Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 19 đến tuần 28

Bài 16: Thành phố Hải Phòng

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

HS biết :

- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng

2.Kĩ năng:

- Xác định được vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam.

- Hình thành biểu tượng về thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch.

3.Thái độ:

- Có ý thức tìm hiểu về thành phố cảng.

II. Đồ dùng dạy- học:

 - Sưu tầm một số tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng.

 

doc319 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 19 đến tuần 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốc Hà Nội- Hải Phòng có đặc điểm gì? + Ngoài các công trình cũ đã cải tạo, nâng cấp, Hải Phòng đã khánh thành những công trình nào? + Hãy kể tên một số khu công nghiệp? + Hãy kể tên một số trường đại học, cao đẳng mà em biết? + Em có suy nghĩ gì về thành phố Hải Phòng trong tương lai? => KL: Hải Phòng là một thành phố của thế kỉ XXI. Với phương châm xây dựng thành phố “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, Hải Phòng đang từng bước để trở thành một thành phố to đẹp, hiện đại. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Nhận xét tinh thần học tập của Hs. - Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời: + Nhiều loại tàu sông, biển như: tàu chở dầu, chở hàng, tàu du lịch,.... + Nhà máy đã cho ra đời các con tàu với trọng tải ngày càng lớn hơn. - Hs nhận xét. . - Hs đọc bài. - Hs trả lời: + Đường Ngã Năm- Sân bay Cát Bi, đường Hồ Sen- Cầu Rào II, đường 353, đại lộ 13-5, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng. + Rộng 64m với nhiều làn xe chạy hai chiều, hai bên là những cao ốc và khu công viên vui chơi, giải trí. + Tượng đài chiến thắng Cát Bi. + Hai bên là những cao ốc, biệt thự soi bóng xuống những khu hồ sen. + Kéo dài từ nội thành ra Đồ Sơn. Con đường này có nhiều làn xe, ở giữa là dải vườn hoa, hai bên là hai hàng phượng vĩ, hai bên đường là những khu phố hiện đại. + Sẽ được xây dựng với chiều ngang rộng 100m, dài 6m bắt đầu từ Đài liệt sĩ đến cảng Chùa Vẽ. + Dài 105,5km, có 6 làn xe chạy. + Thư viện tổng hợp 9 tầng, tượng đài nữ tướng Lê Chân, quảng trường Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. + Nomura, Đình Vũ, Đồ Sơn, nhà máy xi măng Hải Phòng. + Đại học Hải Phòng, Đại học Y, Đại học Hàng Hải Việt Nam, trường cao đẳng Bách Nghệ, Cao đẳng Y,.... + Hải Phòng sẽ ngày càng to đẹp và hiện đại với các công trình đã, đang và sẽ đi vào hoạt động. - Hs nhận xét, bổ sung. Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013 CHIỀU: Tiết 1(lớp 5E): Đạo đức EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (tiết 1) I. Mục tiêu: Học xong bài này giúp Hs biết: - Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam. II. Đồ dùng dạy- học: - Sách giáo khoa Đạo đức 5. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) Hỏi: + Vì sao chúng ta cần bảo vệ hòa bình? + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình? - Gv nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2’) Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, có nhiều hoạt động tích cực nhằm thiết lập hòa bình và công bằng trên toàn thế giới. Việt Nam cũng là một nước thành viên của Liên Hợp Quốc. Vì vậy, chúng ta cần tôn trọng và hợp tác với các cơ quan Liên Hợp Quốc thực hiện các hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội. b. Dạy bài mới: (25- 27’) Hoạt động 1: Thông tin SGK/ 40 - Gọi Hs đọc thông tin. - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm. Hỏi: + Em biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc qua các thông tin trên? + Nước ta có quan hệ như thế nào với Liên Hợp Quốc? - Đại diện từng nhóm lên trình bày. => KL: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. - Gọi Hs đọc phần ghi nhớ/42. Hoạt động 2: Làm bài tập 1/42. - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm lên trình bày. => KL: Các ý kiến c, d là đúng. Các ý kiến a, b, đ là sai. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước? - Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời: + Bởi vì chỉ có xóa bỏ chiến tranh con người mới xóa bỏ được đau thương, chết chóc, đói nghèo,... + Trước hết, cần có lòng yêu nước được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. - Hs nhận xét. - Hs đọc. - Hs thảo luận nhóm. - Hs trả lời: + Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội. + Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. - Đại diện nhóm trình bày. - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs đọc yêu cầu. - Hs thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Hs nhận xét, bổ sung. __________________________ Tiết 2(lớp 5E): Luyện Toán Bài 28: THỜI GIAN. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức cho Hs về thời gian. - Rèn kĩ năng tính thời gian, vận tốc, quãng đường. II. Đồ dùng dạy- học: - Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán quyển 5 tập 2. