Thiết kế bài dạy Tuần 12 Lớp 2

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi đúng ở các dấu câu, giữa các cụm từ. Phân biệt giọng kể và nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu các từ ngữ và những từ quan trọng: vùng vằng, la cà.

- Hiểu ý diễn đạt qua các hình ảnh; mỏi mắt chờ mong, (lá) đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, (cây) xoà cành ôm cậu.

- Hiểu ý nghĩa bài: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.

3. Rèn kĩ năng: Xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông ( hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác )

 

doc226 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy Tuần 12 Lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu BT. - H/s làm vào vở BT - Đổi vở kiểm tra kết quả - Báo cáo kết quả kiểm tra. Hoạt động2: Củng cố kĩ năng trừ có nhớ (đặt tính theo cột dọc) Bài 2: H/s đọc yêu cầu BT. - H/s làm bài tập vào vở – 2 h/s làm bài vào bảng phụ. - H/s nhận xét – nêu cách đặt tính và cách tính. Hoạt động 3: Củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép trừ Bài 3: H/s nêu yêu cầu BT. - Cả lớp là bài vào vở BT – 2 h/s làm bài trên bảng phụ. - H/s nhận xét, nhắc lại cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết. Hoạt động 4: Củng cố về dạng toán có liên quan đến phép trừ Bài 4: H/s đọc đề bài – tóm tắt và tự giải vào vở BT. - G/v chấm bài, nhận xét, chữa bài. Hoạt động 5: Làm quen với việc ước lượng độ dài đoạn thẳng Bài 5: H/s nêu yêu cầu BT. - G/v yêu cầu h/s quan sát đoạn thẳng dài 1 dm. H/s nêu độ dài 1dm = 10 cm, sau đó so sánh đoạn thẳng MN xem đoạn thẳng MN ngắn hơn đoạn thẳng dài 10 cm khoảng mấy cm và suy nghĩ để lựa chọn được câu trả lời đúng. - H/s làm vào vở BT.G/v theo dõi giúp đỡ h/s yếu. Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò G/v nhận xét giờ học và giao BT về nhà. ……………………………………………….. Tập viết: chữ hoa : n I. Mục tiêu: Giúp h/s: - Biết viết chữ N hoa theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết câu ứng dụng “Nghĩ trước, nghĩ sau” theo cỡ vừa và nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - Rèn kĩ năng kiên định và hợp tác . II. Đồ dùng : Mẫu chữ N hoa và bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng. III. Hoạt động dạy học Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa - GV cho HS quan sát mẫu chữ hoa N. HS nhận xét về độ cao, các nét của chữ. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết chữ N . HS viết trên bảng con – GV nhận xét sửa sai. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - 2 HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp h/s hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: suy nghĩ chín chắn trước khi làm. - HS nhận xét về : + Độ cao các con chữ: 1 li; 1,5 li; 1,25 li, 2,5 li. Cách đặt dấu thanh . - HS viết chữ “Nghĩ” vào bảng con – GV nhận xét sửa sai. Hoạt động 3: Học sinh viết bài - GV nêu yêu cầu viết như ở vở tập viết. - HS viết bài, GV theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng. Hoạt động 4: Chấm, chữa bài HĐ nối tiếp Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học. Về nhà viết bài vào vở ô li. Thể dục: bài thể dục phát triển chung Trò chơi : vòng tròn I. Mục tiêu - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc bài, thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đẹp. - Học trò chơi : Vòng tròn .Y/ c biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm. Phương tiện - Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập . - Phương tiện : Chuẩn bị còi , kẻ 2 vòng tròn chuẩn bị cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp : 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học :1-2 phút - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên : 50-60 m - Xoay khớp cổ chân: 1 phút - Xoay khớp đầu gối: 1 phút 2. Phần cơ bản - Ôn bài thể dục phát triển chung: 4-5 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp + G/v chia tổ cho h/s luyện tập 2-3 lần, lần 4 từng tổ trình diễn báo cáo kết quả tập luyện. - Ôn trò chơi “Vòng tròn’’ : 10 – 12 phút. + Cho h/s điểm số theo chu kì 1-2. + Tập nhảy chuyển đội hình theo khẩu lệnh “Chuẩn bị…nhảy…”. Từ 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn, từ 2 vòng tròn thành 1 vòng tròn: 5-6 lần. + Tập nhún chân, vỗ tay theo nhịp: 6-8 lần + Tập đi có nhún chân, vỗ tay theo nhịp: 6-8 lần + Xen kẽ giữa các lần tập, GV theo dõi nhận xét, sửa động tác sai cho h/s. 3. Phần kết thúc - Đi đều và hát : 2-3 phút, do cán sự lớp điều khiển. - Cúi người thả lỏng : 6-8 lần. - Nhảy thả lỏng : 5-6 lần. - GV cùng HS hệ thống bài: 2phút - Nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà. Buổi sáng Thứ 6 ngày 9 tháng 12 năm 2011 Chính tả: (Nghe – viết) bé hoa phân biệt ai/ay; s/x, ât/âc I. Mục tiêu - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Bé Hoa. - Làm đúng các bài tập phân biệt ai/ay; s/x. - Rèn kĩ năng kiên định, hợp tác . II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3a. