. __________________________ Tiết 3(lớp 5E): ÔN TẬP LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ TUẦN 32 I. Mục tiêu: Giúp Hs biết: - Tiểu sử của người anh hùng liệt sĩ Phạm Ngọc Đa. - Sự hi sinh anh dũng của Phạm Ngọc Đa. - Giáo dục tình thần yêu nước cho Hs. - Cảng Hải Phòng là một thương cảng lớn nhất của các tỉnh phía Bắc. - Biết được đặc điểm và các hoạt động của cảng Hải Phòng. II. Đồ dùng dạy- học: - Kể chuyện lịch sử & địa lí Hải Phòng. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) Hỏi: + Ý nghĩa của trận càn Cờ-lốt? + Hãy kể tên một số đảo mà em biết ở Hải Phòng? - Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2’) - Nêu mục tiêu của bài học. b. Dạy bài mới: (25- 27’) Hoạt động 1: Ôn lịch sử “Anh hùng liệt sĩ Phạm Ngọc Đa”. Hỏi: + Phạm Ngọc Đa sinh ra và lớn lêntrong hoàn cảnh gia đình như thế nào? + Anh gia nhập Đội Thiếu niên Tiền Phong năm bao nhiêu tuổi? Làm nhiệm vụ gì? + Trong trận càn Cờ- lốt, giặc Pháp đã gây những tội ác gì cho người dân Tiên Lãng? + Tại sao Pháp chiếm được làng? + Nêu những dẫn chứng cho thấy sự gan dạ của Phạm Ngọc Đa. => KL: Phạm Ngọc Đa lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ mất sớm. Anh đã sớm giác ngộ cách mạng và đã hi sinh anh dũng để bảo vệ quê hương. Hoạt động 2: Ôn Địa lí “Cảng Hải Phòng”. Hỏi: + Cảng Hải Phòng lúc đầu có tên là gì? + Trong những năm tháng chiến tranh, khối lượng bốc xếp hàng hóa của cảng Hải Phòng so với thời bình như thế nào? +Ngày nay, cảng đã có những đổi mới ra sao? + Cảng ở Đình Vũ có đặc điểm gì? + Ngoài cảng chính, Hải Phòng có những cảng chuyên dụng nào? + Để đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa, cảng Hải Phòng đã có những sự đầu tư như thế nào? + Sống ở thành phố cảng thân yêu, các em phải làm gì? => KL: Cảng Hải Phòng là một thương cảng lớn nhất của các tỉnh phía Bắc với những hoạt động thật nhộn nhịp. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Nhận xét tinh thần học tập của Hs. - Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời: + Góp phần vào thắng lợi chung cả nước trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. + Cát Bà, Bạch Long Vĩ,. - Hs nhận xét. - Hs trả lời: + Sinh ra và lớn lên ở thôn Phác Xuyên, xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng. Bố mẹ mất sớm, phải đi ở cho nhà giàu từ năm 8 tuổi. + Anh gia nhập năm 12 tuổi và được bầu làm phân đội trưởng, tham gia tổ quân báo cùng du kích thôn. + Chúng bắn đại bác dồn dập vào xã Bạch Đằng, máy bay thả bom và xả đạn xuống rặng tre làng. + Vì lực lượng quá chênh lệch. + Chúng bắt Đa phải khai hầm bí mật nhưng Đa kiên quyết không khai. Chúng lấy dao hặt cánh tay phải rồi cắt bắp đùi. Đa hét lên: “Hầm bí mật để che giấu cán bộ, tao không chỉ cho chúng mày!” - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs trả lời: + Bến Sáu Kho + Khối lượng bốc xếp hàng hóa gấp đôi. + Có 13 kho lớn và hàng loạt kho nhỏ kéo dài 10km từ Bến Bính đến đảo Đình Vũ. + Là cảng nước sâu, nằm trong khu công nghiệp mới của Hải Phòng. + Cảng cá, cảng dầu, cảng than, cảng công-ten-nơ, + Cơ sở vật chất,trang thiết bị hiện đại. + Hs nêu. - Hs nhận xét, bổ sung.

File đính kèm:

  • docTUẦN 33.doc
Giáo án liên quan