I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện tình cảm vui tuơi, sôi nổi.
- HS biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ họa theo bài hát.
- HS nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc : Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh.
- HS biết yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên :
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời 2.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát.
- Tranh ảnh minh họa các nhạc cụ dân tộc sẽ giới thiệu cho HS trong tiết học này.
* Học sinh :
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Vở ghi bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ : Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới :
A. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học : Học hát, giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc và nghe nhạc.
B. Phần hoạt động :
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học Âm nhạc 3 tuần 15: Học hát bài Ngày mùa vui ( Lời 2) - Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc - Nghe nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Âm nhạc 3
Tên bài : - Học hát : Bài Ngày mùa vui ( Lời 2)
- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
- Nghe nhạc
Tuần : 15
Ngày dạy :Thứ 6 ngày 23/12/07
Người soạn : Nguyễn Thị Tuyết
I. MỤC TIÊU
HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện tình cảm vui tuơi, sôi nổi.
HS biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ họa theo bài hát.
HS nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc : Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh.
HS biết yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên :
Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời 2.
Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát.
Tranh ảnh minh họa các nhạc cụ dân tộc sẽ giới thiệu cho HS trong tiết học này.
* Học sinh :
Nhạc cụ gõ đệm.
Vở ghi bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ : Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới :
A. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học : Học hát, giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc và nghe nhạc.
B. Phần hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Nội dung 1 : Dạy bài hát : Ngày mùa vui (Lời 2)
Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, dân ca của dân tộc nào ?
Cho HS nghe lại băng bài hát Ngày mùa vui, sau đó hướng dẫn HS ôn hát lại lời 1 với sắc thái vui tươi .
Tập tiếp lời 2 của bài hát trên cơ sở HS đã nắm được giai điệu , tiết tấu của lời 1, GV có thể cho HS tự ghép lời 2; GV theo dõi và sửa nếu các em hát chưa đúng.
Hướng dẫn HS ôn hát cả hai lời kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca của bài hát. Trong quá trình ôn hát , GV có thể kết hợp đánh giá nhận xét đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu.
Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản . Cụ thể :
Lời 1:
Câu 1, 2, 3, 4 : Nhún chân nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp; kết hợp vỗ tay và nghiêng người cùng bên với nhịp bước chân.
Câu 5, 6, 7, 8 : Tiếp tục nhún chân, hai tay đưa lên bên trái( tay trái cao hơn đầu, tay phải ngang vai), uốn các ngón tay; sau đó đổi bên đều đặn theo nhịp chân.
Lời 2 : Thực hiện các động tác như ở lời 1.
GV hướng dẫn từng động tác, sau khi tập xong, cho HS thực hiện lại vài lần cho thuần thục.
Mời vài nhóm, cá nhân lên biểu diễn trên lớp (vừa hát kết hợp vận động phụ họa).
Nhận xét.
Nội dung 2 : Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh
GV treo tranh minh họa hình ảnh của các nhạc cụ và lần lượt giới thiệu tên và tính năng từng nhạc cụ ( chỉ nêu tóm tắt).
Đàn bầu : Còn gọi là đàn độc huyền ( độc là một, huyền là dây), cấu trúc rất đơn giản nhưng khả năng diễn cảm của đàn rất phong phú. Đàn bầu thường dùng để độc tấu, hòa tấu với các nhạc cụ dân tộc khác hoặc đệm cho hát, ..
Đàn nguyệt : Còn gọi là đàn kìm, có hai dây, vì mặt bầu vang của nhạc cụ này có hình tròn như mặt trăng nên gọi là đàn nguyệt. Đàn nguyệt được dùng trong dàn nhạc dân tộc để độc tấu, hòa tấu hoặc đệm cho hát, ..
Đàn tranh : Còn gọi là đàn thập lục ( gồm 16 dây) có hình hộp dài, âm thanh trong trẻo, sáng sủa, có khả năng diễn cảm phong phú ( như mô phỏng tiếng suối chảy, tiếng sống vỗ, tiếng mưa rơi, ..). Đàn dùng để độc tấu, song tấu, đệm cho hát, ..thường nữ dùng là chính.- Nếu có thể cho HS nghe qua âm thanh từng nhạc cụ để giúp HS cảm nhận tốt hơn về âm sắc cũng như khả năng diễn cảm của các nhạc cụ dân tộc (cho nghe băng nếu không có nhạc cụ trực quan).
Nội dung 3 : Nghe hát ( hoặc nghe nhạc)
GV nhắc HS tư thế và thái độ nghiêm túc khi nghe hát hoặc nghe nhạc.
Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc. GV cần giới thiệu tên bài hát, tác giả trước khi cho HS nghe.
Có thể đặt một vài câu hỏi sau khi HS nghe xong để giúp HS cảm thụ tác phẩm một cách đầy đủ hơn qua đó từng bước nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc ở các em. Ví dụ :
Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng ? nội dung bài hát nói về điều gì ? Em nhận ra âm thanh của những nhạc cụ dân tộc nào mà em đã được học hoặc được biết? Em nghe giai điệu có hay không ? .. Sau đó GV có thể tóm lược lại về nội dung, hình thức âm nhạc của bài hát để HS nắm được.
Nếu còn thời gian có thể cho các em nghe lại một lần nữa.
Củng cố – Dặn dò :
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ , tác giả viết lời mới; cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Ngày mùa vui ( cả hai lời) theo hướng dẫn của GV.
GV nhận xét tiết học ( Thực hiện như các tiết học trước).
Dặn HS về ôn lại bài hát Ngày mùa vui.
HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
HS nghe lại bài hát, sau đó ôn hát lại bài hát theo hướng dẫn của GV : Hát đồng thanh, dãy, ..
Học tiếp lời 2 theo hướng dẫn của GV, dựa theo giai điệu và tiết tấu ở lời 1 để ghép lời 2.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp của bài hát. Sử dụng các nhạc cụ gõ : song loan, thanh phách, ..
-Xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực từng động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẩn xác.
- HS tập lại nhiều lần cho đều và thuần thục hơn.
- Từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng.
- HS xem tranh minh họa và nghe giới thiệu từng nhạc cụ.
- HS có thể nghe âm thanh các nhạc cụ sau đó tập nhận biết âm thanh từng nhạc cụ đã được nghe.
HS ổn định lại tư thế, thái độ khi nghe nhạc.
HS lắng nghe.
-HS trả lời theo cảm nhận của các em đối với bài hát được nghe. Có thể trả lời thêm nếu nhận biết được âm thanh của các nhạc cụ dân tộc đã được học.
-Nghe GV nhận xét bài hát và nghe bài hát lại một lần nữa .
- Thực hiện theo yêu cầu.
Nghe nhận xét.
- Ghi nhớ, ghi bài.
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- Tiet 15.doc