I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh
· Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
· Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
· Yêu khoa học, thích tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai ?”
- Hình trang 4, 5 SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK, ĐDHT
210 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học khối 5 - Trường tiểu học Lộc Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m.
Câu 2: Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?
c) Chất thải.
Câu 3: Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất?
c) Lạm dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu.
Câu 4: Theo bạn, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch?
c) Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hóa,bệnh ngoài da,đau mắt
3. Kết luận:
- GV hỏi:
- HS trả lời câu hỏi của GV:
+ Trò chơi này giúp chúng ta củng cố kiến thức về vấn đề gì?
+ Trò chơi này giúp chúng ta củng cố kiến thức về các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
+ Ở câu 1, vì sao chúng ta lại chọn phương án b mà không chọn các phương án khác?
+ Ở câu 3, các phương án còn lại có tác động gì đến môi trường đất?
+ Các biện pháp như tăng cường làm thủy lợi, chọn giống tốt, tăng cường mối quan hệ giữa cây lúa, các sinh vật tiêu diệt sâu hại lúa đều có ảnh hưởng tích cực đến môi trường đất. Nếu làm tốt các biện pháp này, đất trồng trọt sẽ không bị ô nhiễm mà năng suất cây trồng vẫn rất cao.
+ Ở câu 4, vì sao chúng ta không chọn phương án a; b; d?
+ Các phương án khác chỉ nêu lên được những đặc điểm cơ bản của nước (không mùi và không vị) hay chỉ nêu được một đặc điểm tốt của nước sạch mà không cho biết nước đó có bị nhiễm độc không.
IV. Hoạt động 3: Tổng kết bài học
Chúng ta đã hiểu khá rõ về môi trường quanh mình. Vậy nên tất cả chúng ta hãy cùng bảo vệ Trái Đất thân yêu bằng những việc làm cụ thể như giữ vệ sinh môi trường, trồng cây xanh nhé!
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
4. Củng cố dặn dò :
- GV dặn HS xem trước bài sau để chuẩn bị cho tiết ôn tập cuối năm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Bài 70 : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Tuần : 35 Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU : SAU GIỜ HỌC, HS BIẾT:
- Củng cố kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật. Vận dụng những hiểu biết về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt một số con vật có hại cho sức khỏe con người.
- Củng cố những kiến thức về bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
- Khắc sâu biểu tượng về các nguồn năng lượng sạch.
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các tấm hình nhỏ minh họa bài học trang 144, 145. Hình ảnh minh họa trang 146, 147.
- Bộ thẻ từ lựa chọn đáp án đủ cho các nhóm.
- Bảng gài để giải quyết bài tập 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Giới thiệu:
Chúng ta đã kết thúc chương trình khoa học tìm hiểu về con người, động thực vật và môi trường thiên nhiên Bài ôn tập hôm nay sẽ giúp các em củng cố lại những kiến thức đã học trong cả năm học và chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì sắp tới.
- GV ghi tên bài.
- HS ghi tên bài theo GV.
Hoạt động 1: Trò chơi hiểu ý
1. Hướng dẫn chơi:
Ở trò chơi này chúng ta sẽ chơi thành từng cặp. Một bạn được gọi sẽ chọn cho mình một người bạn thật hiểu ý mình. Người bạn này thấy bạn chọn 1 tấm hình con vật thì sẽ chọn ngay 1 tấm hình mô tả nơi đẻ trứng của con vật đó. Nếu đúng, cả hai bạn được 10 điểm và được gọi bạn kế tiếp. Nếu sai chúng ta nhường lại cho bạn khác.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn chơi.
2. Tổ chức:
- GV gắn hình lên bảng, gọi 1 HS đầu tiên lên chọn hình để bắt đầu cuộc chơi.
- HS xung phong lên chơi.
3. Kết luận:
- GV hỏi:
- HS xem lại bài 1 SGK trang 144 và trả lời câu hỏi:
+ Trò chơi giúp các em giải quyết bài tập 1 trong SGK trang 144. Chúng ta đã nhớ lại những kiến thức gì?
+ Bài tập giúp chúng ta nhớ lại kiến thức về nơi sinh sản lí tưởng của một số loài vật.
+ Vậy để diệt được gián và muỗi ngay từ trong trứng hoặc ấu trùng của nó ta cần làm gì?
+ Để diệt được gián và muỗi ngay từ trong trứng hoặc ấu trùng của nó ta cần giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chum vại đựng nước cần có nắp đậy kín,
III.Hoạt động 2: Trò chơi đốù bạn “Cái gì đây?”
1. Hướng dẫn chơi:
Ở trò chơi này chúng ta sẽ chơi chung cả lớp. Một bạn được gọi sẽ nhận được một câu đố hình. Bạn này sẽ dùng kiến thức về vòng đời của các loài vật đã học để giúp các bạn dưới lớp phán đoán câu trả lời. Ai đoán được sẽ nhận được phần quà. Bạn nêu lời gợi ý hay cũng nhận được quà và được gọi bạn kế tiếp. Nếu sai chúng ta nhường lại cho bạn khác.
- HS lắng nghe.
2. Tổ chức:
- GV gắn hình bài 2 trang 145 lên bảng, gọi 1 HS đầu tiên lên để bắt đầu cuộc chơi. Đáp án:
- 1 HS xung phong lên chơi đầu tiên. các lời gợi ý có thể:
a) nhộng
a) Đây là giai đoạn thứ ba của con ruồi, sau trứng, giòi thì đến nó.
b) trứng
b) Đây là giai đoạn đầu tiên của loài ếch.
c) sâu
c) Từ trứng thì nở ra con này, nó ăn lá cây rất giỏi rồi hóa nhộng để cuối cùng nở ra bướm.
