Giáo dục hiện đại chú ý đến chức năng phát triển bên cạnh chức năng giáo dưỡng và giáo dục ở phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang diễn ra trên mọi bậc học.Vì vậy,việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học hiện nay trở nên bức bách nhất. Vì bậc Tiểu học là bậc mở đầu trong hệ thống giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học cần hướng vào việc hình thành phát triển ở học sinh (HS) thói quen suy nghĩ độc lập và khuyến khích tính sáng tạo nhìn nhận vấn đề đó có căn cứ khoa học.
Vì vậy, thiết kế bài học theo hướng lấy HS làm trung tâm là rất cần thiết.Vì khi này HS được coi là chủ thể tự khám phá ra tri thức còn giáo viên (GV) chỉ là người tổ chức điều khiển và hướng dẫn HS hoạt động nhận thức. Bài học được thiết kế theo hướng tích cực, lấy HS làm trung tâm là bài học không đưa ra tri thức sẵn có mà đưa ra tri thức dưới dạng tiềm ẩn, thông qua các tình huống khai thác từ bài học để làm xuất hiện vấn đề. Tiếp đó HS phải phát hiện và phát biểu vấn đề dưới dạng một bài toán nhận thức. Bài học tập trung vào việc giải quyết bài toán nhận thức ấy đễ rút ra tri thức mới.
Từ đó, ta thấy thiết kế bài học theo hướng lấy HS làm trung tâm là rất cần thiết. Phần kinh nghiệm này tôi xin giới thiệu thiết kế bài “Diện tích hình tam giác”theo hướng lấy HS làm trung tâm nhằm cung cấp kiến thức mới theo một hệ thống lô gíc có tính khoa học và giúp các em tự khám phá ra tri thức mới (Cách tính diện tích hình tam giác) thông qua việc học sinh tự cắt hình tam giác ghép thành hình chũ nhật rồi tính diện tích
7 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học: “Diện tích hình tam giác” theo hướng lấy hoc sinh làm trung tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài học: “ diện tích hình tam giác” theo hướng lấy HS làm trung tâm.
I- Đặt vấn đề:
Giáo dục hiện đại chú ý đến chức năng phát triển bên cạnh chức năng giáo dưỡng và giáo dục ở phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang diễn ra trên mọi bậc học.Vì vậy,việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học hiện nay trở nên bức bách nhất. Vì bậc Tiểu học là bậc mở đầu trong hệ thống giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học cần hướng vào việc hình thành phát triển ở học sinh (HS) thói quen suy nghĩ độc lập và khuyến khích tính sáng tạo nhìn nhận vấn đề đó có căn cứ khoa học.
Vì vậy, thiết kế bài học theo hướng lấy HS làm trung tâm là rất cần thiết.Vì khi này HS được coi là chủ thể tự khám phá ra tri thức còn giáo viên (GV) chỉ là người tổ chức điều khiển và hướng dẫn HS hoạt động nhận thức. Bài học được thiết kế theo hướng tích cực, lấy HS làm trung tâm là bài học không đưa ra tri thức sẵn có mà đưa ra tri thức dưới dạng tiềm ẩn, thông qua các tình huống khai thác từ bài học để làm xuất hiện vấn đề. Tiếp đó HS phải phát hiện và phát biểu vấn đề dưới dạng một bài toán nhận thức. Bài học tập trung vào việc giải quyết bài toán nhận thức ấy đễ rút ra tri thức mới.
Từ đó, ta thấy thiết kế bài học theo hướng lấy HS làm trung tâm là rất cần thiết. Phần kinh nghiệm này tôi xin giới thiệu thiết kế bài “Diện tích hình tam giác”theo hướng lấy HS làm trung tâm nhằm cung cấp kiến thức mới theo một hệ thống lô gíc có tính khoa học và giúp các em tự khám phá ra tri thức mới (Cách tính diện tích hình tam giác) thông qua việc học sinh tự cắt hình tam giác ghép thành hình chũ nhật rồi tính diện tích
II. Giải quyết vấn đề:
1. Thực trạng vấn đề :
Qua thực tế dự giờ của đồng nghiệp khi dạy bài “ Diện tích hình tam giác” lớp 5. Tôi thấy:
Đối với GV: sử dụng như dạy theo phương pháp thuyết trình, có kết hợp với một số phương pháp khác như hỏi đáp nhưng chủ yếu là những câu hỏi đáp tái hiện. Ví dụ : Hỏi HS: Hình chữ nhật này được ghép từ mấy hình tam giác, ít có hỏi đáp dẫn dắt, liên kết (ví dụ như muốn có hình chữ nhật thì ta phải cắt từ những hình nào, cắt mấy hình tam giác...)
Sử dụng thiết bị dạy học: chỉ thuyết trình trên hình vẽ .
Đối với HS :
-Trả lời câu hỏi do GV nêu ra theo cảm tính .
-Tiếp thu kiến thức thụ động.
