Bài 29: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. Mục tiêu:
Giúp Hs biết:
- Chỉ được trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
- Phân biệt được các khái niệm: vùng biển, đảo và quần đảo.
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta và vai trò của chúng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích lược đồ, bản đồ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
29 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu Học Hùng Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển.
+ Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút khách du lịch?
=> KL: : Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung. Hàng từ nơi khác được đưa đến Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do Đà Nẵng làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là nguyên vật liệu, chế biến thủy hải sản. Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tinh thần học tập của Hs.
- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hs trả lời:
+ Cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc. Ban bố “Chiếu lập học”
+ Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén,...
- Hs nhận xét.
.
- Hs đọc bài.
- Hs trả lời:
+ Khi Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh lợi dụng cơ hội đó, lật đổ triều Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn.
+ Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô.
+ Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long Minh Mạng,Thiệu Trị ,Tự Đức .
+ Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng.
+ Bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị của quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs trả lời:
+ Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN .
+Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên , cảng sông Hàn gần nhau.
+ Ô tô, máy móc, thiết bị,... vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ,...
+ Bán đảo Sơn Trà, Mĩ Khê, Non nước,...
- Hs nhận xét, bổ sung.
Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2013
CHIỀU:
Tiết 1(lớp 5E): Đạo đức
Dành cho địa phương
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG CÔNG ƯỚC
I. Mục tiêu:
Học xong bài giúp Hs nắm được những mốc quan trọng và nội dung cơ bản của Công ước.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Nội dung một số thông tin về công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi:
+ Em hãy kể các việc em đã làm để bảo vệ môi trường ở gia đình, ở trường lớp, ở địa phương?
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
Tất cả trẻ em đều có quyền được học tập, được vui chơi. Bởi vậy, công ước về quyền trẻ em ra đời với mục đích để bảo vệ những quyền lợi mà trẻ em cần được có. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nội dung Công ước này.
b. Dạy bài mới: (25- 27’)
Hoạt động 1: Những mốc quan trọng
- Gv đọc cho Hs nội dung những mốc quan trọng về Công ước.
+ Bản Công ước về quyền trẻ em do ai chuẩn bị và soạn thảo? Trong thời gian bao lâu?
+ Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức thông qua ngày tháng năm nào?
+ Tính đến năm 1999 có bao nhiêu nước kí và phê chuẩn Công ước? Nước ta là nước thứ bao nhiêu đã phê chuẩn Công ước?
Hoạt động 2: Nội dung cơ bản của công ước
- GV giải thích: Công ước là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập đến quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng và toàn diện, mang tính pháp lý cao. Nội dung Công ước gồm 54 điều khoản. Với nội dung quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, Công ước thực sự là một văn bản hoàn chỉnh cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tất cả các nước, nếu nó được thực thi và áo dụng một cách nghiêm túc và phù hợp. Trên thực tế những năm qua, Công ước đã trở thành cơ sở cho chương trình hành động của nhiều quốc gia trên thế giới trong công tác về trẻ em.
Việc Liên Hợp Quốc phê chuẩn Công ước đã khẳng định địa vị của trẻ em trong gia đình và xã hội. Trẻ em không chỉ là đối tượng được quan tâm, chăm sóc, được hưởng thụ một cách thụ động, mà chính trẻ em là chủ thể của các quyền đã nêu ra trong Công ước.
- GV phát cho HS nội dung cơ bản của Công ước.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của Hs.
- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hs trả lời:
+ Vì ý thức của con người chưa biết bảo vệ môi trường.
+ Trồng nhiều cây xanh, không vứt rác bừa bãi,....
- Hs nhận xét.
+ Bản Công ước về quyền trẻ em do Liên Hợp Quốc cùng với đại diện của 43 nước trên toàn thế giới tiến hành chuẩn bị và soạn thảo trong 10 năm (1979 – 1989)
+ Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, theo Nghị định 44/25. Công ước có hiệu lực và được coi là Luật Quốc tế từ ngày 2 tháng 9 năm 1990, khi đã có 20 nước phê chuẩn.
+ Tính đến năm 1999 đã có 191 nước kí và phê chuẩn Công ước. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước, ngày 20 tháng 2 năm 1990.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
__________________________
Tiết 2(lớp 5E): Luyện Toán
Bài 32: ÔN TẬP VỀ PHÉP CHIA.
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cho Hs về phép chia và các phép tính với số đo thời gian.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán quyển 5 tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Yêu cầu Hs làm bảng con.
1,58 + 6,96
12,5 x 6
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ củng cố thêm kiến thức về phép chia và các phép tính với số đo thời gian.
b. Luyện tập: (25- 27’)
*Bài 1/50:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét.
