Thiết kế bài dạy tháng 4

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài, Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Biết phân biệt giọng kể với giọng nhân vật .

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu từ ngữ được chú giải cuối bài đọc.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ phải trồng thế nào để cây khi lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

- RKNS: Tự nhận thức. Đảm nhận trách nhiệm. Lắng nghe tích cực.

 

doc109 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy tháng 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài. - G/v nhắc H/s đọc kĩ đoạn văn viết về cách sống của Bác Hồ. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm : đạm bạc – tinh khiết – nhà sàn- râm bụt – tự tay . - Cả lớp làm vào vở BT – H/s nối tiếp nhau nêu kết quả. - G/v – cả lớp chốt lại . Bài 2 : H/s đọc y/c bài tập : - H/s làm bài vào vở – G/v phát phiếu cho 3 - 4 h/s làm bài. - H/s làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp. Cả lớp và g/v nhận xét kết quả đúng. Sáng suốt, tài ba, có chí lớn, yêu nước, thương dân, thương giống nòi, hiền từ, hiện hậu, bình dị ... * Hoạt động 2: Củng cố về cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. Bài 3: H/s đọc y/c bài & làm bài vào Vbt. - 1 h/s làm bài trên bảng phụ – H/s nhận xét. - G/v nhận xét, chốt lời giải đúng. Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học - Giao bài về nhà. Toán : luyện tập chung A. Mục tiêu: Giúp hs củng cố : - Luyện kĩ năng tính cộng & trừ các số có có ba chữ số ( không nhớ). - Luyện kĩ năng tính nhẩm. - Luyện vẽ hình. C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : - 2H/s làm bài 1 Sgk . - G/v nhận xét – ghi điểm . 2. Bài mới: Giới thiệu bài. *Hoạt động 1 : Rèn kĩ năng cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ) Bài 1: H/s đọc yêu cầu bài & làm bài vào vở BT. - 2 h/s làm bài trên bảng – H/s nhận xét. - H/s nêu cách đặt tính và cách tính. Bài 2: H/s đọc y/c bài và làm bài. Một H/s đọc to kết quả, cả lớp chốt lại kết quả đúng. *Hoạt động 2 : Rèn kĩ năng cộng trừ nhẩm. Bài 3 : H/s đọc yêu cầu BT. - H/s làm vào vbt. Đổi chéo kiểm tra kết quả. Báo cáo kết quả kiểm tra. *Hoạt động 3 : Rèn kĩ năng vẽ hình. Bài 4 : Vẽ hình theo mẫu : H/s làm vào Vbt. - G/v chấm bài – Nhận xét . Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học – Làm bài ở nhà: bài 1,3 sgk. Tâp viết chữ hoa n ( kiểu 2 ) A. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng viết chữ: Biết viết chữ hoa N ( kiểu 2 ) cỡ vừa & nhỏ. - Viết cụm từ úng dụng đúng mẫu chữ , đều nét & nối chữ đúng quy định . B. Chuẩn bị: - Mẫu chữ N kiểu 2. - Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng. C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Hs viết bảng con: M . - G/v nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động1: Hướng dẫn viết chữ hoa N + Bước 1: Hướng dẫn h/s quan sát và nhận xét: - H/s quan sát nêu đặc điểm của chữ : độ cao, các nét... - G/v viết chữ N kiểu 2 lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. + Bước 2: Hướng dẫn viết trên bảng con. - H/s viết chữ N (kiểu 2): 2, 3 lượt. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng + Bước 1: Hướng dẫn h/s quan sát nhận xét. - H/s đọc câu ứng dụng: Người ta là hoa đất . - Giúp h/s hiểu nghĩa câu ứng dụng : ca ngợi con người, con người là đáng quý nhất, là tinh hoa của trái đất. - G/v yêu cầu h/s quan sát câu ứng dụng và nhận xét. - Những chữ cao 1 li, chữ cao 2,5 li, chữ cao 1,5 li. - Cách đặt dấu thanh ở các chữ. + Bước 2: Hướng dẫn viết chữ Người vào bảng con. * Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s viết vào vở. - G/v nêu yêu cầu để h/s viết bài vào vở. G/v quan sát HD thêm khi h/s viết. - G/v chấm bài nhận xét. Hoạt động nối tiếp: Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thể dục: chuyền cầu - trò chơi: “ném bóng trúng đích” A. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người . Yêu cầu nâng cao khả năng đón & chuyền cầu chính xác. - Tiếp tục trò chơi: Ném bóng trúng đích.Y/c biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. B. Địa điểm phương tiện : - Sân trường, còi, bóng. C. Nội dung &phương pháp : I. Phần mở đầu : - Gv nhận lớp, phổ biến nội dung y/c tiết học. - Khởi động : Xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, hông, vai. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. II. Phần cơ bản: + Ôn chuyền cầu: G/v chia nhóm 2 cho h/s thực hành ôn chuyền cầu. - G/v quan sát quán xuyến chung. + Trò chơi : Ném bóng trúng đích - G/v nêu tên trò chơi, giải thích & làm mẫu cách chơi . Cho 1 số H/s chơi thử. - Chia từng tổ tự chơi G/v quan sát, giúp đỡ những H/s còn lúng túng + Ôn trò chơi chạy đổi chỗ vỗ tay nhau. III. Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay hát, cúi lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng. - Trò chơi hồi tĩnh. - Gv cùng hs hệ thống bài, nhận xét tiết học. Thứ 6 ngày 24 tháng 4 năm 2009 Toán : tiền việt nam A. Mục tiêu: Giúp hs nhận biết : - Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. - Nhận biết 1 số loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng & 1000 đồng. - Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. B. Chuẩn bị: - Các tờ giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : - 2H/s làm bài 1 Sgk . - G/v nhận xét – ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. *Hoạt động 1:Giới thiệu các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng & 1000 đồng. - G/v cho H/s quan sát kĩ 2 mặt của các tờ giấy bạc & nhận xét đặc điểm như : + Dòng chữ : Một trăm đồng & số 100. + Dòng chữ : Hai trăm đồng & số 200... *Hoạt động 2 : Thực hành Bài 1: H/s đọc yêu cầu bài & làm bài vào Vbt : Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - H/s đổi chéo vở kiểm tra kết quả - báo cáo kết quả kiểm tra. Bài 2: H/s đọc y/c bài và làm bài . - Lưu ý H/s: trước hết thực hiện phép cộng các số tròn trăm. 500+ 200 + 100 = 800 rồi trả lời câu hỏi bài toán. - So sánh các kết quả tính được. - KL: Chú lợn a chứa ít tiền nhất. Bài 3: H/s đọc y/c bài và làm bài vào vở BT. - H/s nối tiếp nhau nêu kết quả - Cả lớp và g/v nhận xét, chốt lời giải đúng. 200 đồng + 500 đồng = .... 800 đồng + 100 đồng = .... Bài 4 : H/s đọc y/c & làm vào vở bài tập. - G/v chấm bài – Nhận xét. Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học - Làm bài ở nhà - Chuẩn bị bài sau. Tập làm văn: tuần 31 A. Mục tiêu: - Biết nói câu đáp lại lời khen ngợi. - Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời đúng các câu hỏi về ảnh Bác. - Viết được đoạn văn từ 3 – 5 câu về ảnh Bác Hồ dựa vào những câu trả lời ở bài tập 2. B. Chuẩn bị: - ảnh Bác Hồ. C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : - H/s kể lại câu chuyện Qua suối & trả lời câu hỏi. - G/v nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Rèn kĩ năng nói câu đáp lại lời khen ngợi. Bài 1: Hs đọc yêu cầu của bài và các tình huống - 3, 4 cặp H/s hỏi – đáp trước lớp theo các tình huống trong Sgk. Ví dụ : Cháu ngoan quá, cẩn thận quá ! / Cháu thật là một đứa trẻ ngoan. - Cháu cảm ơn cụ, không có gì đâu ạ . / Dạ cảm ơn cụ. Cháu sợ những người khác bị vấp ngã ... * Hoạt động 2: Rèn kĩ năng quan sát ảnh Bác và viết một đoạn văn nói về ảnh Bác. Bài 2: H/s đọc y/c bài . Cả lớp ngắm kĩ ảnh Bác được treo trên bảng lớp, trao đổi trong nhóm để trả lời lần lượt từng câu hỏi. - Đại diện các nhóm thi trả lời liền 1 lúc cả 3 câu hỏi trong SGK. G/v cả lớp nhận xét bình chọn những H/s trả lời câu hỏi đúng & hay. Bài 3 : H/s đọc yêu cầu & làm vào Vbt. - Nhiều H/s tiếp nối nhau đọc bài viết. G/v, cả lớp nhận xét. - G/v chấm bài – Nhận xét . Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học - Làm bài ở nhà - Chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chính tả: tuần 31 : tiết 2 A. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Cây & hoa bên lăng Bác . . - Làm đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/gi/d, thanh hỏi/ thanh ngã. B. Chuẩn bị Bảng phụ viết bài tập . C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Hs viết bảng con : rừng già, dao nhíp , ... 2. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hoạt động1: Hướng dẫn chuẩn bị. - G/v đọc bài viết - Hai h/s đọc lại bài viết. + Bước 1: Giúp h/s nắm nội dung bài : Đoạn văn tả vẻ đẹp của những loài hoa ở khắp đất nước được trồng sau lăng Bác. + Bước 2: Hướng dẫn nhận xét. - Những chữ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao ? - H/s viết vào nháp những từ ngữ dễ viết sai: khoẻ khoắn, vươn lên, ngào ngạt, ... * Hoạt động 2: Viết chính tả. - G/v đọc cho h/s viết, g/v quan sát hướng dẫn thêm. - H/s soát lỗi chính tả. - G/v chấm bài nhận xét. * Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s làm bài tập chính tả. Bài 2: H/s đọc y/c bài tập . - Cả lớp làm vào vở bài a – Sau đó đọc to kết quả. - Cả lớp nhận xét. Bài 3: H/s đọc y/c bài tập. - G/v tổ chức cho h/s làm vào Vbt – 1 h/s làm bài vào bảng phụ. - G/v và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học - Làm bài ở nhà - Chuẩn bị bài sau. Thủ công: làm con bướm A. Mục tiêu: - Hs biết cách làm con bướm bằng giấy. - Làm được con bướm. - Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình. B. Chuẩn bị: - Giấy hoặc giấy màu, con bướm mấu bằng giấy. - Quy trình làm con bướm. C. Hoạt động dạy học: Giới thiệu bài * Hoạt động1: Hướng dẫn H/s quan sát & nhận xét: - G/v giới thiệu con bướm gấp bằng giấy & đặt các câu hỏi định hướng cho H/s quan sát: + Con bướm được làm bằng gì ? + Con mướm có những bộ phận nào ? - G/v gỡ 2 cánh bướm trở về tờ giấy hình vuông để H/s nhận xét về cách gấp bướm. *Hoạt động2 : Hướng dẫn mẫu : Bước 1: Cắt giấy - Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô. - Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô. - Cắt 1 nan giấy chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gần nửa ô để làm râu bướm. Bước 2: Gấp cánh bướm : - Tạo các đường nếp gấp : Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo. - Gấp liên tiếp 3 lần nữa theo đường dấu gấp sao cho các nếp gấp cách đều. - Mở hình 5 cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu, gấp các nếp gấp cách đều theo các đường dấu gấp cho đến hết tờ giấy, sau đó gấp đôi lại để lấy dấu giữa, ta được đôi cánh bướm thứ nhất . Cánh bướm thứ 2 ( Tương tự ) Bước 3 : Buộc thân bướm : - Dùng chỉ buộc chặt 2 đôi cánh bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho 2 cánh bướm ngược chiều nhau. Bước 4 : Làm râu bướm : - Gấp đôi nan giấy làm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì vuốt cong mặt kẻ ô của 2 râu bướm. - Tổ chức cho H/s làm vào giấy nháp. G/v quan sát giúp đỡ những H/s còn lúng túng. Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học - Làm bài ở nhà - Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTKBD thang 4.doc
Giáo án liên quan