Với cách dạy này không có chiến lược cụ thể cho bài học. Do vậy, các phương pháp dạy học được lựa chọn một cách tuỳ hứng. ở tiết học này, GV chủ yếu vẽ hình lên bảng rồi sau giảng giải qua hình vẽ. (như hình vẽ sau )
11112
(Hình cắt) ( Hình ghép)
Phương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết trình. Sau đó áp bắt HS thừa nhận: Hình chữ nhật có chiều dài bằng đáy hình tam giác, có chiều rộng bằng chiều cao hình tam giác suy ra diện tích hình chữ nhật gấp đôi diện tích hình tam giác.
Từ đó HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình tam giác (ở sách giáo khoa), rồi ghi công thức.
Kết quả cách dạy này là HS chỉ thuộc công thức và quy tắc để vận dụng vào làm bài tập, nhận biết cách tính diện tích hình tam giác rất máy móc nên chóng quên vì thiếu cơ sở khoa học. Đặc biệt khi vận dụng công thức theo chiều nghịch để giải một số bài toán nâng nao sẽ gặp khó khăn
2.Thiết kế bài học mới :
Từ thực trạng trên tôi đã thiết kế bài học “ Diện tích hình tam giác” theo hướng lấy HS làm trung tâm như sau :
Hoạt động 1 : GV nêu vấn đề:
Các em đã biết cách tính diện tích hình chữ nhật, làm thế nào để biến một hình tam giác thành một hình chữ nhật để tính diện tích hình tam giác đó.
Hoạt động 2 : HS thảo luận đề ra phương án giải quyết
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách cắt, ghép hình :
HS chuẩn bị một miếng bìa hình tam giác, HS tự cắt hình tam giác đó và ghép lại thành hình chữ nhật (dưới sự hướng dẫn của GV)
Cách cắt 1
Trên AB lấy một điểm M sao cho MA = MB
Trên AC lấy một điểm N sao cho NA = NC
Từ M, N kẻ hai đường thẳng vuông góc xuống cạnh BC.
Dùng kéo cắt theo 2 đường thẳng đó.Sau đó ghép lại để được một hình chữ nhật (như hình vẽ trên).
Như vậy ta đã cắt hình tam giác và ghép được hình chữ nhật
Cách cắt 2 :
Trên AB lấy một điểm P sao cho PA = PB
Trên AC lấy một điểm Q sao cho QA = QC
Nối P với Q dùng kéo cắt theo đường kẻ PQ được hai hình, hình thang PQCB và hình tam giác APQ.
Từ đỉnh A của hình tam giác APQ hạ đường cao AH xuống cạnh PQ. Dùng kéo cắt theo đường kẻ AH, ghép hai mảnh cắt được từ hình tam giác APQ vào hình thang PQCB . Ta được hình chữ nhật (như hình vẽ trên )
Hoạt động 4 : Thực hiện cách tính :
HS tự làm và đưa ra nhận xét: Tính diện tích hình chữ nhật để có qua a, h (a là cạnh đáy hình tam giác, h là đường cao )
( Hình 1) ( Hình 2)
Cạnh chiều dài của hình chữ nhật 1 bằng
- Chiều rộng của hình chữ nhật 1 bằng h
Chiều dài của hình chữ nhật hình 2 bằng a
Chiều rộng của hình chữ nhật 2 bằng
HS thảo luận nhóm để rút ra kết luận: :
Hình 1 có diện tích : (a : 2 ) x h
Hình 2 có diện tích : (a x (h : 2)
(Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật mà HS đã được học )
HS so sánh :
Diện tích hình tam giác lúc đầu và hình chữ nhật ghép được (qua 2 cách cắt) bằng nhau .
Do đó diện tích hình tam giác bằng diện tích hình chữ nhật.
Từ đó HS rút ra công thức tính diện tích hình tam giác:
S = ( trong đó: S là diện tích tam giác, a là đáy của tam giác, h là chiều cao của tam giác)
Quy tắc: Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy cạnh đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng một đơn vị đo).
Hoạt động 5: Luyện tập thực hành:
Bài1. Tính diện tích hình tam giác có:
Độ dài đáy là 8 cm và chiều cao là 6cm
Độ dài đáy là 2,3 dm và chiều cao là 1,2 dm
Bài 2. Tính diện tích hình tam giác có:
a . Độ dài đáy là 5 m và chiều cao là 24 dm
b. Độ dài đáy là 42,5 m và chiều cao là 5,2 m
GV hướng dẫn hs làm bài tập trên:
Để làm được bài tập trên ta áp dụng công thức tính nào?
Các em cần lưu ý bài tập 2 ở chỗ nào?
HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn cá nhân HS
Chấm, chữa và nhận xét
Sau đó: Hướng dẫn HS biến đổi công thức tính diện tích hình tam giác:
S = a xh :2 a= S x 2 : h, h= S x 2: a
Hoạt động 6: Mở rộng bài học:
GV nêu bài tập:
Ví dụ: Cạnh đáy của tam giác cố định và một đường thẳng song song với cạnh đáy đó (xem hình vẽ). Thì diện tích của các tam giác có chung đáy đó và đỉnh nằm trên đường thẳng song song này như thế nào?(bằng nhau)
Mở rộng ở chỗ:
Đường cao có thể nằm ngoài cạnh đáy và so sánh diện tích các tam giác có chung đáy và chiều cao. Từ bài toán mở rộng này bước đầu giúp HS làm quen với một số bài toán nâng cao khác
3.ưu điểm của giáo án :
Theo cách thiết kế bài học “Diện tích hình tam giác” như đã trình bày ở trên, tôi thấy có mấy ưu điểm sau :
- Bài học được xây dựng theo một chuỗi lô gíc toán học có tính khoa học
Chỉ dựa trên một hình tam giác mà HS có thể có nhiều cách cắt ghép khác nhau để ghép thành một hình chữ nhật. Thao tác cắt, ghép nhanh hơn không làm ảnh hưởng đến thời gian của tiết học .
HS thực hành được nhiều, cách thiết kế này chủ yếu HS tự làm và tự tìm kiếm tri thức mới đó là cách tính diện tích hình tam giác .
4. Kết quả vận dụng :
(thực nghiệm giáo án mới )
Để chứng minh cho cách thiết kế bài học mới “ Diện tích hình tam giác” theo phương pháp lấy HS làm trung tâm và chỉ dựa trên 1 hình tam giác để cắt ghép thành một hình chữ nhật.
Tôi đã dạy trên 2 lớp 5A có 37 HS và 5B có 36 em với 2 cách dạy như sau:
Lớp 5B : Dạy theo thuyết trình, diễn giải và sử dụng cắt ghép hình như ở sách giáo khoa.
Lớp 5A : Dạy theo bài thiết kế mới tôi đưa ra.
Tiến hành khảo sát bằng bài kiểm tra sau:
Đề ra:
(Thời gian để học sinh 2 lớp làm bài : 20 phút)
Câu hỏi 1 :
Bằng cách nào mà em biết được cách tính diện tích hình tam giác ?
Câu hỏi 2 :
Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 16 cm, chiều rộng 10 cm. Từ A kẻ AE xuống cạnh BC sao cho EB = EC.
Tính diện tích tam giác AEC. (nhìn vào hình vẽ dưới đây)
- Kết quả khảo sát đo được như sau :
Lớp
Số HS
Tỷ lệ đạt câu hỏi 1
Tỷ lệ đạt câu hỏi 2
Tỷ lệ chung
5B
36
25/36 =69.4 %
27/36 =75%
26/36 =72,2 %
5A
37
33/37 = 89.1%
35/37 = 94.5%
34/37 = 91.8%
ở câu hỏi 2 lớp 5A tỷ lệ số em đạt điểm giỏi tương đối đông 20/37 em đạt điểm giỏi, 15/37 em đạt điểm khá.
Qua kết quả khảo sát, tôi thấy 5A học sinh khá hơn hẳn lớp 5B.
III.Kết luận :
Qua thực tế khảo sát HS ta thấy: việc thiết kế bài học” Diện tích hình tam giác” theo hướng lấy HS làm trung tâm là một phương pháp giúp HS độc lập, tư duy, sáng tạo và say mê học tập; đồng thời khắc sâu kiến thức về toán một cách chắc chắn có tính chiều sâu. Đây mới đúng HS là chủ thể tiếp nhận tri thức, còn GV chỉ là người tổ chức, hướng dẫn HS tiếp thu tri thức mớ đó là: các em được thực hành trên hình để xây dựng được cách tính diện tích hình tam giác.Việc thiết kế bài học như thế này, không những HS tiếp nhận tri thức một cách chủ động, sáng tạo mà còn có tác dụng mở rộng vốn hiểu biết về diện tích hình tam giác cho HS ở các dạng bài khác nhau. Tạo cho các em cái nhìn tổng thể đối với dạng toán tính diện tích các hình và say mê học Toán hơn.
V.Đề xuất sư phạm:
Trên đây là thiết kế bài học mới “ Diện tích hình tam giác” theo hướng lấy HS làm trung tâm và có phần thay đổi hình cắt ghép trong sách giáo khoa toán lớp 5. Song cuối cùng HS tìm thấy cách tính diện tích hình tam giác thông qua cách tính diện tích hình chữ nhật một cách có lôgíc khoa học.
Vì vậy tôi hy vọng cách thiết kế bài học mới này sẽ được cho GV áp dụng vào dạy trong những năm học tiếp theo. Với một mong muốn là làm sao HS hiểu bài một cách chắc chắn như yêu cầu đặt ra. Phương án dạy tính diện tích hình tam giác được nêu trên tôi áp dụng và có hiệu quả tốt. Tôi rất mong được bạn bè đồng nghiệp và cấp trên góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 4 năm 2008
File đính kèm:
- chuyen de kinh nghiem.doc