Thiết kế bài dạy môn tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 50: Côn trùng

- Kiến thức: + Giúp HS nhận biết được một số loại côn trùng và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chúng trên hình vẽ hoặc vật thật.

 + Giúp HS nhận biết được lợi ích và tác hại của một số loại côn trùng đối với con người.

- Kĩ năng: + Quan sát tranh

 + Sưu tầm tranh ảnh và thu thập thông tin

- Thái độ: say mê, tìm tòi, khám phá thế giới loài vật, thêm yêu thiên nhiên, ham học hỏi

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6755 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 50: Côn trùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY: MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 3 BÀI 50: CÔN TRÙNG I. Mục tiêu: - Kiến thức: + Giúp HS nhận biết được một số loại côn trùng và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chúng trên hình vẽ hoặc vật thật. + Giúp HS nhận biết được lợi ích và tác hại của một số loại côn trùng đối với con người. - Kĩ năng: + Quan sát tranh + Sưu tầm tranh ảnh và thu thập thông tin - Thái độ: say mê, tìm tòi, khám phá thế giới loài vật, thêm yêu thiên nhiên, ham học hỏi… II. Phương pháp dạy học: Thảo luận Đàm thoại Trò chơi Quan sát III. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Soạn giáo án giấy và giáo án điện tử. - Tranh ảnh, vật thật minh họa cho các loại côn trùng. 2. Học sinh: - Tranh ảnh về các loại côn trùng. IV. Hoạt động dạy và học: Tên hoạt động Thời gian Hoạt động dạy (GV) Hoạt động học (HS) PTDH A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của côn trùng. * Hoạt động 2: Phân loại côn trùng có ích và côn trùng có hại đối với con người. * Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ về một con côn trùng “Con ong mật” 3. Củng cố, dặn dò: 1 phút 5 phút 2 phút 30 phút 12 phút 10 phút 8 phút 2 phút - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra đồ dùng học tập - Cơ thể của các loài động vật gồm có mấy phần? - Yêu cầu HS nhận xét. - Nêu tên một số loài động vật có ích và một số loài vật gây hại? - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. - Hôm trước, chúng ta đã đi tìm hiểu các loài động vật rất phong phú và đa dạng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và khám phá thế giới muôn màu của các loài côn trùng. “Bài 50: Côn trùng”. - Yêu cầu HS đọc lại tên bài, GV dùng phấn màu ghi tên bài lên bảng. - Yêu cầu HS mở vở, ghi tên bài vào vở. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 5 phút theo gợi ý: + Quan sát tranh trong SGK- 96,97 và mẫu vật thật của GV mang đến. + Chỉ đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của một số côn trùng có trong hình vẽ. + Kể tên các loại côn trùng có ích và có hại đối với con người? - Hết giờ, yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. - GV ? + Trên đầu các con côn trùng thường có cái gì? + Côn trùng có mấy chân? Chân côn trùng có gì đặc biệt? + Bên trong cơ thể côn trùng có xương sống không? - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại “Côn trùng là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh”. - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”: + 3 đội chơi: mỗi đội 4 bạn. + Mỗi đội sẽ có 1 bộ tranh ảnh về côn trùng gồm có: ruồi, muỗi, cà cuống, gián, bướm, châu chấu, ong mật, tằm, bọ ngựa; nhiệm vụ là phải sắp xếp cho đúng các loại côn trùng vào 2 cột: có ích và có hại. + Đội nào xếp đúng và nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng. + Đội thắng sẽ được 2đội thua hát tặng 1 bài hát có tên 1 con côn trùng nào đó. - GV tổ chức cho HS chơi, HS ở dưới làm ban giám khảo - Yêu cầu HS nhận xét các đội chơi. - GV nhận xét, so sánh với đáp án, đánh giá, công bố đội nhất, nhì, ba. - GV chốt lại: “Thông qua trò chơi này, các em đã phân biệt được đâu là côn trùng có ích, đâu là côn trùng có hại. -? Đối với các loại côn trùng có hại ta phải làm gì? - Đối với các loại côn trùng có ích ta phải làm gì? - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. + Có nhiều côn trùng có hại cho sức khỏe như: ruồi, muỗi, gián, cần thường xuyên vệ sinh nhà ở và chuồng trại gia súc để các loại côn trùng này không có chỗ sinh sống. Khi ngủ, chúng ta phải nằm màn để tránh muỗi đốt, thức ăn phải đậy kín tránh ruồi đậu vào…Những loài coont rung có lợi: ong để lấy mật, nuôi tằm lấy kén ươm tơ, dệt lụa. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong 4 phút theo gợi ý: + Sử dụng các tranh ảnh và thông tin sưu tầm được về loài ong: quan sát, chỉ ra các bộ phận bên ngoài của chúng; hoạt động nuôi ong. + Ong mật là loài vật có lợi hay có hại? - Hết giờ, đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại. - Yêu cầu HS nêu đặc điểm chung của côn trùng? - Kể tên 1 số loại côn trùng có ích và có hại - GV nhận xét giờ học - Chuẩn bị tranh ảnh cho bài sau Tôm, cua. - Lớp trưởng báo cáo - Các tổ trưởng báo cáo - 1HSTL: cơ thể của các loài động vật thường gồm 3 phàn: đầu, mình và cơ quan di chuyển. - HS nhận xét: đúng/ sai, thiếu/ bổ sung. HSTL: + Loài vật có ích: trâu, bò, lợn, gà… + Loài vật gây hại như: chuột, kiến,… - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS đọc theo dãy. - HS ghi tên bài vào vở. - HS chia nhóm thảo luận theo gợi ý của GV + HS quan sát tranh + Chỉ các bộ phận của côn trùng. + Côn trùng có ích: ong mật, tằm + Côn trùng có hại: muỗi, gián, ruồi, châu chấu… - Các nhóm lên trình bày, nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Trên đầu các con côn trùng thường có râu để xác định phương hướng, đánh hơi tìm mồi. - HSTL: côn trùng có 6 chân, chân côn trùng phân thành các đốt. - Côn trùng là những động vật không xương sống. - HS nhận xét. - HS lắng nghe, 5- 6HS nhắc lại. - HS giơ tay tham gia chơi trò chơi. + 3 đội xếp thành 3 hàng đứng trước bục giảng. + Lần lượt từng thành viên trong đội sẽ lấy tranh và lên xếp vào 2 cột tương ứng côn trùng có ích và côn trùng có hại. - HS chơi, HS dưới lớp theo dõi. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - Đối với côn trùng có hại phải tìm cách diệt trừ chúng để chúng không thể gây hại: con ruồi dùng keo dính, gián phải dùng thuốc xịt… - Phải biết bảo vệ. - HS lắng nghe. - HS chia nhóm 4 và tiến hành thảo luận. - Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe. - 2 HS nêu. - 2 HS kể - HS lắng nghe. Slide 2 Slide 3 Slide 4 Slide 5 , 6 , 7 , 8 Slide 9 Slide 10 Slide 11 Slide 12 Slide 13 Slide 13 Slide 14 Slide 15 Slide 16

File đính kèm:

  • docbai 50 con trung.doc
Giáo án liên quan