I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều địa phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều địa phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập của HS
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy môn Lịch sử Đề bài : Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy môn Lịch sử
Đề bài : NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC
TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
Tuần 5
Tiết 5
I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều địa phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều địa phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập của HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. ỔN ĐỊNH : Hát
B. BÀI CŨ :
- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Chỉ trên lược đồ nơi đóng đô của nước Âu Lạc ?
- Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Âu Lạc là gì ?
* GV nhận xét, ghi điểm.
C. BÀI MỚI :
Giới thiệu bài : Sau k hi Triệu Đà thôn tính đô hộ nước ta. Bài học hôm nay …
* Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm 4.
- GV đưa ra bảng (để trống) so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
- HS thảo luận nhóm, điền nội dung vào bảng.
Thời gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến năm 938
Chủ quyền
Là một nước độc lập
Trở thành quận, huyện của phong kiến phương Bắc
Kinh tế
Độc lập và tự chủ
Bị phụ thuộc
Văn hóa
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
- GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động.
- HS báo cáo kết quả (lớp nhận xét, bổ sung)
- GV nhận xét, tóm tắt ý chính như bảng thống kê.
- Vậy dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, cuộc sống của nhân ta cực nhục ntn ?
… bọn quan lại đô hộ … phải săn voi, tê giác … cống nạp cho chúng. Sống theo luật pháp người Hán.
* Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân
- GV : Không chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thống trị, nhân dân ta liên tục nổi dậy, đánh đuổi quân đô hộ. Đó là những cuộc khởi nghĩa nào ? Cô cùng …
- 1 HS đọc SGK. Lớp đọc thầm
- GV phát phiếu học tập : Điền vào bảng thống kê thời gian và tên các cuộc khởi nghĩa.
- HS điền cá nhân
- 1 số HS báo cáo kết quả. Lớp nhận xét.
- GV điền vào bảng lớp
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248
Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 542
Khởi nghĩa Lí Bí
Năm 550
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Năm 722
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Năm 766
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Năm 905
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Năm 931
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Năm 938
Chiến thắng Bạch Đằng
- Nêu ý nghĩa của trận “Chiến thắng Bạch Đằng” ?
… kết thúc hơn 1000 năm đô hộ
- GV : Qua các cuộc khởi nghĩa, ta thấy nhân dân ta không chịu khuất phục trước kẻ thù nên không ngừng nổi dậy đấu tranh và đã giành độc lập hoàn toàn.
* Củng cố :
- Cho HS đọc lại ghi nhớ
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ
- Đánh giá tiết học
* Dặn dò :
- Về trả lời, học bài theo câu hỏi SGK
Bài sau : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
File đính kèm:
- dfjahiuweyflknmakdslfjpoawjefiahklfdnajk (12).doc