Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm yêu thương của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Học sinh miền Nam, đi tuần, hun hút, yêu mến, lưu luyến.
- Hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3832 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn: tập đọc lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu Hs đọc nối tiếp lần 3.
Gv cho học sinh luyện đọc theo cặp. Một hai em đọc cả bài.
Gv đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
Gv: Các em ạ! Công việc tuần tra canh gác là công việc thường xuyên của người chiến sĩ. Vậy để biết được người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Thầy mời cả lớp đọc thầm khổ thơ 1 của bài và thảo luận nhóm đôi cho thầy câu hỏi:
- Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
- (Thời gian 2 phút)
GIÁO VIÊN HỌC SINH
Câu 1:SGK - Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên
Em thấy công việc của các chiến sĩ ntn? giấc ngủ say.
- Vất vả, gian khổ.
Gv giới thiệu tranh "Chú đi tuần"
Gv:Theo dõi bức tranh em thấy các chú đi tuần - Khu vực trường hs miền Nam ở Thành
đang tuần tra canh gác qua khu vực nào? phố Hải Phòng.
Em cảm nhận được điều gì khi xem bức tranh ? - Em thấy các chú đi tuần trong đêm khuya
đường phố vắng tanh, gió thổi lá bay lả
tả. Các chú vẫn giữ chắc tay súng.
Gv: Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế, khi thành phố đã trìm trong mà đêm, mọi người đã yên giấc ngủ say chỉ có các chú vẫn tuần tra canh gác. Vậy vì lý do gì và các chú có những tình cảm và mong ước gì đối với các em học sinh? Thầy mời cả lớp đọc thầm các khổ thơ còn lại và cả lớp cùng suy nghĩ trả lời câu hỏi?
GIÁO VIÊN HỌC SINH
- Khi đi qua cổng trường Hs miền Nam thấy các - Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
bạn học sinh đã ngủ, người chiến sĩ tự hỏi - Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!
lòng mình điều gì? Và dặn các cháu học sinh
điều gì?
- Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình - Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những
ảnh giấc ngủ yên bình của Hs, tác giả bài thơ người chiến sĩ tận tụy, quên mình vì
muốn nói lên điều gì? hạnh phúc của trẻ thơ.
Gv: Trẻ em vốn đã là những con người cần được tất cả chúng ta chăm sóc, bảo vệ. Các em cần được chăm sóc và yêu thương hơn khi các em mới còn ít tuổi mà đã phải sống xa bố mẹ, gia đình. Có lẽ cũng chính vì điều đó mà các chiến sĩ của chúng ta đã không quản ngại gian khổ, khó khăn để bảo vệ sự bình yên cho các em Hs!
Khi đi tuần tra, các chú có những tình cảm và mong ước gì? bây giờ thầy yêu cầu các em thảo luận theo bàn cho thầy câu hỏi:
- Tình cảm của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
- Mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
Gv: Hs thảo luận trong 3 phút, đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Gv: chốt ý của câu hỏi 3, cho điểm từng nhóm.
Gv: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu Hs; quan tâm, lo lắng cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống của các cháu bình yên; mong các cháu học hành giỏi giang, có một tương lai tươi đẹp.
GIÁO VIÊN HỌC SINH
Gv: nêu câu hỏi rút nội dung bài. - Hs nêu nội dung bài.
c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
Gv: Gọi 4 Hs đọc nối tiếp toàn bài thơ - Hs đọc nối tiếp
Gv: Hướng dẫn Hs tìm đúng giọng đọc bài thơ. -giọng đọc nhẹ nhàng, trầm lắng, trìu mến,
tha thiết, nhanh hơn ở 3 dòng thơ cuối…
Gv: hướng dẫn Hs đọc diễn cảm( Đoạn 1 và 2) - Hs đọc diễn cảm
Gv: gọi Hs thi đọc diễn cảm (3 Hs) - 3 Hs thi đọc diễn cảm
Gv: gọi Hs thi đọc thuộc lòng từng khổ và -2 Hs thi đọc thuộc lòng
cả bài.
Gv: cho cả lớp bình chọn người đọc diễn cảm - Hs bình chọn.
hay nhất, người có trí nhớ tốt nhất.(cho điểm)
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Bài thơ "Chú đi tuần" được viết theo thể thơ tự do, với lời thơ trong sáng, trìu mến, tràn đầy tình yêu thương, tác giả Trần Ngọc đã làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ tận tụy, sẵn sàng chịu đựng khó khăn gian khổ vì hạnh phúc trẻ thơ, vì cuộc sống bình yên của con người. Phải chăng ông là người lính nên những phẩm chất đáng quý của bộ đội cụ Hồ đã giúp ông viết lên bài thơ này.
Gv: nhận xét tiết học. Yêu cầu Hs về nhà tiếp tục HTL bài thơ, TLCH và chuẩn bị bài sau "Luật tục xưa của người Ê- đê".