3. Kết luận và chuyển ý:
Chúng ta vừa ôn lại một số kiến thức về sự sinh sản của một vài loài vật quen thuộc. Bây giờ sẽ thêm một câu đố thú vị: Loài vật nào đẻ nhiều con nhất trong một lứa? Ai chọn đáp án đúng thì các em hãy vỗ tay to nhé.
- GV đọc câu đố số 3 trang 145. Đáp án đúng: Lợn là loài vật đẻ nhiều con nhất trong một lứa. Số lượng có thể từ 8 đến 18 con 1 lần đẻ. Các loài vật khác như mèo, chó thì có thể đẻ được 1 đến 5 con; trâu, ngựa và voi mỗi lần chỉ đẻ 1 con.
- HS cho ý kiến dựa trên kiến thức thực tế. Có em sẽ cho rằng đáp án a (mèo) hay e (chó) là đúng. GV cần giải thích rõ để HS hiểu kĩ.
Hoạt động 3: Trò chơi: “Nào ta cùng xếp!”
1. Hướng dẫn chơi:
Ở trò chơi này chúng ta sẽ thi đua giữa 2 tổ. Các tổ còn lại không chơi sẽ làm trọng tài. Một tổ được phát tấm bảng gài có những từ ngữ xếp lộn xộn. Nhiệm vụ của các nhóm là trong 1 phút phải chạy tiếp sức lên trên sắp xếp lại cho đúng cột. Tổ nào nhanh và đúng sẽ là tổ chiến thắng.
- HS lắng nghe.
2. Tổ chức:
- GV cho các tổ bốc thăm để chọn 2 tổ chơi.
- Các tổ trưởng bốc thăm lượt chơi.
- GV gắn bảng gài lên bảng và bắt đầu tính thời gian. Đáp án đúng:
- HS chơi như chạy tiếp sức.
Vị trí
Tài nguyên thiên nhiên
1. Dưới lòng đất
b) Các loại khoáng sản
2. Trên mặt đất
c) Sinh vật, đất trồng, nước
3. Bao quanh Trái Đất
a) Không khí
* Sau trò chơi, GV dựa trên kết quả mà ban giám khảo đã chấm để trao quà cho các em.
3. Kết luận:
Trò chơi vừa rồi đã giúp các em nhớ lại vị trí của các tài nguyên trong môi trường của chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục một trò chơi mang tên: “Ai nhanh – ai đúng?”
- HS lắng nghe và hào hứng chuyển sang trò chơi tiếp theo.
Hoạt động 4:Trò chơi “Ai nhanh – ai đúng?”
1. Hướng dẫn chơi:
Ở trò chơi này, các em sẽ thi đua giữa các nhóm. Các em chú ý nghe câu hỏi và tìm ra đáp án đúng để giơ thẻ chữ lựa chọn đáp án theo hiệu lệnh của quản trò. Mỗi câu hỏi chỉ có 5 giây thống nhất và giơ đáp án thôi.
- HS lắng nghe yêu cầu.
2. Tổ chức:
- GV phát thẻ từ đáp án.
- Nội dung câu hỏi số 5, 7.
Đáp án:
+ Câu 5: Ý kiến b là đúng: Tài nguyên trên Trái Đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
+ Câu 7: Ý kiến d là đúng: Trong số các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào không phải là nguồn năng lượng sạch, khí thải của nó gây ô nhiễm môi trường? à Năng lượng từ các chất đốt (than đá, dầu khí,).
- HS ngồi theo nhóm, nhận thẻ đáp án.
- 1 HS lên điều khiển lớp chơi trò chơi.
- 4 HS làm giám khảo theo dõi và 2 HS khác làm thư kí tính điểm.
- HS chơi trong vòng 2 phút.
- Sau mỗi câu hỏi, GV nên đặt câu hỏi yêu cầu HS lí giải tại sao lại chọn đáp án đó.
- HS trả lời được vì sao lại chọn đáp án 5b và 7d.
3. Kết luận:
- GV hỏi: Trò chơi này giúp chúng ta củng cố kiến thức về vấn đề gì?
- GV treo tranh minh họa số 4, 5 trang 146, 147 lên bảng.
- HS trả lời: Trò chơi giúp chúng ta củng cố kiến thức về vấn đề tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 5:Thảo luận
1. Nêu nhiệm vụ:
Ở hoạt động này, các em sẽ thảo luận tìm ra câu trả lời cho bài tập số 6 và 7.
2. Tổ chức trình bày:
- GV mời 1 HS lên nêu câu hỏi.
- 1 HS lên bảng điều khiển lớp thảo luận.
+ Khi những cây trong rừng bị tàn phá như hình vẽ thì:
a) Đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc màu.
b) Khi rừng đầu nguồn bị phá hủy, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh gây lụt lội.
+ Các nguồn năng lượng sạch đang được sử dụng: năng lượng mặt trời; gió, nước chảy.
3. Kết luận:
Năng lượng sạch cho phép chúng ta sử dụng mà không làm ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 6: Tổng kết bài học
Chương trình Khoa học lớp 5 đã kết thúc. Qua 70 tiết học, các em đã nắm được một số thông tin cần thiết có liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe; các loại vật liệu thường dùng; thế giới động vật, thực vật; môi trường quanh em. Hãy ôn bài kĩ và vận dụng kiến thức đó vào thực tế cho phù hợp .
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
4. Củng cố dặn dò :
- GV dặn HS chuẩn bị chuẩn bị cho kiểm tra cuối năm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- khoahoc 5 World.doc