=> KT: cách chia, nhân, cộng phân số, số thập phân.
*Bài 2/50:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài.
=> KT: biết tính bằng cách nhanh nhất
*Bài 3/51:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài.
=> KT: cách chia có dư
*Bài 4/51:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài
=>KT: cách nhân, chia số thập phân.
*Bài 5/51:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài:
=>KT: cách nhân, chia, cộng, trừ số đo thời gian.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Yêu cầu Hs về nhà ôn lại kiến thức.
- Hs làm bảng con.
- Hs nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
__________________________
Tiết 3(lớp 5E):
ÔN TẬP LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ TUẦN 31
I. Mục tiêu:
Giúp Hs biết:
- Chiến thắng oanh liệt ở trận càn Cờ-lốt của quân và dân Hải Phòng
- Những tội ác của Pháp đã gây ra.
- Sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của quân dân Hải Phòng.
- Hải Phòng có một số ngư trường thủy sản nước mặn và nước lợ bậc nhất miền Bắc.
- Nguồn hải sản ở Hải Phòng rất phong phú.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Kể chuyện lịch sử & địa lí Hải Phòng.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi:
+ Điện của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào?
+ Kể tên các đại dương?
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
- Nêu mục tiêu của bài học.
b. Dạy bài mới: (25- 27’)
Hoạt động 1: Ôn lịch sử “Chiến thắng trận càn Cờ- lốt”.
Hỏi:
+ Tại sao Tiên Lãng là chiếc gai nhọn của thực dân Pháp?
+ Hãy nêu diễn biến của trận càn Cờ-lốt?
+ Hãy kể những tội ác của giặc Pháp đã gây ra trên vùng quê Tiên Lãng?
+ Kết quả của trận càn Cờ-lốt?
+ Ý nghĩa của trận càn?
=> KL: Chiến thắng của trận càn Cờ-lốt đã góp phần vào thắng lợi chung cả nước trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.
Hoạt động 2: Ôn Địa lí “Nguồn hải sản ở thành phố chúng ta”.
Hỏi:
+ Hãy kể tên một số đảo mà em biết ở Hải Phòng?
+ Vùng biển tạo ra các ngư trường nào?
+ Hãy kể tên một số nguồn hải sản ở Hải Phòng?
+ Phương pháp nuôi cá lồng từ những năm 90 của thế kỉ trước có tác dụng gì?
+ Tại sao lại có nguy cơ cá, tôm không về trú ngụ và sinh sôi?
+ Chúng ta có những biện pháp nào để bảo vệ nguồn hải sản không bị cạn kiệt?
=>KL: Nguồn hải sản ở thành phố ta vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái thì sẽ có nguy cơ cạn kiệt các nguồn hải sản này.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tinh thần học tập của Hs.
- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hs trả lời:
+ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
+ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương.
- Hs nhận xét.
- Hs trả lời:
+ Vì Tiên Lãng như một ốc đảo nhỏ che chở cho các đoàn chiến sĩ sau mỗi trận đánh trở về.
+ Sáng ngày 28-8-1953, trận càn bắt đầu. Địch huy động một lực lượng lớn tấn công vào Tiên Lãng. Sau làn mưa đạn dọn đường, bộ binh của địch đổ bộ vào Tiên Lãng, lập tức chúng vấp phải hệ thống chông, mìn, đạp lôi và hỏa lực của bộ đội, du kích ta. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt gần 1 tháng. Toàn dân không kể già trẻ, gái trai đều đứng lên đánh giặc.
+ Cay cú vì bị đòn đau, địch điên cuồng gây tội ác dã man tàn bạo: chúng mổ bụng, moi gan, chôn sống nhiều người,....
+ Sau gần một tháng mở trận càn, hơn 600 tên bị tiêu diệt, 3 xe lội nước bị tiêu hủy, 2 ca nô bị bắn chìm, 2 máy bay bị bắn cháy. Chiến dịch Cờ-lốt bị thất bại.
+ Góp phần vào thắng lợi chung cả nước trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs trả lời:
+ Cát Bà, Bạch Long Vĩ,.
+ Ngư trường Bạch Long Vĩ, Long Châu- Ba Lạt, Cát Bà, Đồ Sơn.
+ Cá, tôm, cua bể, mực, sứa,.
+ Giúp cá lớn nhanh.
+ Vì những cánh rừng sú vẹt bị chặt phá nhiều, cửa sông bị ô nhiễm.
+ Bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường sinh thái.
- Hs nhận xét, bổ sung.
File đính kèm:
- TUẦN 32.doc