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) Hỏi: + Muốn tính thời gian ta làm thế nào? - Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2’) Tiết học hôm nay chúng ta sẽ củng cố thêm kiến thức về thời gian và cách tính thời gian, vận tốc, quãng đường. b. Luyện tập: (25- 27’) *Bài 1/35: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét. => KT: cách đổi đơn vị đo thời gian *Bài 2/35: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài. => KT: cách tính thời gian *Bài 3/36: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài. => KT: cách tính thời gian. *Bài 4/36: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài =>KT: cách tính thời gian. *Bài 5/33: - Gọi Hs đọc yêu cầu. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Gọi Hs đọc bài làm. - Gv nhận xét, chữa bài: =>KT: cách tính thời gian và cách đổi đơn vị đo thời gian. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập. - Yêu cầu Hs về nhà ôn lại kiến thức. - Hs trả lời: + Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. - Hs nhận xét. - Hs đọc. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc đề bài. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. - Hs đọc đề bài. - Hs làm bài. - Hs đọc bài làm: - Hs nhận xét. __________________________ Tiết 3(lớp 5E): ÔN TẬP LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ I. Mục tiêu: Giúp Hs biết: - Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam- Bắc, ngày 27-1-1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri. - Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa-ri. - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ. - Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ. II. Đồ dùng dạy- học: - SGK III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) Hỏi: + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không ? + Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì ? Vì sao ? - Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1- 2’) Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại kiến thức của bài “Lễ kí Hiệp định Pa-ri” và bài “Châu Mĩ”. b. Dạy bài mới: (25- 27’) Hoạt động 1: Ôn lịch sử “Lễ kí Hiệp định Pa-ri”. -Gọi Hs đọc bài. Hỏi: + Tại sao Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri? + Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa- ri? + Hãy nêu nội dung chủ yếu của Hiệp định Pa-ri? + Hiệp định Pa- ri có ý nghĩa thế nào với lịch sử dân tộc ta? => KL: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại trong chiến tranh Việt Nam. Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: chúng ta đã ‘đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”. Hoạt động 2: Ôn Địa lí “Châu Mĩ”. - Hs đọc bài. Hỏi: + Châu Mĩ giáp với những đại dương nào? + Nêu vị trí và giới hạn của châu Mĩ? + Nêu nhận xét về địa hình châu Mĩ? + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? + Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? => KL: châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới. 3. Củng cố- dặn dò: (2-3’) - Nhận xét tinh thần học tập của Hs. - Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời: + Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống Mĩ cứu nước, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”. Là một chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ. + Khó khăn : thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm (bệnh AIDS, các bệnh truyền nhiễm,). Nguyên nhân : kinh tế chậm phát triển, ít chú ý việc trồng cây lương thực. - Hs nhận xét. . - Hs đọc bài. - Hs trả lời: + Vì Mĩ vấp phải những thất bại nặng nề ở 2 miền Nam- Bắc( Mậu Thân 1968 – Điện Biên Phủ trên không 1972) . Âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam của chúng bị ta đập tan nên Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa- ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. + Ngay từ sáng sớm 27-1-1973, cờ đỏ sao vàng, cờ nửa đỏ, nửa vàng, giữa có ngôi sao vàng được treo đầy đường phố Clê-be. Nhiều nơi xuất hiện khẩu hiệu ủng hộ nhân dân Việt Nam.... + Hiệp định Pa-ri quy định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam; phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. + Hiệp định Pa-ri đánh dấu những thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tạo bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, quân Mĩ và quân các nước chư hầu phải rút quân khỏi nước ta. - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs đọc - Hs trả lời: + Châu Mĩ giáp với Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương. + Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Nam Mĩ và dải đất hẹp Trung Mĩ nối Bắc Mĩ với Nam Mĩ. + Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên. + Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. + Vì châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam. - Hs nhận xét, bổ sung.

File đính kèm:

  • docgiáo án t19-28.doc