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho 3 h/s viết bảng lớp - Cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau : cái tai, xay bột, máy bay. GV nhận xét sửa sai. 2. Bài mới Giới thiệu bài HĐ1: Hướng dẫn nghe viết Bước 1: Hướng dẫn chuẩn bị - GV đọc bài viết - 2 h/s đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo. - Giúp h/s nắm nội dungbài chính tả: Em Nụ đáng yêu như thế nào ? - HS tập viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: Hoa, trông, yêu, trước. Bước 2: HS viết bài vào vở - GV nhắc h/s chú ý : Viết tên bài vào giữa trang . GV đọc cho h/s viết bài. GV đọc cho h/s soát bài. Bước 3: GV chấm, chữa bài, nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 : 1 h/s đọc yêu cầu BT – cả lớp đọc thầm. - Cả lớp làm bài vào bảng con – G/v nhận xét, sửa sai. Bài 3a: GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm vào vở bài tập. - G/v tổ chức cho h/s chơi trò chơi Tiếp sức: 2 nhóm: mỗi nhóm 4 h/s. + G/v hướng dẫn cách chơi – luật chơi. + H/s chơi: 3 phút. - Cả lớp và g/v nhận xét, chốt lời giải đúng – tuyên dương nhóm thắng cuộc. Hoạt động nối tiếp : Củng cố dặn dò - Dặn h/s về nhà luyện viết vào vở ô li. Nhận xét giờ học. __________________________________ Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu - Củng cố kĩ năng tính nhẩm. - Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ. - Củng cố cách thực hiện cộng, trừ liên tiếp. - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. Củng cố về giải toán bằng phép trừ với quan hệ ngắn hơn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ h/s làm bài tập 3 sgk. H/s – g/v nhận xét. 2. Bài mới Hoạt động 1: Củng cố về tính nhẩm Bài 1: H/s nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp làm vào vở BT. H/s đổi vở kiểm tra kết quả - báo cáo kết quả kiểm tra. Hoạt động 2: Củng cố kĩ năng cộng trừ có nhớ (tính viết) Bài 2: H/s nêu yêu cầu BT. - Cả lớp làm bài vào vở BT – 2 h/s làm bài vào bảng phụ. H/s nhận xét – nêu cách đặt tính và cách tính. Hoạt động 3: Củng cố cách cộng, trừ liên tiếp. Bài 3: H/s nêu yêu cầu BT. - Cả lớp làm vào vở BT – h/s nối tiếp nhau nêu kết quả - nhận xét. - H/s nêu cách làm bài: thực hiện từng phép tính từ phải sang trái. Hoạt động 4: Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. Bài 4: H/s nêu yêu cầu BT. - Cả lớp làm vào vở BT. 3 h/s làm bài trên bảng – h/s nhận xét. - H/s nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ và số trừ. Hoạt động 5: Củng cố về giải toán. Bài 5: H/s đọc đề bài – tóm tắt và giải vào vở BT. - 1 h/s giải vào bảng phụ – h/s nhận xét. G/v củng cố: bài toán thuộc dạng toán nào ? Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò G/v nhận xét giờ học và giao BT về nhà. Tập làm văn: chia vui. Kể về anh chị em I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết một đoạn văn ngắn nói về anh, chị, em của mình. 3. Rèn kĩ năng thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân . II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ BT1 SGK III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng làm BT2, tuần 14. nhận xét. B. Bài mới Giới thiệu bài Hoạt động 1: Rèn kĩ năng nói lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp. Bài tập 1: H/s đọc yêu cầu BT – cả lớp đọc thầm theo. - H/s nối tiếp nhau mói lại lời của bạn Nam. - G/v lưu ý h/s: nói lời chia vui một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng của người em trai trước thành công của chị. Bài tập 2: H/s đọc yêu cầu BT – cả lớp đọc thầm. - G/v nêu yêu cầu, giải thích: em cần nói lời của em chúc mừng chị Liên (không nhắc lại lời bạn Nam). - H/s nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. G/v khuyến khích các em bày tỏ lời chúc mừng theo các cách khác nhau. Hoạt động 2: Rèn kĩ năng viết một đoạn văn ngắn nói về anh, chị, em của mình. Bài tập 3: H/s đọc yêu cầu BT – cả lớp đọc thầm. - G/v gợi ý: + Các em cần chọn viết về một người đúng là anh, chị, em của em (anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em họ). + Em giới thiệu tên của người ấy, những đặc điểm về hình dáng, tính tình của người ấy, tình cảm của em với người ấy. - H/s làm vào vở BT – g/v theo dõi, uốn nắn. - Nhiều h/s nối tiếp nhau đọc bài viết. Cả lớp và g/v nhận xét, bình chọn người viết bài hay nhất. G/v chấm điểm. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. - Về nhà nói lời chia vui khi cần thiết. Về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn viết về anh, chị, em. Thủ công: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đI thuậnchiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều I. Mục tiêu - HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều. - Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. II. Đồ dùng dạy học - GV : Hai hình mẫu biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều , qui trình gấp, cắt, dán. Giấy màu, kéo, hồ dán. - HS : Giấy nháp có kẻ ô, kéo, hồ dán. III. Hoạt động dạy học Giới thiệu bài Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát, nhận xét. - G/v định hướng chú ý của h/s quan sát 2 hình mẫu và đặt câu hỏi so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc hai hình mẫu.Mỗi biển báo có 2 phần : mặt biển báo và chân biển báo .Mặt biển báo đều là hình tròn có khích thước giống nhau nhưng màu khác nhau. - GV nhắc nhở HS đi đường cần tuân theo luật lệ giao thông. Hoạt động2: Hướng dẫn mẫu Bước 1: Gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều. - Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh là 6 ô. Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô. Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo. Bước 2: Dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều - Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng. Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô. Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa chân hình tròn. Hoạt động3: H/s thực hành - HS thực hành trên giấy nháp có kẻ ô. GV theo dõi giúp đỡ h/s còn lúng túng. - Dặn HS về nhà ôn lại cách gấp, cắt, dán. - Giờ học sau mang dụng cụ để cắt dán biển báo giao thông Hoạt động nối tiếp : Củng cố dặn dò. …………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docThiet ke bai day thang 11.doc
Giáo án liên quan