Earkar, Ngày 22 tháng 2 năm 2009
Người soạn
Nguyễn Thái Sùng
Phòng DGĐT Earkar THIẾT KẾ BÀI DẠY
Trường TH Nguyễn Công Trứ Môn: Khoa học lớp 5
Tiết: 45
Bài: Sử dụng năng lượng điện
Giáo viên: Nguyễn Thái Sùng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Sau bài học Hs biết:
- Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Kể tên một số loại nguồn điện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh, ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. (Hình1 trang 92, hình 2, 3 trang 93).
- Một số đồ dùng máy móc sử dụng điện: Mô tơ điện, đèn pin, ôtô đồ chơi, đi-na-mô…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. KIỂM TRA BÀI CŨ.
- Trình bày một vài tác dụng của năng lượng gió?
- Trình bày một vài tác dụng của năng lượng nước chảy?
Gv nhận xét cho điểm.
2. BÀI MỚI.
a. Giới thiệu bài.
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta điện đóng vai trò rất quan trọng. Vậy những đồ dùng nào sử dụng năng lượng điện và chúng sử dụng nguồn điện được lấy từ đâu, chúng ta cần sử dụng điện như thế nào cho hợp lí.? Hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu bài: "Sử dụng năng lượng điện".
Hs nhắc lại đề, Gv ghi bảng.
b. Hoạt động 1. (Thảo luận).
* Mục tiêu: Hs kể được
- Một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
- Một số loại nguồn điện phổ biến.
* Cách tiến hành.
Gv cho học sinh thảo luận theo bàn câu hỏi:
- Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết?
- Năng lượng điện mà đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
Hs: Báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
Gv: Nhận xét.
Gv: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
Gv: Yêu cầu học sinh tìm thêm các loại nguồn điện mà Hs biết?
Hs: ( ắc- quy; đi- na- mô, máy phát điện)
b. Hoạt động 2: (Quan sát và thảo luận)
* Mục tiêu: Học sinh kể được một số ví dụ của dòng điện (đốt nóng, thắp sáng, chạy máy) và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng đó.
* Cách tiến hành.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm thực hiện yêu cầu:
+ Trưng bày các đồ dùng điện đã sưu tầm được (mô hình, tranh ảnh, những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện mà nhóm đã sưu tầm được.
+ Kể tên chúng
+ Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng?
+ Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng đó? (đốt nóng, thắp sáng, chạy máy).
- Hs trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv: Tùy vào cấu tạo và chức năng của mỗi đồ dùng điện mà chúng cần sử dụng những nguồn điện khác nhau như: pin, ác quy, đi- na- mô, nhà máy điện, máy phát điện… Dòng điện mà mỗi đồ dùng đó sử dụng cũng có tác dụng khác nhau như: Đốt nóng, thắp sáng, làm lạnh, chạy máy….
Gv: Giới thiệu Hs bức tranh 2, 3 trang 93
+ Theo dõi bức tranh số 2 em hãy cho biết dòng điện có vai trò gì?
+ Quan sát bức tranh số 3 (Nhà máy điện) Em hãy cho biết nhà máy điện dùng để làm gì?
c. Hoạt động 3 (Trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng")
* Mục tiêu: Học sinh nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống.
* Cách tiến hành.
Gv: Chia lớp thanh 4 đội chơi.
Gv: Giới thiệu trò chơi: Thầy đưa ra các lĩnh vực: Sinh hoạt hằng ngày; học tập; thông tin; giao thông; nông nghiệp; thể thao. Các em hãy tìm các dụng cụ, máy móc có sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó và nghi nhanh vào bảng sau:
TT
CÁC LĨNH VỰC
CÁC DỤNG CỤ PHƯƠNG TIỆN MÁY MÓC
KẾT QUẢ
1
Sinh hoạt hằng ngày
2
Học tập
3
Thông tin
4
Giao thông
5
Nông nghiệp
6
Thể thao
Gv: Giới thiệu luật chơi: Trong thời gian 5 phút các em hãy thảo luận tìm ra các dụng cụ, phương tiện máy móc có sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực này. Nếu đội nào tìm được nhiều dụng cụ, máy móc nhất và chính xác đội đó sẽ thắng cuộc.
Hs: Thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận, giáo viên cùng cả lớp nhận xét đánh giá kết quả, cho điểm từng đội.
Gv: Qua trò chơi này , em nào cho thầy biết điện có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người? Những tiện lợi mà điện mang lại cho cuộc sống của con người?
(Đói với cuộc sống của con người điện đóng vai trò rất quan trọng, điện đã giúp con người làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn mà lại tốn ít sức lao động hơn.
Gv: Treo bảng "Những điều cần biết"
Hs: Đọc mục "Những điều cần biết"
Gv: Chốt lại.
3. TỔNG KẾT- DẶN DÒ
Qua bài học hôm nay, các em đã biết vai trò của điện trong cuộc sống hàng ngày. Con người sử dụng điện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các em cũng biết thêm tác dụng của đồ dùng điện đối với mỗi đồ dùng điện và công dụng của chúng dối với cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên khi sử dụng điện chúng ta cần đảm bảo an toàn tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra và sử dụng điện một cách tiết kiệm (Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở những bài sau)
Gv: Nhận xét tiết học. Dặn dò
Người soạn
Nguyễn Thái Sùng
File đính kèm:
- Tap doc Chu di tuan.doc